Thủa ấy ngày giáp Tết tôi cùng mẹ trở về Hà Nội thường đi chợ Đồng Xuân - Bắc Qua. Chợ Đồng Xuân vốn có nề nếp lâu đời với những gian hàng cố định, còn chợ Bắc Qua là phần năng động linh hoạt của chợ Hà Nội.
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/
Để một mai vươn hình hài lớn dậy/
Ôi cát bụi tuyệt vời/
Mặt trời soi một kiếp rong chơi.
Chính chuyến đi Mỹ năm 1997 đã giúp tôi nâng cao sự nghiệp giáo dục của mình lên hết mức. Nhờ nguồn tư liệu phong phú và quý báu do các nhà khoa học Mỹ trao tặng, tôi đã hoàn thành trong 5 năm (2000-2005) Luận án Tiến sĩ Giáo dục với đề tài “Mối quan hệ giữa Mục tiêu, Nội dung và Phương pháp trong dạy học Lịch sử Thế giới Hiện đại ở trường Trung học Phổ thông Việt Nam”(do GS Phan Ngọc Liên và PGS Trịnh Đình Tùng hướng dẫn, bảo vệ thành công năm 2009).
Nhớ thương bà, nhớ những mùa xuân xưa, hình ảnh hiền hậu của bà, giọng cười cùng tiếng ho rũ rượi của bà khi nói chuyện vui làm chúng tôi luôn nhớ bà khôn nguôi.
Tết Tân Sửu này nếu còn, mẹ tròn một hoa giáp 60 năm. Tân biến vi toan, tân là lo toan, chạy xuôi chạy ngược suốt cả một đời. Chữ “Tân” ấy hai mẹ con đều có cả nên tôi càng thấm thía nỗi vất vả của mẹ và của mình…
Tôi không có tài làm thơ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có vài dòng “thơ thẩn” xướng , hoạ với bạn bè cho vui, nhất là trong các dịp lễ tết.
Sau đây xin hiến mẩu chuyện và sự tích mấy bài thơ
Giờ nhớ lại những kỷ niệm của con với Ông sao lại thấy ít ỏi vô cùng. Con còn nhớ năm ấy, đoàn mình đi chơi khu du lịch Đá Hàn. Con được lũ trẻ phân công canh lò nướng. Trời mưa nhưng bếp nóng, khiến mặt con nóng ran và chắc Ông thấy mặt con ngộ nghĩnh lắm nên Ông cười chọc: “Lửa nóng làm má con QV hồng hồng trông thật xinh”. Thế đấy…
Ngay trước ngày Sài Gòn sụp đổ (tháng 4-1975), chú Mười đã đến thăm cô Tư (ở 44 Hồng Thập Tự), trao tặng cô 1.000 dollars (đựng trong chiếc cặp samsonite) và chào từ biệt chị để ra đi. Không lực Hoa Kỳ đã đưa chú và toàn thể gia đình (gồm thím Mười Lê Thị Kim Phụng với 3 cô con gái Tuyết Mai, Tuyết Anh, Tuyết Dung và cậu con trai út là Lê Tùng Quang) di tản sang Mỹ
Nhìn trước nhìn sau không thấy ai có vẻ là công an, tôi rút trong túi ra “cây” thuốc ngoại CravenA (do em Hùng gửi về) và đưa cho người bán thuốc lá xem. Anh ta ngắm nghía nó, hít thử mùi vị của nó qua bao giấy, rồi cho tôi một cái giá mua khá cao (gần gấp đôi giá một “tút” Điện Biên bao bạc bán ở chợ đen Hà Nội).
Một sáng mùa xuân ấm áp trung tuần tháng 3-1976, chuyến hải hành đầy ấn tượng của tôi đã kết thúc tốt đẹp khi tàu thủy Thống Nhất cập bến Cảng Sài Gòn; bước qua cầu tàu để lần đầu tiên trong đời đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng bên bờ sông Sài Gòn, trong lòng rộn vang câu hát quen thuộc của Lưu Hữu Phước: “Sài Gòn ơi ta đã về đây, ta đã về đây!”.
Dù vậy, “Thiên đường XHCN” giờ đây có vẻ đã bắt đầu tiếp cận được với nền văn minh hiện đại của CNTB do “chủ nghĩa thực dân mới” để lại ở miền Nam. Hiểu rõ những sản phẩm của nền văn minh mới này có thể kiếm được từ đâu, dân gian miền Bắc đã truyền khẩu một kinh nghiệm được tính toán kỹ lưỡng