NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

DÂU THẢO

( 23-09-2014 - 05:53 AM ) - Lượt xem: 926

“Dẫu sao con là con dâu của ba, chồng con có lỗi, để từ từ con khuyên, tin anh Bình sẽ thức tỉnh ba ạ! Nghe con một lần này thôi ba nhé”.

Ông Sáu đi thật vội, hướng những bước chân về phía biển, cố giấu đi sự nghẹn ngào trước chuyện thằng con trai nhiều lần đối xử tệ bạc với ông. Ông mãi mãi không quên một chiều, Bình - con trai ông - cầm chiếc bánh bao, ôm vai vợ rồi bảo: “ Vợ yêu à ! Em ăn đi” trong khi ông nghồi ở ghế đợi con trai về cùng ăn cơm. Vậy mà con trai ông không đoái hoài sự có mặt của ông.

Hoàng hôn về trên bãi biển thật đẹp, mặt trời đỏ pha lẫn chút vàng chanh làm sáng rực cả hướng tây. Ông Sáu miên man với những ý nghĩ trong đầu. Hình ảnh một thời hiện về  trong  ông.

Bà Sáu mất để lại cho ông bốn đứa con, hai trai, hai gái. Đứa lớn mười hai tuổi, đứa nhỏ nhất ba tuổi. Lúc ấy ông bốn mươi tuổi. Cái tuổi trung niên tràn đầy sức khỏe. Ông không nghĩ gì đến bản thân, chỉ mong có sức khỏe để chăm lo cho bốn đứa con được vuông tròn. Ông thu vén việc nhà, vừa làm cha lại vừa làm mẹ. Ông sắp xếp thời gian đứng lớp và công việc đưa đón con đến trường. Cả xóm ai cũng khen, gia đình nội ngoại hai bên nhìn cảnh gà trống nuôi con của ông, cầm lòng không đặng, bà ngoại đề nghị dắt hai đứa nhỏ nhất về nuôi. Nhưng ông nào có chịu vì ông nghĩ rằng con ông chúng nó đã mất mẹ, ông muốn san sẻ, vun vén tình cảm cho bốn đứa con bằng chính đôi bàn tay của mình. Con ông lớn khôn và trưởng thành đó là niềm hạnh phúc của ông.

Bình là con trai út ở với ông, còn hai chị, với anh lớn đều ở riêng. Ông thương Bình nhiều hơn vì bà Sáu mất lúc ấy Bình mới lên ba.

Là một giám đổc ở công ty thủy sản, Bình thường đi ăn ngoài với các đối tác. Có những bữa cơm chỉ mình ông Sáu với Thủy, vợ Bình thôi. Thủy rất hiếu thảo với cha chồng, cô ngầm hiểu ông Sáu rất buồn về cách đối xử của chồng mình, đã nhiều lần Thủy khuyên Bình nên nhìn lại cách sống của mình và quan tâm tới ông Sáu, nhưng Bình “Giang san dễ đổi, bản tính khó dời”. Không khí gia đình càng lúc càng lún sâu vào nỗi buồn chán và tẻ lạnh vì Bình không hề biết thương cha. Thủy thật khó xử, càng giận chồng bao nhiêu, càng thông cảm và thương cha chồng càng nhiều. Niềm vui của ông Sáu hiện tại là những buổi bình minh, hay lúc hoàng hôn trở về trên biển. Ông đi thể dục trên biển và suy ngẫm tình đời. Ông cố suy nghĩ, có lẽ mình đã làm gì sai chăng? Không! Tự ông trả lời với chính mình như vậy. Sáu năm bà Sáu mất, có cô giáo ngoài ba mươi tuổi cùng dạy chung trường yêu ông và có ý muốn xây dựng gia đình. Ông đã từ chối tình yêu ấy để sống cạnh các con mãi đến hôm nay. Sự hy sinh của ông bây giờ trở thành vô nghĩa mất rồi. Cái lạnh nhạt, thờ ơ của cậu trai út mà năm xưa mỗi khi đưa võng ru con ngủ, ông hy vọng con ông sau này sẽ hiểu tình thương của ông đã dành trọn cho con chẳng khác nào “ Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..Càng hy vọng nhiều, sự thất vọng càng cao.

Mãi nghĩ ngợi ông quên mất, trời sập tối nước biển lên, tràn vào bờ, chân ông lạnh vì ướt. Tiếng gọi của Thủy từ xa càng lúc càng gần hơn. “Ba ơi! Tối rồi về nghỉ đi ba”. Ông Sáu dáo dác đưa mắt nhìn về hướng có tiếng gọỉ. Thủy chạy gần bên ông. Ba năm về làm vợ Bình, Thủy hiểu và cảm nhận được sự thiếu thốn của người đàn ông đã gánh chịu mấy chục năm qua.

Điều làm ồng Sáu cảm động hơn là Thủy ra biển tìm ông để đưa chiếc bánh bao Bình đã mua cho mình. Thủy nói rất nhỏ với ông Sáu: “Tối rồi mình về đi ba” và chìa trước mặt ông Sáu chiếc bánh bao: “Ba ăn đi, kẻo đói!”. Ông Sáu nhìn Thủy và bảo: “Nhà có ba người lại mua một chiếc bánh, thử hỏi ai ăn, ai nhịn?. Ông thở dài một tiếng nói tiếp:  Con mang về đi ba không thấy đói chút nào hết con à!” Thủy trả lời với ba chồng: “Dẫu sao con là con dâu của ba, chồng con có lỗi, để từ từ con khuyên, tin anh Bình sẽ thức tỉnh ba ạ! Nghe con một lần này thôi ba nhé”. Mặc cho Thủy van xin, mặc cho con sóng biển thì thầm, lẫn trong đó có tiếng xào xạc của những cành phi lao đong đưa trong gió, ông Sáu cứ mặc tình. Bàn chân ông ướt cả tới gần mắt cá, một cảm giác vừa lạnh lại vừa nóng. Trong lòng ông thật rỗng tuếch ông không biết phải làm gì và nghĩ gì trong lúc này. Bước đi không nỡ mà về lại nhà cũng chẳng muốn. Cuối cùng rồi ông phải về lại nhà thôi. Ngôi nhà đã gắn bó với ông hơn bảy chục năm qua, tại sao ông lại thấy buồn đến vậy?  về tới nhà đã hơn bảy giờ tối rồi. Thủy xuống bếp dọn cơm mời ba chồng ăn. Sự quan tâm và thấu hiểu của con dâu làm ông tìm thấy được chút ấm áp từ nơỉ ấy! Ông ăn vội nửa chén cơm rồi đi thẳng vào phòng và theo đuổi những ý nghĩ riêng.

Nửa năm sau đó, cứ mỗi khi hoàng hôn về trên biển, người ta nhìn thấy có một người đàn ông ngồi trên chiếc xe lăn, phía sau một thiếu phụ khoảng ba mươi tuổi đẩy ông đi dọc theo bờ biển. Thỉnh thoảng người thiếu phụ dừng tay đẩy, moi trong chiếc ba lô nho nhỏ chai nước cúi xuống mời ông ấy uống. Đó chính là ông Sáu. Trải qua thời gian dài đăng đẳng nhẫn nhịn tất cả để lo cho con. Vậy mà ông chẳng được đáp lại gì ngoài sự vô tình của đứa con bất hiếu.

Con người khó tránh khỏi vòng sanh, lão, bệnh, tử. ông Sáu trở về cát bụi trở về với biển trong những buổi hoàng hôn. Người ta không còn thấy ông mà chỉ thấy cậu quý tử gần như dở dở ương ương khi mọi sự hổi hận giờ đã muộn màng. Thủy lại lần nữa chạy ra biển tìm chồng và bảo: “về đi anh! Ngày mai em đưa anh đi khám bệnh, khi anh tìm lại được những hình ảnh mà anh vô tình quên lãng, anh sẽ thấy được hình ảnh của người cha đã một đời hy sinh vì con”.

 

BÙI ĐỨC ÁNH

 

Các Bài viết khác