NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

BẢO VỆ CÁC DI SẢN VĂN CHƯƠNG TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?

( 01-07-2014 - 04:19 PM ) - Lượt xem: 1208

Một câu hỏi rất nghiêm túc được đặt ra: Gần 60 năm hoạt động của mình Hội Nhà văn VN (Hội NVVN) đã làm gì để giữ gìn, bảo vệ, quảng bá, tôn vinh rất nhiều di sản văn chương mà các nhà văn tài năng của nhiều thế hệ đã để lại?

Chắc chắn cũng sẽ có một vị chức sắc của Hội khoe rằng: “Chúng tôi đang xây dựng Bảo tàng Nhà văn VN, nơi ấy sẽ lưu giữ lại những di sản của các nhà văn”. Nhưng khi được biết sắp tới sẽ có Bảo tàng này, đa số thân nhân của các nhà văn tên tuổi chỉ sẵn sàng gửi tới bảo tàng một số bút tích không quan trọng lắm và những bản photo coppy các bút tích giá trị của người thân của họ mà thôi.

Điều đó có nghĩa là Bảo tàng ấy sẽ khó mà có được những tư liệu quý giá nhất của các nhà văn tên tuổi. Điều đó cũng có nghĩa là, gia đình các nhà văn chưa hứng thú gì cái việc sẽ trao những gì giá trị của các nhà văn tên tuổi mà họ đang lưu giữ cho một nơi họ chưa đặt niềm tin.

Trên thế giới các nhà văn lớn đóng góp những giá trị tinh thần cho nền văn hóa dân tộc mình cũng như cho nhân loại luôn có những bảo tàng riêng. Bảo tàng riêng ấy do nhà nước hoặc do các tổ chức xã hội, tư nhân hoặc do gia đình các nhà văn tạo dựng.

Ở VN ta chưa hề có một bảo tàng như thế mà gần đây mới chỉ có một số các nhà lưu niệm các nhà văn do gia đình các nhà văn tự lập nên. Các nhà lưu niệm đó là Nhà lưu niệm Vũ Trọng Phụng ở Nhân Chính, Hà Nội, các Nhà lưu niệm Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư ở Sài Gòn và Nhà lưu niệm Đông Hồ ở Hà Tiên. Riêng Nhà lưu niệm Hàn Mặc Tử tại trại phong Quy Hòa và Nhà lưu niệm Hàn Mặc Tử ở Ghềnh Ráng, Quy Nhơn nơi có mộ Hàn Mặc Tử là do những người yêu thơ Hàn Mặc Tử gom góp tạo dựng.

Thật buồn rằng không hề thấy vai trò của Hội NVVN tại các nhà lưu niệm này từ sự giúp đỡ vật chất cũng như sự chủ động vận động các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, các quỹ văn hóa giúp đỡ các nhà lưu niệm có điều kiện bảo quản tốt hơn các di sản vô giá của các nhà văn tên tuổi để lại.

Nếu ai yêu mến nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ Tố Hữu sẽ khó mà đến thăm ngôi nhà của các nhà thơ ấy ở Hà Nội để biết được nơi các nhà thơ sống và viết những trang thơ đẹp cho đất nước thế nào, sẽ khó mà biết được cái ghế nào Xuân Diệu, Tố Hữu thường ngồi, cây bút, trang giấy, bản nháp thơ nào họ từng viết, bởi rất giản đơn nhà Tố Hữu thì đang trong tình trạng “kín cổng cao tường” còn nơi Xuân Diệu ở đang là chỗ tranh chấp chủ quyền cá nhân nào đó.

Hội NVVN không hề đứng ra cùng nhà nước bàn cách làm thế nào để có thể biến căn phòng Xuân Diệu đã ở tại 24 phố Cột Cờ (đường Điện Biên Phủ hiện nay) thành Bảo tàng hoặc Nhà lưu niệm Xuân Diệu – nơi lưu giữ nguyên vẹn các di sản, vật dụng của ông lúc còn sống.

Những người lãnh đạo Hội NVVN phải ý thức được di sản của Xuân Diệu cũng chính là di sản của quốc gia, không thể để mặc cho... số phận trôi dạt được. Còn ngôi nhà của Tố Hữu, nghe đâu sẽ được đổi chủ, nếu vậy đó sẽ là một mất mát lớn cho di sản văn học nước nhà. Hội NVVN với uy tín của mình đại diện cho cả nghìn nhà văn còn sống và hàng trăm nhà văn đã mất cũng như có quyền nhân danh hàng triệu người VN yêu văn chương lẽ ra nên chủ động kiến nghị với Nhà nước cho giữ lại ngôi nhà của Tố Hữu để làm Bảo tàng hoặc nhà lưu niệm Tố Hữu.


Nhà lưu niệm Đông Hồ ở Hà Tiên  do gia đình tự lập nên

Thật đau lòng khi phải chứng kiến cảnh rất nhiều tác phẩm, di bút, di ảnh rất giá trị của nhiều nhà văn tên tuổi đã bị mất, bị thất lạc hoặc bị đưa ra nước ngoài. Thật buồn khi phải chứng kiến cảnh rất nhiều người thân của các nhà văn tên tuổi đang giữ hàng ngàn, hàng chục ngàn trang viết chưa hề công bố của cha ông họ mà không cách gì có thể đưa in, đưa xuất bản vì không có tiền.

Con trai của nhà văn Nguyên Hồng ở tại ngôi nhà xưa của Nguyên Hồng ở Nhã Nam, Yên Thế, Bắc Giang đang lưu giữ hàng chục cuốn sổ ghi chép rất giá trị của nhà văn, chưa hề công bố. Những trang viết bút mực theo thời gian cứ ố dần, giấy hẩm không điều kiện bảo quản cứ mục dần.

Không chỉ có những di bút của Nguyên Hồng mà còn rất nhiều những di bút của các nhà văn lớn khác khó có thể cầm cự được theo thời gian. Cái mất mát đã được báo trước. Trách nhiệm lẽ nào không thuộc về Hội NVVN?

Bảo tàng Nhà văn VN sẽ đóng vai trò gì để có thể là nơi lưu giữ tốt nhất, khoa học nhất các di sản văn học? Quỹ  bảo vệ văn học quốc gia nên chăng được thành lập để mua lại các di bút, sưu tập các tác phẩm đã in bị thất lạc để in lại, đồng thời bỏ tiền xuất bản các tác phẩm có giá trị chưa hề công bố của các nhà văn tên tuổi, tài năng.

 Lưu Trọng Văn

Các Bài viết khác