NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TỌA ĐÀM “NHÀ VĂN HENRYK SIENKIEWICZ HIỆN THÂN CỦA TINH THẦN DÂN TỘC BA LAN”.

( 20-09-2019 - 11:13 AM ) - Lượt xem: 807

Vào sáng chủ nhật ngày 01-9-2019 tại Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường (352 đường số 8, phường 11, Gò Vấp, Tp.HCM), Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng đã có buổi tọa đàm về “NHÀ VĂN HENRYK SIENKIEWICZ HIỆN THÂN CỦA TINH THẦN DÂN TỘC BA LAN”. CLB NYS đã vinh dự đón tiếp Tiến sĩ Sử học NguyễnNhã, chị Giang Thanh - Phụ trách Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã đến dự tọa đàm và tặng sách cho CLB; Kỹ sư Hóa Trần Đào (lần đầu tới CLB) cùng 15 thành viên CLBNYS.

Trước khi vào nội dung chính của buổi tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Nhã giới thiệu về quyển sách "Phở Việt"và “Vovinam - Việt võ đạo ” mà ông đã trao tặng cho CLBNYS. Với sách “Phở Việt” - 186 trang doông chủ biên đã đươc Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành tháng 04/2014;các cử tọa đã có cái nhìn toàn cảnh về món ăn đã được thế giới vinh danh. “Phở Việt”, Tạp chí Times đã xếp “Phở Việt là một trong 10 món ăn trên thế giới có lợi cho sức khỏe; được minh họa với nhiều hình ảnh, tư liệu quý về phở Việt từ những ngày đầu cho đến hiện nay, khi phở Việt đã hiện diện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt có bức tranh vẽ Phở Gánh Hà Nội năm 1913 của họa sĩ người Pháp Maurice Salgé….Với bộ sách “Vovinam – Việt Võ đạo” do võ sư  Trần Nguyên Đạo biên soạn. Theo Tiến sĩ Nguyễn Nhã, Vovinam là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng phải đến năm 1938 mới được phổ biến tại hà Nội. Môn võ được phát triển dựa trên môn vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp những tinh hoa của các môn phái võ thuật trên khắp thế giới. Sáng Tổ là cố võ sư Nguyễn Lộc (tạ thế ngày 29/4/1960), Từ 1960 võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Chưởng Môn môn phái và chịu trách nhiệm phát triển và quảng bá rộng rãi Vovinam ra toàn thế giới. (tạ thế năm 2010). Hiện nay võ sư Nguyễn Văn Chiếu là Chánh Chưởng Quản môn phái. Ngày nay Võ đạo Việt Nam đã được phát triển quy mô rộng với nhiều môn sinh có mặt trên 60 quốc gia trên thế giới, đã góp phần vào cuộc bảo tồn và phát huy võ học dân tộc thành một môn võ Việt Nam hiện đại được sự ủng hộ của nhiều giới trong nước và ngoài nước.

Là tác giả của luận án tiến sĩ “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (năm 2003), Tiến sĩ Nguyễn Nhã đã bày tỏ cảm xúc khi nhắc đến các tác phẩm về biển đảo do ông chủ biên đồng thời chia sẻ những hình ảnh, tư liệu về Hoàng Sa – Trường Sa được ông lưu trữ trong USB để các thành viên CLBNYS có thể sao chép, tra cứu…..

Sang phần tọa đàm, Chủ nhiệm CLB NYS Phạm Thế Cường đã giới thiệu sơ nét tiểu sử Tiểuthuyết gia Henryk Adam Alexandr Sienkiewicz(H. Sienkiewicz):

H. Sienkiewicz (05/5/1846 - 15/11/1916) là nhà văn Ba Lan đoạt giải Nobel Văn học năm 1905. Ông thường ký dưới các tác phẩm của mình bằng bút hiệu Litwos. Nói đến văn học Ba Lan, người ta không thể không nhắc tới H. Sienkiewicznhà văn xuất sắc của Ba Lan thời cận đại, một trong những văn hào lớn của thế giới. Các tác phẩm của ông tràn đầy tinh thần dân tộc, tình yêu chính nghĩa và công lí, lòng nhân đạo, lên án mọi thứ bất công, mọi hình thức áp bức bóc lột con người. cho tới nayH. Sienkiewiczvẫn là nhà văn Ba Lan vô địch về số lần cũng như số lượng sách được tái bản ở trong và ngoài nước.

H. Sienkiewicz là con trai một địa chủ quý tộc nghèo sống ở nông thôn. Đến tuổi đi học, do ảnh hưởng của các biến động trong nền kinh tế, gia đình chuyển về Warszawa. Học xong trường gymnazy năm 1870, ông vào học Đại học Warszawa, lúc đầu học luật và y khoa, sau chuyển sang văn và sử. H. Sienkiewicz là cộng tác viên thường xuyên của các báo Przegląd TygodniowyGazeta PolskaNiwaSłowo và bắt đầu gây được sự chú ý với tiểu thuyết Namarne (Phí hoài, 1871), các truyện ngắn Stary sluga (Người đầy tớ già, 1875), Hania (1876), đồng thời ông cũng trở thành một nhà báo được thừa nhận tài năng. Năm 1876, tờ Gazeta Polska cấp tiền cho Sienkiewicz đi Mỹ với điều kiện đổi lại là ông phải viết một loạt bài về Hoa Kỳ; ở đây ông tham gia vào những thử nghiệm xây dựng trại xã hội chủ nghĩa không thành ở Anahaim (gần Los Angeles). Từ 1878 ông trở về châu Âu, đi nhiều nước, viết báo, viết văn và diễn thuyết. Năm 1879, H. Sienkiewicz trở thành chủ bút một tờ nhật báo mới ở Ba Lan; ba lần lấy vợ; vợ đầu có hai con nhưng chết sớm. Sau khi về Ba Lan, Sienkiewicz bắt đầu sáng tác bộ ba tiểu thuyết Trận hồng thủy - Ngài Wolodujowski – Bằng lửa và gươm - viết về các sự kiện diễn ra hồi thế kỉ 17 trong thời gian chiến tranh giữa người Ba Lan với người Kazakh, với người Thụy Điển và với người Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó H. Sienkiewicz viết hai tiểu thuyết về cuộc sống hiện đại là Bez dogmatu (Không có giáo điều) và RodzinaPolaniekich (Gia đình Polaniecki), còn vào những năm 1895-1896 - tiểu thuyết Quo vadis nói về cuộc sống dưới triều đại của hoàng đế Nero thời cổ La Mã đã mang lại danh tiếng thế giới cho ông.

Năm 1900, H. Sienkiewicz được những người hâm mộ quyên tiền đủ để mua một trang trại nhỏ và tổ chức sinh nhật. Năm 1905 ông được trao giải Nobel vì những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực sử thi, mà cụ thể là tiểu thuyết Quo vadis viết về cuộc đấu tranh của những người Thiên Chúa giáo với Nero. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, H.Sienkiewicz rời quê sang sống ở nước Thụy Sĩ trung lập, làm việc trong tổ chức Hồng thập tự Ba Lan.

Gần cuối đời, sau khoảng 10 năm bệnh tật liên miên. H.Sienkievich đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết du ký rất xuất sắc dành cho bạn đọc trẻ tuổi “Trên sa mạc, trong rừng thẳm (1910 – 1913) và tiểu thuyết lịch sử Những đội quân Lê Dương (1913 – 1914) mà cái chết không cho phép ông hoàn thành. H. Sienkiewicz mất tại Vevey (Thụy sĩ) ngày 15/11/1916  thọ bảy mươi tuổi. Tám năm sau thi hài của ông được chuyển về Warszawa và an táng trong nhà thờThánh Jan.

Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:

- Quo vadis (tiểu thuyết, 2 tập), Nguyễn Hữu Dũng dịch, NXB Văn Học, 1985 (tập 1), 1986 (tập 2); tái bản lần 2 và lần 3 năm 2003-2004.

 - Hania, Nguyễn Hữu Dũng dịch, NXB Văn Học, 1986.

- Trên bờ biển sáng (tập truyện ngắn), Nguyễn Hữu Dũng - Lê Bá Thự dịch, NXB Văn Học, 1989; 2000.

- Chú bé nhạc sĩ (nguyên tác: Janko muzykant, tập truyện), Từ Đức Hòa dịch, NXB Phụ Nữ, 1988.

- Trên sa mạc và trong rừng thẳm, Nguyễn Hữu Dũng dịch, NXB Kim Đồng, 1988 (in lần 2); NXB Văn Học, 2000; 2002; 2003.

- Nàng thứ ba, (tập truyện ngắn) Lê Bá Thự dịch; NXB Văn Học, 2004.

- Người gác đèn biển, Nguyễn Hữu Dũng dịch, in trong Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Văn Học, 1997.

- Nhạc công đại phong cầm ở làng Ponikla, Chiêm bao, Những nhầm lẫn khôi hài, ở xứ vàng, Nàng thứ ba, Lê Bá Thự dịch, in trong Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Văn Học, 1999.

- Người gác đèn biển, Lê Bá Thự dịch; Đioklex, Nguyễn Hữu Dũng dịch, in trong Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Hội Nhà Văn, 2004; Truyện ngắn đặc sắc các tác giả đư­ợc giải thư­ởng Nobel, NXB Văn Học, 2004.

 

Tiến sĩ Nguyễn Nhã  giới thiệu và tặng sách cho CLB

Tiếp theo,PGS Đoàn Trọng Huy đã chia sẽ những nội dung trọng tâm trong bài viết của mình về Văn hào H. Sienkiewicz đăng trong Tập san số 92 của CLB NYS:H. Sienkiewicz là một trong những văn hào lớn nhất của nhân dân Ba Lan, những sáng tác của ông có mộtvị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa Ba lan, được đánh giá rất cao trên văn đàn thế giới. Với tiểu thuyết Quo Vadis, ông đã được tặng giải Nobel về văn học năm 1905, đó là một tuyệt phẩm có giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật lớnđề cập đến một thời đại, một nền văn hóa xa xưa có nhiều khác biệt với ngày nay nhưngdưới ngòi bút tinh tế và khoáng đạt củaH.Sienkiewicz, từng nhân vật những mâu thuẫn nội tâm, mối quan hệ xã phức tạp….nảy sinh trong quá trình vận động phát triển.Cuốn sách phản ánh một giai đoạn lịch sử của xã hội La Mã dưới thời bạo chúa Nero thông qua câu chuyện tình đầy éo le ngang trái của chàng quí tộc Vinxius với nàng Ligia theo Kito giáo, hai nhân vật đại diện cho hai phe đối lập. Kết thúc phần phát biểu PGS Đoàn Trọng Huy mong rằng với truyền thống văn hóa đọc, các thành viên CLB nên tiếp cận nhiều với các tác phẩm của H. Sienkiewicz, ai chưa từng đọc nên tìm đọc để hiểu thêm về văn học Ba Lan, một đất nước xa xôi, một dân tộc hào hùng và chiến tranh triền miên giống như dân tộc Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã,Ba Lan và Việt Nam có những điểm tương đồng về lịch sử, tinh thần dân tộc và lòng yêu nước. Nếu nguy cơ mất nước là có thật như Trung tướng Phạm Văn Dỹ nói thì sách vỡ và học thuật là hệ trọng. Việt nam có kho tàng văn hóa thi ca phong phú,văn hóa ẩm thực mà thế giới rất thích…..chúng ta cần quảng bá rộng ra thế giới, CLB NYS giới thiệu nhà văn H. Sienkiewicztiêu biểu cho dân tộc Ba Lan, tương lai CLB cũng nên giới thiệu những nhà văn tiêu biểu Việt Nam để đến lúc nào đó Việt Nam cũng có thể sẽ có giải Nobel văn học. Cái dỡ của Việt Nam từ xưa nay là biết nhiều lịch sử Tàu mà không quan tâm lịch sử Việt Nam khi mà Bộ sử Hoàng Lê Nhất thống chí hay không kém Tam quốc diễn nghĩa.

………………

PGS Lê Sơn đã bày tỏ cảm nghĩ của mình về đất nước Ba Lan sinh đẹp, độc đáo và bài viết “Ấn  tượng “Quo Vadis” của mình đăng trong tập san 92 của CLBNYS. Ông đã biết đến Quo Vadis lần đầu từ những năm xa xưa qua bộ phim Quo Vadis củaMỹ sản xuất năm 1951 do mevyn Leroy đạo diễn với diễn xuất của Robert Taylor (vai Marcus Vinicius), Deborah Kerr(vai Ligia), Leo Genn (vai Gaius Petronius). Peter Ustinov (vai Nero)….phim được đề cứ 8 giải Oscar và dành 2 giải Quả cầu vàng. Mãi đến năm 1985, 1986, ông mới được đọc thiên sử thi QuoVadis do dịch giả “mới toanh” Nguyễn Hữu Dũng chuyển ngữ sang tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Ba Lan.Quo Vadis là bức tranh toàn cảnh xã hội La Mã vào năm 61 sau công nguyên, với những mâu thuẫn chính trị xã hội và tôn giáo đã căng thẳng tới tột đỉnh chỉ chờ bùng nổ. Đã hơn 30 năm trôi qua, khi nghĩ tới Quo Vadis là trước mắt PGS Lê Sơn lại hiện lên một xã hội La Mã hồi đầu Công nguyên do Nero thống trị với những cảnh sinh hoạt, những cảnh cung đình đàng điếm xa hoa, cảnh tàn sát giáo dân với tiếng thét “ném bọn thiên chúa giáo cho sư tử”, cảnh tàn sát hàng loạt người bằng nanh vuốt của dã thú, cảnh thiêu sống, đóng đinh tội đồ lên thánh giá…..

Trong bài viết của mình, PGS Lê Sơn có chú thích:Quo Vadis trong tiếng Latinhcó nghĩa là "Ngài đi đâu?". Câu hỏi này liên hệ quan đến một truyền thuyết Kitô giáo: Đang khiPhêrô chạy trốn để tránh khỏi việc bị kết án đóng đinh ở Rôma, Phêrô đã gặp Chúa Giêsu, ông hỏi Chúa: "Quo vadis, Domine?" ("Lạy Chúa, Ngài đang đi đâu?"), Chúa Giêsu trả lời: "Eo Romam crucifigi iterum" ("Ta vào thành Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa") - ngụ ý nhắc nhở Phêrô phải can đảm tiếp tục sứ vụ của mình. Cuối cùng, ông đã quay trở thành Rôma để bị đóng đinh vào thập tự giá tại chân đồi Vatican, nơi ngày nay là nhà thờ thánh Phêrô.

Qua ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Nhã kỳ vọng tương lai Việt Nam cũng sẽ có giải Nobel văn chương , PGS Lê Sơn cho rằng tiêu chuẩn bầu chọn khen tặng giải Nobel của Viện Hàn lâm Thụy Điển rất khắc khe………

Đồng cảm nhận với các phát biểu, anh Phạm Quốc Tâmchia sẻ việc đã đọc Quo Vadis lần đầu qua bản dịch bằng tiếng Nga và có nhiều ấn tượng về đất nước Ba Lan. Ba Lan từng là thuộc địa của nhiều nước, có chiều dài lịch sử đau thương nhưng hào hùng, Việt Nam cũng có những điểm tương đồng.

Chủ nhiệm Phạm Thế Cường, đãchia sẻ thêm về dịch giả Nguyễn Văn Thái – Việt kiều Ba Lan đã dịch: Trên sa mạc và trong rừng thẳm  (TSM & TRT) của H. Sienkiewicz, một thành công mới của dịch giả trong lãnh vực dịch thuật. Ông đã dịch một cách trung thực, chính xác đến từng ý, từng câu được chuyển tải qua tiếng Việt dễ hiểu. Dịch giả rất tự tin với tác phẩm dịch của mình dù TSM & TRT đã được dịch giả Nguyễn Hữu Dũng dịch từ tiếng Ba Lan sang tiếng Việt cách đây trên 30 năm và đã 25 lần tái bản. NXB Kim Đồng đã mua lại bản quyền của dịch giả  Nguyễn Văn thái để phát hành.

 

Bà Huỳnh Thiên Kim Bội tặng bộ thơ "Cận đại Việt sử diễn ca" cho tiến sĩ Đoàn Trọng Huy

Nhà văn Phùng Thanh Vân, đã chia sẻ cảm nghĩ về Quo Vadis, về giữ gìn độc lập của dân tộc Việt Nam và nói lời tạm biệt các thành viên CLB NYS để về định cư tại Vũng Tàu.

 

Chị Hùynh Thiên Kim Bội tặng sáchCận đại Việt sử diễn ca của cha là nhà giáo - nhà thơ Huỳnh Thiên Kim cho Pgs Đoàn Trọng Huy. Đây là một tác phẩm sử ký bằng thơ gồm 4.444 câu thơ lục bátgiới thiệu khái quát lịch sử dân tộc Việt Nam trong hơn 3 thế kỷ đầy biến động.

Kết thúc buổi tọa đàm, Chủ nhiệm Phạm thế Cường cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Nhã, chị Giang Thanh, kỹ sư Trần Đào và các thành viên đã góp phần cho buổi tọa đàm thành công và thay mặt CLB NYS cảm ơn nhà văn Phùng Thanh Vân đã đồng hành cùngCLB trong thời gian qua. Đồng thời thông báo cuộc tọa đàm tháng sau kỷ niệm 8 năm thành lập CLB NYS (10/2011 - 10/2019) được tổ chức vào ngày 06/10/2019 và giới thiệu tác phẩm Sử thi của nhà giáo, nhà thơ Huỳnh Thiên Kim.

NGỌC DUNG

Các Bài viết khác