NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NHỮNG QUYỂN SÁCH HAY NHẤT CỦA H.GARDNER

( 04-07-2021 - 02:32 PM ) - Lượt xem: 1949

Tiến sĩ Howard Gardner là nhà tâm lý học phát triển và Giáo sư về Nhận thức và Giáo dục tại Đại học Harvard. Ông được biết đến nhiều nhất qua công trình có tính khai mở về lý thuyết nhiều dạng trí khôn

4 tác phẩm của Howar gardner

Cơ Cấu Trí Khôn – Lý Thuyết Về Nhiều Dạng Trí Khôn

Trong lời mở đầu cuốn sách Giáo dục đạo đức (Éducation morale), nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim viết: “Bởi vì, trong tư cách nhà sư phạm chúng ta sắp bàn tới chuyện giáo dục đạo đức, nên có lẽ chúng ta cần thiết phải cùng nhau thống nhất cách hiểu về khái niệm sư phạm”. Suy từ đó ra, có lẽ cũng có thể nói như sau chăng: hễ đã bàn về chuyện sư phạm, thì chắc chắn thế nào chúng ta cũng phải bàn về tâm lý học.

Trong việc thực hiện chiến lược con người, không thể thiếu vắng những hiểu biết Tâm lí học. Vì một lẽ dễ hiểu: bất kì trẻ em nào trên con đường trưởng thành để tham gia tích cực vào nguồn lực xây dựng đất nước, đều không thể không đi qua cánh cửa giáo dục. Cánh cửa giáo dục đó mở ra với người công dân bé nhỏ nếu không sớm hơn được thì cũng phải từ khi em lọt lòng. Vì thế mà Tâm lí học có tầm quan trọng lớn lao đối với mỗi người chịu trách nhiệm sự nghiệp giáo dục, từ bậc làm cha mẹ đến thầy giáo và cô giáo ở nhà trường (nhất là trường Mẫu giáo và Tiểu học). Các nhà giáo dục chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đó suy cho cùng đều phải đụng tới một vấn đề cốt lõi: trí khôn. Các bà đỡ đó sẽ giúp trí khôn con em mình hình thành và phát triển ra sao, sẽ giúp trí khôn đó nảy nở hay làm nó thui chột, sẽ nhìn nhận và tác động vào trí khôn đó một cách tỉnh táo hay ảo tưởng, những điều đó hệ trọng vô cùng.

Cuốn sách Cơ Cấu Trí Khôn – Lý Thuyết Về Nhiều Dạng Trí Khôn của Howard Gardner giúp chúng ta có một cách nhìn tâm lí học vào trí khôn người. Cái trí khôn người đó không thể được nhận ra theo lối suy đoán, áng chừng đã đành. Nó lại càng không thể là cái kết quả “khoa học”, hiện ra thành một con số tròn sau vài giờ đồng hồ đo nghiệm, nhất là lại chỉ “test” với cây bút và tờ giấy. Và nếu như, trong phạm vi nhỏ nào đó, các kết quả đo nghiệm tâm lí học có đúng với “thực tế”, thì cũng cần lí giải vì sao nó đúng. Dĩ nhiên, ngược lại, nếu con số IQ sai với thực tế, thì cũng cần lí giải vì sao lại sai.

5 Tư Duy Dành Cho Tương Lai

Trong thế giới có mối liên hệ với nhau mà đại bộ phận nhân loại đang sống, chỉ đưa ra những gì mà từng cá nhân hay từng nhóm cần có để tự mình tồn tại thì không đủ. Về lâu về dài, không thể có chuyện một phần của thế giới sống sung túc trong khi những phần còn lại vẫn cực kỳ nghèo khổ và vô cùng tuyệt vọng. Hãy nhớ lại những lời nói của Benjamin Franklin, “Tất cả chúng ta phải thật sự đoàn kết với nhau, nếu không chắc chắn chúng ta sẽ bị treo cổ từng người một”. Hơn nữa, thế giới của tương lai – cùng với những công cụ tìm kiếm, rô bốt, và những thiết bị vi tính khác của nó – sẽ đòi hỏi chúng ta phải có được những khả năng mà cho đến giờ chỉ đơn thuần là những chọn lựa không bắt buộc. Để đáp ứng thế giới mới này theo những điều kiện của nó, chúng ta phải bắt đầu trau dồi những khả năng tư duy.

Đã đến lúc trình diện ra sân khấu năm nhân vật của bài viết này. Mỗi nhân vật đều quan trọng về phương diện lịch sử; và thậm chí còn cốt yếu hơn trong tương lai. Với ‘những tư duy’ này, người ta sẽ được trang bị đầy đủ để giải quyết những điều có trong dự kiến, cũng như những gì không thể lường được; không có được những tư duy này, người ta sẽ phó mặc cho những tác động mà cô ta hay anh ta cũng không thể hiểu nổi, huống hồ là kiểm soát. Trong nội dung của quyển sách sẽ mô tả nó vận hành như thế nào và nó có thể được trau dồi ra sao với người học thuộc mọi độ tuổi.

Tư duy nguyên tắc (The disciplined mind)

Tư duy tổng hợp (The synthesizing mind)

Tư duy sáng tạo (The creating mind)

Tư duy tôn trọng (The respectful mind)

Tư duy đạo đức (The ethical mind

Người ta có thể hợp tình hợp lý mà hỏi rằng: Tại sao lại là năm tư duy đặc biệt này? Liệu danh sách này có thể dễ thay đổi hay mở rộng? Câu trả lời ngắn gọn là: năm tư duy vừa được giới thiệu là những kiểu tư duy đặc biệt hàng đầu trong thế giới ngày nay và thậm chí sẽ còn hơn thế nữa trong tương lai. Chúng trùm phủ toàn bộ chuỗi nhận thức lẫn hoạt động của con người – ở nghĩa đó chúng bao quát và toàn diện. Chúng ta biết đôi chút về cách trau dồi chúng. Dĩ nhiên có thể còn những ứng viên khác. Trong khi nghiên cứu để viết quyển sách này, tôi đã cân nhắc các ứng viên từ tư duy công nghệ sang tư duy số, tư duy thị trường sang tư duy dân chủ, tư duy linh hoạt sang tư duy tình cảm, tư duy chiến lược sang tư duy tâm linh. Tôi đã sẵn sàng để mạnh mẽ bảo vệ bộ ngũ của mình. Thực ra, đó là chủ đề chính trong phần còn lại của quyển sách này.

Thay Đổi Tư Duy

Cuốn Thay đổi tư duy xem xét cụ thể cách thức mà 7 đòn bẩy được sử dụng trong 6 địa hạt – hay 6 vũ đài – mà qua đó những thay đổi tư duy diễn ra. Sáu vũ đài mà ông miêu tả bao gồm:

Những thay đổi trên quy mô lớn liên quan đến sự đa dạng hoặc những nhóm khác nhau, chẳng hạn như dân số một quốc gia.

Những thay đổi liên quan đến sự da dạng của một nhóm đồng nhất hoặc thống nhất hơn, chẳng hạn như một tập đoàn hoặc một trường đại học.

Những thay đổi được mang đến thông qua các tác phẩm nghệ thuật, khoa học hoặc sự uyên bác, chẳng hạn như các tác phẩm của Freud, các lý thuyết của Darwin, hay các tác phẩm của Picasso.

Những thay đổi trong các cách thiết lập giảng dạy chính quy, chẳng hạn tại các trường học hoặc các khóa đào tạo.

Những hình thức thân mật của sự thay đổi tư duy liên quan tối hai con người hoặc một nhóm nhỏ, chẳng hạn các thành viên trong gia đình.

Những thay đổi trong tâm trí của một cá nhân.

Thay đổi tư duy đưa ra cái nhìn sắc sảo về vấn đề của sự ảnh hưởng tới người khác và tới bản thân mỗi người. Cuốn sách này phản ánh quan điểm của Gardner, được viết bằng văn phong dễ hiểu, dễ nắm bắt. Với rất nhiều những nghiên cứu liên quan và các câu chuyện hấp dẫn từ lịch sử hiện đại cũng như kinh nghiệm đời sống cá nhân của Gardner, Thay đổi tư duy hé lộ những bí quyết và kế sách hữu dụng có thể giúp một người hiểu chức năng nhận thức của tâm trí và sử dụng chúng vào các chiến lược thương thuyết và các tình huống thay đổi tư duy đem lại lợi ích thiết thực.

Cơ Cấu Trí Khôn – Lý Thuyết Trí Khôn Nhiều Thành Phần

Trong cuốn sách Cơ Cấu Trí Khôn – Lý Thuyết Trí Khôn Nhiều Thành Phần này của Howard Gardner giúp chúng ta có một cách nhìn tâm lí học vào trí khôn người. Cái trí khôn người đó không thể được nhận ra theo lối suy đoán, áng chừng đã đành. Nó lại càng không thể là cái kết quả “khoa học”, hiện ra thành một con số tròn sau vài giờ đồng hồ đo nghiệm, nhất là lại chỉ “test” với cây bút và tờ giấy. Và nếu như, trong phạm vi nhỏ nào đó, các kết quả đo nghiệm tâm lí học có đúng với “thực tế”, thì cũng cần lí giải vì sao nó đúng. Dĩ nhiên, ngược lại, nếu con số IQ sai với thực tế, thì cũng cần lí giải vì sao lại sai. Howard Gardner giúp chúng ta làm công việc lí giải đúng sai ấy.

Tác giả chỉ ra rằng, cần dựa trên nhiều nguồn cứ liệu để hiểu tâm lí người. Những nguồn cứ liệu đó ít nhất phải thuộc bộ môn sinh học và khoa học về nhận thức, cụ thể là tâm lí học nhận thức và tâm lí học phát triển. Đối với nhóm cứ liệu sinh học, trước hết phải là những cứ liệu thu thập được từ sinh lí học thần kinh ở người. Những cứ liệu đó lại phải được so sánh giữa những cư dân bình thường với những cư dân bị tổn thương não. Không kể là, các cứ liệu đó cũng cần được đối chiếu giữa những con người bình thường và những con người có tài năng. Như bạn đọc rồi sẽ nhận ra khi đọc sách này, các cứ liệu đó cho thấy não con người làm việc thật diệu kì, và ta luôn luôn gặp những chứng cứ bác bẻ lại nhau một cách “khó hiểu”. Có nghĩa là, nếu chỉ giải thích một chiều bằng sinh lí học thần kinh thì, mặc dù vô cùng quan trọng đấy, nhưng hình như hoặc rất có thể là vẫn còn phiến diện.

"Trí khôn sáng tạo" - Cuốn sách hấp dẫn về tâm lý học

Cuốn sách "Trí Khôn sáng tạo" của tác giả Howard Gardner, do dịch giả Hoàng Hưng biên dịch. Cuốn sách được Nhà xuất bản (NXB) Tri thức ấn hành ra mắt độc giả vào đầu tháng 11/2020.

Howard Earl Gardner được biết đến là giáo sư, nhà tâm lý học phát triển người Mỹ nghiên cứu về khoa học nhận thức và giáo dục của trường Cao học Harvard thuộc Đại học Harvard. Ông cũng là Giám đốc Dự án Zero của Harvard. Dự án có mục tiêu nghiên cứu và cải thiện việc học, suy nghĩ và sáng tạo trong nghệ thuật và các ngành khác. Từ năm 1995, ông là đồng Giám đốc dự án The Good Project (có mục tiêu cổ động sự dấn thân và đạo đức trong giáo dục).

Gardner đã viết hàng trăm bài nghiên cứu và 30 cuốn sách (được dịch ra hơn 30 thứ tiếng). Tác phẩm nổi tiếng của ông có: "Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences" (Cơ cấu trí khôn - Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn), NXB Tri Thức xuất bản năm 2012, tái bản năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2019); "The Unschlooled Mind" (Trí khôn phi học đường), NXB Tri Thức phát hành năm 2019.

Cuốn Creating Minds (Trí khôn sáng tạo) là cuốn sách Gardner đặc biệt yêu thích. Theo lời tác giả, "Việc chuẩn bị cho cuốn sách là một công việc của tình yêu. Tôi đã được hưởng thụ khi ngụp lặn trong những kho thông tin giàu có về 7 bậc thầy sáng tạo mà mình mô tả: xem xét những tư liệu đầu nguồn, đọc các tiểu sử và sổ tay của Sigmund Freud, xem các bộ phim về nữ nghệ sĩ múa Martha Graham quay trong những năm 1930 và 1940, miệt mài trên những bản thảo Đất hoang (The Waste Land) của T. S. Eliot, nghe đi nghe lại các bản nhạc mở đường của Igor Stravinsky, ngắm những phác họa cho tranh sơn dầu táo bạo nhất của Pablo Picasso, toan tính gộp lại nhiều phân mảnh tiểu sử mà Mahatma Gandhi để lại, và giải mã những hồ sơ khoa học quan trọng nhất của Abert Einstein. Giống như ghi danh vào bảy trường cao đẳng chọn lọc hay bảy khóa học trên đại học vậy".

Tác giả khảo sát tiến trình sáng tạo của 7 danh nhân thuộc 7 lĩnh vực trí khôn khác nhau: Freud, Einstein, Picasso, Stravinsky, Eliot, Graham và Gandhi để rút ra những đặc điểm của tính sáng tạo của các cá nhân trong mối quan hệ giữa tư chất bẩm sinh, ảnh hưởng gia đình, quan hệ nghề nghiệp, xã hội và chính trị.

Trí khôn sáng tạo (Mổ xẻ trí khôn sáng tạo qua cuộc đời của 7 danh nhân sẽ cho ta thấy: "Cá nhân sáng tạo là người đều đặn giải các bài toán, tân tạo các sản phẩm, hay xác định những câu hỏi trong một lĩnh vực theo một cách thức mà ban đầu được coi là mới mẻ nhưng cuối cùng trở nên được chấp nhận trong một thiết chế văn hóa riêng biệt".

Sách có giá trị tham khảo quan trọng trong thời kỳ giáo dục Việt Nam đang chuyển đổi căn bản từ giáo dục mang tính áp đặt sang nền giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, phát huy trí sáng tạo của người học.

Nhân dịp ra mắt cuốn sách, dịch giả Hoàng Hưng phối hợp với nhóm Cánh Buồm tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu sách vào sáng thứ 4 (11/11/2020) tại Tòa nhà VUSTA, 53 Nguyễn Du, Hà Nội.

Dịch giả của cuốn sách "Trí khôn nhân tạo", dịch giả Hoàng Hưng là cựu giáo viên Văn bậc Trung học, là người sáng lập và điều hành Tủ sách Tâm lí học Giáo dục Cánh Buồm của NXB Tri Thức. Ông nhận được nhiều học bổng lưu trú dịch thuật của Pháp, Mĩ và có nhiều dịch phẩm được tài trợ xuất bản của Pháp, Mĩ, Thuỵ Điển... Ông đã được tặng thưởng về dịch thuật văn học của Hội Nhà văn Việt Nam (1997) và Giải Sách hay về Dịch thuật Giáo dục của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh và Viện Giáo dục IRED (2016).

Trí khôn phí học đường

Có lẽ tác giả Howard Garner đã đoán trước việc luận điểm chính trong cuốn sách này sẽ gây ngạc nhiên, thậm chí gây “sốc” cho nhiều nhà nghiên cứu.

Có lẽ, ông mường tượng tình hình sẽ giống với tác phẩm Frames of Mind: Theory of Multiple Intelligences [Cơ cấu trí khôn: Lí thuyết về nhiều dạng trí khôn (hay Trí khôn đa diện), xuất bản lần đầu tại Mĩ năm 1983, đúng vào năm Tổng thống đệ trình Quốc hội bản phúc trình liên quan đến giáo dục: A NATION AT RISK (Quốc gia lâm nguy). Bản tiếng Việt, Cơ cấu trí khôn: Lí thuyết về nhiều dạng trí khôn, do nhà giáo Phạm Toàn dịch, xuất bản năm 1997 rồi sau đó được tái bản rất nhiều lần.

Ta cùng đọc lại một lời bộc bạch của dịch giả Phạm Toàn viết trong cuốn tiểu luận chuyên khảo của ông, Hợp lưu các dòng tâm lí học giáo dục: “…năm 1997, chính một người bạn Mĩ tặng tôi cuốn Frames of Minds: Theory of Multiple Intelligences, đã cung cấp cho tôi một bản tài liệu điều tra học sinh Mĩ học dốt ra sao khiến người đứng đầu nền hành pháp nước ông phải tuyên bố “Quốc gia lâm nguy” và tiến hành cải cách giáo dục”.

Sau Frames of Mind, ở Mĩ, hễ nói đến giáo dục phổ thông là hầu như người ta mặc nhiên coi đó phải là giáo dục hay các trường học của “nhiều dạng trí khôn” (MI schools).

Năm 1991, The Unschooled Mind của Howard Gardner ra mắt lần đầu tiên tại Mĩ. Vào cuối những năm 1990, nhà giáo Phạm Toàn cũng được tặng một bản tiếng Anh (nhờ mối quan hệ thân quen với tác giả Howard Gardner thông qua thư kí của Howard Gardner).

Hãy cùng đọc những lời tâm tình của Howard Gardner, được đưa vào ấn bản Trí khôn phi học đường kỉ niệm 10 năm ra mắt lần đầu (ấn bản năm 2011): “…Nhưng chỉ tới đầu những năm 1980 tôi mới bắt đầu tham gia tích cực vào lĩnh vực nghiên cứu và thực hành giáo dục. Có hai sự kiện tưởng như chẳng liên hệ với nhau, đã khuyến khích tôi tham gia. Sự kiện thứ nhất là việc tôi xuất bản cuốn Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences. Tôi những tưởng cuốn sách này là một đóng góp cho tâm lí học chủ đạo ngày ấy, nhưng thật ngạc nhiên, chính những nhà giáo trực tiếp đảm đương công việc dạy học trong nhà trường lại tỏ ra quan tâm và nhiệt tình hơn nhiều so với những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lí học. Trước đấy, tôi vẫn thường nghĩ một học giả “thuần túy” thì hãy cứ làm việc của mình đi, chẳng cần để ý nhiều quá tới phản ứng của người ngoài, nhưng chí ít, ở trường hợp của tôi thì dần dà tôi đã chuyển sang tin rằng những hồi âm động viên của nhiều nhà giáo cho thấy tôi đã có đóng góp nào đó cho lĩnh vực của họ” (sự kiện thứ hai là bản báo cáo “Quốc gia lâm nguy”).

Cũng vào cuối những năm 1990, nhà giáo Phạm Toàn rất muốn tự mình dịch Trí khôn phi học đường. Song, thật buồn phiền khi rốt cuộc ông đã không thể làm được việc ông rất mong muốn này. Cái “trí khôn phi học đường”, nó tồn tại dai dẳng, với sức mạnh, với quyền năng đôi khi bất khả cưỡng lại, ở mỗi con người chúng ta, từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành, và tiếp tục tồn tại dai dẳng sau đó ở hầu hết chúng ta. Không có trí khôn phi học đường, trẻ em không thể học, không thể trưởng thành, nhất là ở giai đoạn “học nói”. Song qua mỗi bước trưởng thành của trí khôn, trí khôn phi học đường để lại những “dấu vết”, đôi khi rất khó nhận ra. “Ở hầu hết mọi người học đều tồn tại dai dẳng một trí khôn “phi học đường”của đứa trẻ lên 5 đang vùng vẫy đòi thoát ra ngoài để tự bộc lộ” (Howard Gardner, Trí khôn phi học đường).

Nhưng khung tham chiếu của “trí khôn phi học đường” rộng và khó nhận ra, thậm chí bí ẩn hơn nhiều, chứ không chỉ giới hạn ở sự học tập. Con người ta tự gây ra cho mình những “ràng buộc”, những trói buộc (constraint). Những ràng buộc ấy được thấy ở mọi dạng “người học”: trẻ em học theo lối “tự nhiên”, người lớn học theo lối “chuyên gia”, người dạy học, người biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em; và ở mọi cấp độ: có những ràng buộc mang tính bản thể học (ontological), gắn liền với bản chất người, lại có những ràng buộc gắn liền với một “thể chế” hay một kiểu nền giáo dục nào đó, một “giai đoạn” nào đó của một nền giáo dục, một kiểu sách giáo khoa nào đó, một kiểu kiểm tra-đánh giá nào đó v.v. Điểm chung là những sự ràng buộc như vậy đều do con người ta tự mình gây ra cho chính mình.

Năm 2009, nhà giáo Phạm Toàn thành lập một nhóm nghiên cứu-biên soạn-thực hành sách giáo khoa dành cho nhà trường phổ thông, ông đặt tên nhóm là CÁNH BUỒM. Trong 10 năm hoạt động giáo dục, cho tới khi qua đời năm 2019, nhà giáo Phạm Toàn đã để lại một sự nghiệp có ý nghĩa lớn: ông đã cùng CÁNH BUỒM biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa từ lớp Một đến lớp Chín.

Ý nghĩa của công trình này còn nằm ở chỗ nhà giáo Phạm Toàn đã biết cách tự “cởi trói” chính mình, biết vượt lên trên nhiều ràng buộc.

Howard Gardner, để kết thúc cuốn Trí khôn phi học đường, đã dẫn một câu nói của nhà soạn nhạc người Nga thế kỉ XX Igor Stravinsky: Càng bị nhiều ràng buộc áp đặt, mỗi người lại càng phải tự mình giải phóng chính mình khỏi những xích xiềng cùm trói tinh thần (“The more constraints one imposes, the more one free one’s self of the chains that shackle the spirit”).

Thu Hiền

Các Bài viết khác