NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TỌA ĐÀM PHẠM TIẾN DUẬT - NHÀ THƠ CỦA TRƯỜNG SƠN

( 06-12-2017 - 06:25 PM ) - Lượt xem: 947

Buổi tọa đàm văn học về Phạm Tiến Duật - nhà thơ của Trường Sơn đã được tổ chức vào sáng ngày 03-12-2017 tại Thư viện Tư nhân Phạm Thế Cường (352 đường số 8, P. 11, Gò Vấp, Tp.HCM).

Về tham dự có vợ chồng anh Hoàng Anh Thi con trai Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện- Chính ủy đoàn 559, Cô giáo Trương Thị Mộng Cầm cùng các em học sinh trường Trung học Phổ thông Tam Phú quận Thủ Đức;  các khách mời của gia đình nhà thơ cùng hơn 30 thành viên, cộng tác viên CLB NYS Nguyễn Huy Tưởng.

Đặc biệt CLB nhận được lẵng hoa chúc mừng buổi tọa đàm của bà Nguyễn Thái Vân, người vợ thân thương của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Mở đầu buổi tọa đàm, Chủ nhiệm Phạm Thế Cường đã giới thiệu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Phạm tiến Duật (14/01/1941 – 04/12/2007). Nhà thơ Phạm Tiến Duật, quê gốc thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, có cha là nhà giáo dạy chữ Hán và chữ Pháp, còn mẹ ông làm ruộng, không biết chữ. Phạm Tiến Duật  tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội rồi gia nhập quân đội. Sau khi nhập ngũ, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Thời gian này  ông sáng tác rất nhiều bài thơ nổi tiếng với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung  có nét “tinh nghịch" nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là “Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây", “Lửa đèn”, “Tiểu đôi xe không kính”, “Gửi em cô thanh niên xung phong”… Những bài thơ này đã đưa ông lên vị trí hàng đầu của thơ ca Việt Nam thời kỳ chống Mỹ với Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật, đợt IV, năm 2012. Ông đã qua đời ngày 04/12/2007 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì bệnh ung thư phổi.

Tiếp theo, PGS.TS. Đoàn Trọng Huy đã phân tích thêm về con người và tác phẩm của Phạm Tiến Duật. Không đa tài như Nguyễn Đình Thi, không điệu nghệ ngạo nghễ như Nguyễn Tuân, không làm thơ làm nhạc như Nguyễn Trọng Tạo nhưng Phạm Tiến Duật là người tài hoa đã làm cho thơ tăng tính nghệ thuật. Tuổi trẻ của ông hầu như đã sống hết mình vì sự nghiệp chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn đầy những chiến công huyền thoại. Với quan niệm “chủ yếu đi tìm cái đẹp từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống”, Phạm Tiến Duật đưa tất cả những chất liệu hiện thực của cuộc sống chiến trường vào trong thơ. Cách tiếp cận ấy đã đem lại cho thơ Phạm Tiến Duật một giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh, tinh nghịch mà sâu sắc. Đó hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng những người lính và các cô thanh niên xung phong.

Đông đảo thành viên CLB tham dự tọa đàm

Dịch giả Lê Sơn đã chia sẻ những ký ức của mình  về Phạm Tiến Duật, một nhà thơ tài danh, có tấm lòng hào hiệp vị tha, sống và hành động như một thi sĩ lãng tử, đôi khi không làm chủ được bản thân trước rượu ngon và sắc đẹp.

Nhiếp ảnh gia Trần Quốc Hải đã nhắc lại ấn tượng đầu tiên về người bạn đồng hương Phạm tiến Duật, một người hóm hỉnh, thích chơi chữ….

Với tâm trạng giàu cảm xúc, chị Kim Thùy thành viên CLB NYS đã trình bày ca khúc “Trường Sơn đông - Trường Sơn tây” ; nhà thơ Trần Thị Khánh Hội ngâm bài thơ “Vỗ tay”; Nhà thơ Giáng Vân đã ngâm bài thơ “Chào em cô thanh niên xung phong”. Cô giáo Trương Thị Mộng Cầm đọc bài thơ “Một giờ và mười phút

Chuyên viên tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Kim Thanh đã đọc và bình bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, một bài thơ luôn được giáo viên chọn giảng và đoạt giải nhất trong các Hội Giảng do Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM tổ chức. Qua đó, bà chứng minh rằng: trái tim biết “yêu thương căm giận” biết đi đến và để làm nên chiến thắng của Phạm Tiến Duật đã chinh phục được những giáo viên quê miền Bắc “chi viện” cho miền Nam và cả những nhà giáo “tại chỗ” từng sống bên kia chiến tuyến trong cuộc chiến vừa qua.

Nhà giáo Nguyễn Xuân Tư thừa nhận rằng “Trường Sơn đông -Trường Sơn Tây” cũng như nhiều bài thơ khác của Phạm Tiến Duật đã góp phần thôi thúc thế hệ trẻ Việt Nam lên đường đi chiến đấu. Nhưng ông cũng đặt ra một vấn đề: phải chăng nỗi đau thương mất mát trong chiến tranh cũng đòi hỏi nhà thơ phải hối hận về những bài thơ ấy, như Chế Lan Viên đã sám hối bằng bài thơ “Ai? Tôi” mà ông để lại lúc cuối đời.

Cô giáo Trương Thị Mộng Cầm đọc bài thơ "Một giờ và mười phút"

          Nhà giáo Phạm Vũ Động so sánh thơ Phạm Tiến Duật với nhiều nhà thơ khác trong quá khứ.

Kết thúc buổi tọa đàm, chủ nhiệm Phạm Thế Cường thông báo chủ đề sinh hoạt ngày 06/01/2018, CLB NYS sẽ giao lưu và giới thiệu về các tác phẩm của Tiến sĩ Lê Thanh Hải (một nhà nghiên cứu văn học và xã hội học tại Ba Lan). Tiếp đó, ông thông báo sẽ có chuyên đề về Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, người từng chiến đấu ở Trường Sơn và biết rõ về Phạm Tiến Duật. Gia đình con trai tướng Hoàng Thế Thiện sẽ tặng cuốn “Nhớ Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện” do NXB QĐND xuất bản năm 2005 gồm nhiều bài viết về Tướng Hoàng Thế Thiện.

                                                                                      - Ngọc Dung -

Các Bài viết khác