NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

ĐỒNG ĐĂNG KHÔNG CÓ NÀNG TÔ THỊ

( 14-01-2021 - 08:35 PM ) - Lượt xem: 798

cả phố Kỳ Lừa, tượng nàng Tô Thị và chùa Tam Thanh đều KHÔNG thuộc về thị trấn Đồng Đăng (?) mà từ xưa đến nay, cả ba địa danh nổi tiếng ấy đều THUỘC địa phận thị xã (nay là thành phố) Lạng Sơn mà không dính dáng gì đến đất đai của thị trấn Đồng Đăng

 Loạt bài “Theo dấu Trường ca Hòn Vọng Phu” của Thái Lộc-Sơn Lâm (Tuổi Trẻ đăng nhiều kỳ từ 12-12-2020) là tác phẩm rất hay, có giá trị văn hóa-nghệ thuật sâu sắc về bản trường ca ba bài “Hòn Vọng Phu” bất hủ của cố nhạc sĩ Lê Thương. Tuy nhiên, khi “Tìm nàng Tô Thị xứ Lạng” (Tuổi Trẻ 13-12), hai tác giả đã trích dẫn câu ca dao “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa / Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh” mà không lưu ý đến ý nghĩa chính xác của câu này, khiến cho quá trình đi tìm nguồn gốc và số phận bức tượng Hòn Vọng phu trên núi nảy sinh một sự bất hợp lý.

 Theo câu ca dao trên, cả phố Kỳ Lừa, tượng nàng Tô Thị và chùa Tam Thanh đều thuộc về thị trấn Đồng Đăng (?). Nhưng thực tế không phải như vậy. Từ xưa đến nay, cả ba địa danh nổi tiếng ấy đều thuộc địa phận thị xã (nay là thành phố) Lạng Sơn mà không dính dáng gì đến đất đai của thị trấn Đồng Đăng. Phố Kỳ Lừa là đường phố chính tấp nập đông vui với chợ Kỳ Lừa sầm uất tọa lạc giữa trung tâm thành phố Lạng Sơn. Còn tượng nàng Tô Thị (tức Hòn Vọng Phu) trên núi đá vôi cùng với chùa Tam Thanh (nằm trong động Tam Thanh) ở gần ngã ba phố Tô Thị và phố Tam Thanh, kế bên khu dân cư Khòn Lèng của thành phố Lạng Sơn (đúng như Thái Lộc-Sơn Lâm đã miêu tả). Trong khi đó, Đồng Đăng là thị trấn cửa khẩu có đường xe lửa liên vận qua biên giới Việt-Trung, đối diện với thành phố Bằng Tường phía Trung Quốc, nên không thể “có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh” được!

 Như vậy, câu ca dao dẫn trên đã truyền đi một kiến thức sai về địa lý-lịch sử tỉnh Lạng Sơn; nên khi nó được trích dẫn trong tác phẩm của Thái Lộc-Sơn Lâm, độc giả đã phải bối rối: địa chỉ đích thực của nàng Tô Thị là ở đâu, thành phố Lạng Sơn hay thị trấn Đồng Đăng? Chẳng biết khi đến thăm nàng Tô Thị ở xứ Lạng để có cảm hứng sáng tác nhạc phẩm “Hòn Vọng Phu I”, nhạc sĩ Lê Thương có gặp sự bối rối này hay không!

Thực tế đã trả lời rõ ràng: Đồng Đăng không có nàng Tô Thị, vì nàng ở ngay tại thành phố Lạng Sơn.

 Thêm một câu hỏi được đặt ra: vì sao câu ca dao cổ lại mắc sai lầm này? Thực ra, nguyên gốc câu ca dao đó không hề sai; chính sự truyền khẩu không chính xác theo thời gian đã tạo nên sai lầm này. Nguyên gốc toàn văn câu ca dao này (đã từng được in trong sách giáo khoa) như sau:

Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Ai lên xứ Lạng cùng anh,

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.

Tay cầm bầu rượu nắm nem,

Mảng vui quên hết lời em dặn dò.

 

 Đó là một áng văn chương dân gian rất đẹp miêu tả chính xác và sinh động cảnh quan nổi tiếng và thú vui ẩm thực của xứ Lạng mến yêu. Nếu Thái Lộc-Sơn Lâm trích dẫn đúng bài ca dao nguyên gốc này, tác phẩm “Theo dấu Trường ca Hòn Vọng Phu” của họ sẽ trở nên hoàn hảo.

 

LÊ VINH QUỐC

Các Bài viết khác