NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TRANG VĂN CLB » HỒI KÝ
Hiệp định này được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao; nhờ đó hai tác giả chính của nó là Henry Kissinger và Lê Đức Thọ đã được Hội đồng Hoàng gia Na Uy trao tặng cùng nhau Giải Nobel Hòa Bình năm 1973. Tuy nhiên, đồng chí Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải
ngày 26-12 thì bom đạn ngập tràn đã kéo tôi ra khỏi chốn bồng lai. Đêm ấy, ba vệt bom B52 đã rải thảm suốt dọc phố Khâm Thiên ở Hà Nội, phá tan 2.000 ngôi nhà, giết chết và làm bị thương gần 600 người (khu phố An Dương ở Hải Phòng cũng bị bom rải thảm tương tự); nhưng 8 chiếc B52 đã bị tên lửa SAM2 bắn rơi.
cuộc đàm phán hòa bình tại Paris giữa Cố vấn Chính trị Lê Đức Thọ (đại diện Việt Nam DCCC) với Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger (đại diện chính phủ Hoa Kỳ) đã có những bước tiến tốt đẹp khi cả hai bên cùng chấp nhận những điều kiện của nhau (Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam trong khi Quân đội NDVN vẫn tại vị, Chính phủ CMLTCHMNVN cùng tồn tại với Chính phủ VNCH để tiến tới xây dựng chính quyền mới hòa hợp hòa giải giữa 2 bên). Theo đó, bản dự thảo Hiệp định Hòa bình cho cuộc chiến tranh Việt Nam đã hình thành và Kissinger tuyên bố “hòa bình đã ở trong tầm tay” (26-10). Để thúc đẩy việc ký kết hòa bình, tổng thống Nixon tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Trường PTC3 Việt Trì đã góp phần xương máu trên chiến trường Quảng Trị 1972 với các liệt sĩ Lê Văn Thọ, Nguyễn Văn Song, Tạ Thanh Huyền, Đỗ Công Lĩnh… Cựu học sinh PTC3 Việt Trì trở thành sinh viên Đại học Bách khoa là Lê Văn Giao (em ruột anh Lê Văn Long) đã hy sinh tại thành cổ Quảng Trị ngày 9-9-72 ( chỉ 3 ngày trước khi có lệnh rút quân), để lại một tập thơ bị thất lạc và một thi hài không ai tìm thấy được
Thật bất ngờ, trong dịp nghỉ tết này tôi lại được gặp cái Hoàn, con gái bác Cạc ở Hưng Yên đến thăm gia đình chúng tôi. Đã 3 năm 4 tháng trôi qua kể từ ngày tôi cùng Thiên Hương từ biệt gia đình bác Cạc để đi nhận công tác và không liên lạc gì với họ nữa. Vậy mà không hiểu bằng cách nào cô nàng tìm được đúng địa chỉ gia đình chúng tôi tại đây, lại còn mang theo một con gà trống “do bố mẹ cháu gửi biếu hai bác ăn tết”.
Tôi không nhớ mình đã cùng em nói những chuyện gì trong lúc ấy; nhưng nhớ mãi nỗi niềm xao xuyến của mình khi được tự do ngồi bên em trong căn phòng kín đáo này. Tôi cảm thấy mình có thể đóng chặt cửa lại để ôm hôn mà tận hưởng cơ thể trinh nữ của em! Nhưng tôi quyết không làm như vậy, để giữ mãi cho em một kỷ niệm đẹp của tình thầy trò.
Cô giáo nào lọt vào mắt mình sẽ được anh mời lên làm việc với hiệu trưởng vào những giờ thích hợp; rồi từ cuộc đối thoại công khai ở gian ngoài, cô được anh đưa vào gian trong để làm tiếp việc bí mật chỉ hai người biết với nhau. Trong số các nữ giáo viên được hiệu trưởng quan tâm như vậy, có người thuận tình và cũng có người phải miễn cưỡng chấp thuận, nhưng hầu hết họ đều biết im lặng để giữ thể diện và quyền lợi cho mình.
cứ mỗi lần được dịp gần gũi âu yếm nhau, thì hình ảnh cao đẹp của Paven lại xuất hiện cùng với nỗi lo sợ tiềm ẩn trong tâm trí lại nhắc tôi phải kiềm chế mình, và tôi đã kiềm chế được. Kiềm chế mãi thành quen
Uất hận dâng trào thành nộ khí xung thiên, tôi trút giận vào cái kỷ vật của mối tình suốt 5 năm trời bằng cách xé tan tành tất cả các trang sách chứa đựng những mẫu thêu trong đó, từ trang đầu đến trang cuối, xé tan cả lá thư cuối cùng của mình, rồi nhét cả đống giấy vụn ấy vào túi để trả lại cho Thiên Hương.
Điều đáng ngạc nhiên là tôi, một đoàn viên ngoài đảng, lại được mời dự Đại hội cùng các đảng viên trong chi bộ. Mấy hôm sau, khi có đồng chí đưa môt bản mẫu Lý lịch và bảo tôi khai vào đó để nộp cho chi bộ, tôi mới biết rằng mình đã được công nhận là “cảm tình đảng”, nên được mời dự đại hội để làm quen với sinh hoạt Đảng
Sau ngày lễ Quốc Khánh vui vẻ, một ngày mới bắt đầu với bầu trời đầy mây và mưa tầm tã trút xuống từng đợt. Chiều hôm đó, mọi người hết sức bất ngờ khi Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam truyền đi một bản tin đặc biệt: vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 3-9-1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vĩnh biệt chúng ta! Bài “Hồn tử sĩ” trầm mặc u buồn của Lưu Hữu Phước được cất lên để mặc niệm Bác
Nhưng nhân vật nổi tiếng nhất trong tỉnh khi đó khiến tôi muốn tìm hiểu là đồng chí Kim Ngọc-Bí thư Tỉnh ủy. Đưa đường lối “khoán hộ” từ Vĩnh Phúc (cũ) sang đất Phú Thọ (cũ), ông đã nâng cao năng suất lao động của các HTX nông nghiệp trên toàn tỉnh Vĩnh Phú (có lẽ nhờ đó mà tiêu chuẩn lương thực-thực phẩm ở Việt Trì luôn được bảo đảm đầy đủ). Nhưng rồi đường lối đó đã bị Trung ương phê phán; buộc Kim Ngọc phải viết kiểm điểm thừa nhận sai lầm, để rồi bị tước quyền chỉ đạo theo đường lối của mình .
« 1 2 3 4 5 »