NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TỌA ĐÀM NICOLAI VASILIEVICH GOGOL – LINH HỒN KHÔNG CHẾT

( 12-01-2021 - 08:12 PM ) - Lượt xem: 707

Sáng Chủ nhật ngày 06/12/2020, tại Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường (352 đường số 8, Phường 11, Gò Vấp, TP. HCM), Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng (CLB NYS) đã tổ chức mạn đàm về Nicolai Vasilevich Gogol (N.Gogol) - một đỉnh cao trong thế kỷ vàng của văn học Nga và thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông không dài nhưng hơn hai trăm năm qua, giới nghiên cứu vẫn chưa giải mã hết chiều sâu của kho tàng văn chương mà ông để lại.

Buổi sinh hoạt về N.Gogol dù chỉ có 19 thành viên tham dự nhưng mọi người vẫn rất hào hứng với sự độc đáo của văn tài N.Gogol qua các bài viết của PGS Đoàn Trọng Huy, các nhà giáo, nhà văn và các nội dung khác của các thành viên CLB NYS được in trong Tập san CLB NYS số 101. Mười sáu trang đầu tập san là 2 bài viết kỷ niệm PGS Lê Sơn: “Vĩnh biệt PGS Lê Sơn, thành viên lớn của CLB NYS” (CN Phạm Thế Cường); “ Thư gừi ông nơi ấy” (nhà giáo Quỳnh Vân) và 12 câu thơ của thành viên Kiến Văn “Vĩnh biệt Bác Lê Sơn”. Trong mục Nguyễn Huy Tưởng còn với thời gian, Ban biên tập CLB NYS có bài giới thiệu “Ký sự Cao Lạng” của NV Nguyễn Huy Tưởng nhân kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Chiến dịch Biên giới và ra đời Ký sự Cao Lạng.

Cùng với màn hình trình chiếu và một số tác phẩm nổi tiếng của N. Gogol với ảnh bìa khác nhau sau mỗi lần tái bản được trưng bày trên kệ, Chủ nhiệm CLB NYS Phạm Thế Cường đã giới thiệu tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp củaN. Gogol (1/4/1809 - 04/3/1852): Gogol sinh ngày 20 tháng 3 năm 1809, nghĩa là ngày 1 tháng 4 theo lịch mới. Xuất thân từ vùng Ukraine đầy núi đồi hoang dã, trong một gia đình có người cha là một kịch tác gia tài tử và người mẹ tâm trí buồn sầu u uất,  N. Gogol cô đơn không vợ con, dễ bị khủng hoảng tâm trí, Gogol tìm lối thoát cho mình bằng ngọn bút có ma lực cuốn hút kẻ khác. Nhà văn mang ước vọng về một nước Nga đẹp đúng như trí tưởng mơ ước nên đã mạnh dạn lột trần bộ mặt xấu xa của từng tầng lớp bị trị lẫn thống trị trong toàn thể nước Nga qua các bản văn đầy tính mỉa mai châm biếm. Ông không chừa ai cả, từ hoàng đế đến quan lại, từ trí thức đến bình dân, từ giới địa chủ đến giới nông nô hèn kém. Năm 1852, một tháng trước ngày sinh nhật 43 tuổi; lúc 8 giờ sáng, Gogol qua đời tại một bệnh viện ở Moscow. 

Hình ảnh Gogol nhiều lần được in trên tem bưu điện của Nga và Liên Xô, cũng như trên toàn thế giới. Một số đồng xu lưu niệm mang hình ảnh ông cũng từng được lưu hành tại Nga và Liên Xô. Năm 2009, Ngân hàng Quốc gia Ukraina phát hành một đồng xu lưu niệm tôn vinh Gogol. Nhiều đường phố được đặt tên Gogol tại nhiều thành phố như Moskva, Sofia, Lipetsk, Odessa, Mirgorod, Krasnodar, Vladimir, Vladivostok, Penza, Petrozavodsk, Riga, Bratislava, Belgrade, Harbin, v.v...

Những truyện ngắn được Gogol sáng tác từ năm 1830 đến năm 1835 đặt bối cảnh ở nước Ukraina, đôi khi những truyện ngắn này được gọi chung là những Truyện Ukraina. Còn những truyện ngắn được ông sáng tác từ năm 1835 đến 1842 lấy bối cảnh thành phố Petersburg, thỉnh thoảng được gọi chung là những Truyện St Petersburg. Phần lớn tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt và được nhiều thế hệ người đọc Việt Nam yêu mến, tiêu biểu như:

+ Những linh hồn chết (1842, tiểu thuyết), NXB Văn học, 1965; Công ty Nhã Nam. 2019.

+ Quan thanh tra (1836, kịch), NXB Văn học, 1957, 1963.

+ Mirgorod (1835, tập truyện), trong đó đã dịch: Viy - Taras Bulba -  Chuyện kể Ivan Ivanovich đã cãi nhau với Ivan Nikiforovich như thế nào.

+ Những buổi tối trong trang ấp ở gần Dikanki (1831 – 1832).

+ Những câu chuyện Petersburg (1835, tập truyện), đã được dịch: Đại lộ Nevski – Bức chân dung - Cái mũi.

Tiếp theo, Phó GS Đoàn Trọng Huy, với góc độ nghiên cứu văn học đã chia sẻ với cử tọa những nhận xét của ông về cuộc đời và văn nghiệp của N. Gogol, về các nhân vật trong vở kịch : “Quan thanh tra” và trong một số tác phẩm của N. Gogol đã dịch ra ở Việt Nam. Trong đó N. Gogol đã mô tả lại xã hội Nga đầy rẫy sự độc ác cay nghiệt, những quan chức tham lam sảo trá, nông nô thì ngu si, dốt nát….. để chứng minh N. Gogol là một nhà văn thật vĩ đại có tầm nhìn thật sâu và ông rất tâm đắc với nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu văn học Nga đánh giá các tác phẩm của N.Gogol như những bức hí hoạ về nước Nga và người Nga.

Luật sư Trần Anh Tuấn đã trích dẫn những đoạn văn anh thích trong tác phẩm “Cái mũi”, “Quan thanh tra”, “ Những linh hồn chết” …để dẫn chứng xã hội Nga thời mà người ta trọng vọng chức tước, giai cấp trưởng giả….theo anh, trước 1975, vài tác phẩm của N.Gogol đều được dịch và xuất bản rộng rãi ở Sài gòn. CN Phạm Thế Cường phân tích những cái bi - hài mà N. Gogol đã hí họa về nước Nga thời Sa Hoàng qua tác phẩm Cái áo khoác; Bức chân dung kịch Quan thanh tra và Những linh hồn chết. Theo anh Nguyễn Hữu Hạnh, “Quan thanh tra” của N. Gogol vẫn còn mang tính thời sự trong thời nay, vì nhạy cảm nên Việt Nam đôi lúc không chấp nhận tiếng cười trào phúng.Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Hà, chị đã từng đọc văn phẩm của N.Gogol và một số nhà văn Nga nhưng được chuyển ngữ từ bản tiếng Pháp. Trước 1975, chị cùng hai thành viên Kim Dung, Ngọc Dung đã từng xem hài kịch “ Ngài thanh tra” do ban kịch Tân Dân Nam (trước đó có tên Dân Nam) dàn dựng từ tác phẩm của N. Gogol được phát sóng trên đài truyền hình chính quyền Cộng Hoà và Sài Gòn là một trong những nơi sớm tiếp thu thể loại kịch nói từ  phương Tây.

Cuộc tọa đàm có được sự chuẩn bị tốt, diễn ra với sự hào hứng, sôi nổi và có chiều sâu, các cử tọa có dịp hiểu thêm về cuộc đời và văn nghiệp của N. Gogol, tác giả của “Những linh hồn chết” một cuốn tiểu thuyết được xếp loại vào hàng đặc sắc nhất mọi thời đại. Đối với những độc giả yêu văn học đích thực, N.Gogol vĩ đại, có tầm nhìn sâu sắc mãi mãi là “Linh hồn không chết”.

Cũng trong dịp này, các thành viên CLB NYS có dịp ngưỡng mộ thành quả lao động năm 2020 của PGS Đoàn Trọng Huy là 10 tác phẩm với 2 bản văn in chung và 8 in riêng, PGS đã tặng CLB NYS đủ 8 cuốn. CN Phạm Thế Cường thay mặt CLB NYS cảm ơn PGS và chúc ông luôn vui khỏe, có nhiều bài viết trong thời gian tới, đồng thời cảm ơn chị Kim Dung lần thứ ba mang sách tặng CLB…..

Kết thúc buổi tọa đàm, Chủ nhiệm Phạm Thế Cường thông báo lịch sinh hoạt của CLB NYS: Tháng 01/2021 giao lưu với NV Nguyễn Mạnh Tuấn; tháng 02/2021 mừng Xuân Tân Sửu và giao lưu với dịch giả Hoàng Hưng về một số tác phẩm ông dịch về đề tài tâm lý giáo dục trong đó có “Trí khôn sáng tạo”; tháng 3/2021 sẽ tọa đàm và ra mắt di cảo của PGS Lê Sơn.

                          

Ông Nguyễn Anh Tuấn tham luận tại toạ đàm

    Ngọc Dung

Các Bài viết khác