NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NGUYỄN XUÂN KHÁNH NGƯỜI TỰ GIẢI THOÁT

( 08-12-2023 - 05:26 PM ) - Lượt xem: 1521

Vào lúc 8 giờ 30 ngày 03/12/2023, tại Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường (352 đường số 8, phường 11,Gò Vấp,Tp.HCM),CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng (CLB NYS) đã tổ chức buổi tọa đàm về sự nghiệp và cuộc đời nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Ông là tác giả của nhiều tập trường thiên tiểu thuyết văn hóa lịch sử như "Hồ Quý Ly", "Mẫu thượng ngàn", "Đội gạo lên chùa"..., đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Theo Nv Nguyễn Xuân Khánh: "Có một con đường khác để có được kiến thức vững chắc mà không cần tới trường lớp - là tự học. Có tự học thì cái học mới sâu sắc...".

 

Vào lúc 8 giờ 30 ngày 03/12/2023, tại Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường (352 đường số 8, phường 11,Gò Vấp,Tp.HCM),CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng (CLB NYS) đã tổ chức buổi tọa đàm về sự nghiệp và cuộc đời nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Ông là tác giả của nhiều tập trường thiên tiểu thuyết văn hóa lịch sử như "Hồ Quý Ly", "Mẫu thượng ngàn", "Đội gạo lên chùa"..., đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.

 

Đã có 25 thành viên CLB NYS tham dự. Nhà thơ Phạm Xuân Nguyên đã gửi CLB NYS băng ghi âm đọc thơ viếng nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.

Cùng với một số tác phẩm của nhà văn được trưng bày trên bàn và qua màn hình trình chiếu là Ấn phẩm định kỳ số128 giúp cho bạn đọc hiểu hơn về cố nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (Nv NXK) và thế giới văn chương của ông: MỖI SỐ MỘT CHÂN DUNG:- Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh(sưu tầm) -Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh một đời nhẫn nại, một đời kiên cường(Hạnh Lê) - Nguyễn Xuân Khánh và câu chuyện một thế hệ(Mai Anh Tuấn) - Mấy nét về đường văn Nguyễn Xuân Khánh(Lại Nguyên Ân) - Từ cõi “Đèn mơ”(Trần Chiến) - Sự đan bện giữa lịch sử, văn hóa, phong tục trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh(Hoài Nam) - Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh:Tính nữ trong dân tộc Việt(Thành Vinh) - Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh như một diễn ngôn nghệ thuật về lịch sử và văn hóa(Nguyễn Đăng Điệp) - Trư Cuồng - lời cảnh báo 30 năm(Hoàng Hưng) -  Chút vĩ Thanh “Chuyện ngõ nghèo“ (Xuân Ba)- Con lợn và câu chuyện về tính Nhân bản… (Lê Quỳnh Anh)- Bóng trăng(Lê Thùy Dương)- NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng “dạy” Võ Huy Tâm sửa văn (Lê Hồng Thiện)- Lớp văn cho bộ đội (Nguyễn Huy Thắng)- TRÊN GIÁ SÁCH CỦA CHÚNG TÔI: Top 5 tiểu thuyết hay nhất của cố nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (Minh Ngọc tổng hợp) TRANG VĂN CLB:Cõi Không (Kiến Văn).

Mở đầu, Chủ nhiệm Phạm thế Cường(CN PTC) đã giới thiệu sự nghiệp văn học của Nv NXK: Nguyễn Xuân Khánh sinh (1933 -2021) tại làng Cổ Nhuế, Hà Nội, ông đỗ Tú tài Toán, học Đại học Y khoa Hà Nội cho đến hết năm 1952 thì ra vùng tự do tham gia bộ đội. Trong khoảng mười năm, ông ở một đơn vị pháo binh, rồi dạy văn hoá tại Trường Sĩ quan Lục quân trước khi chuyển về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trong thời gian làm báo, ông đã bắt đầu viết văn, viết biên khảo. Năm 1963, ông cho ra mắt tập truyện ngắn đầu tiên có tên Rừng sâu. Từ 1966, ông là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong trước khi về hưu non vào năm 1973. Sinh nghề tử nghiệp, con đường văn chương của ông phải ngừng gần 30 năm vì biến cố về nhận thức. Sau khi nghỉ hưu, ông bắt đầu cuộc đời nghèo khó của mình cùng hoàn cảnh khó khăn của đất nước lúc bấy giờ và chuyên tâm hơn bên những trang viết. Hình ảnh ông đạp máy khâu, viết hàng ngàn trang tiểu thuyết luôn được giới văn nghệ sĩ và bạn đọc nhắc tới với niềm tôn kính sâu sắc.

Những bộ tiểu thuyết đồ sộ liên tiếp ra đời nhưng phải kiên nhẫn nằm trong ngăn kéo đợi nhiều năm sau mới được xuất bản. Sáng tác của ông theo hai thể loại là tiểu thuyết văn hóa lịch sử và tiểu thuyết phúng dụ.

Nổi tiếng nhất trong mảng tiểu thuyết văn hóa lịch sử có Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa.Với Đội gạo lên chùa ra mắt năm 2011, Nv Nguyễn Xuân Khánh từng được nhắc tới là nhà văn lớn tuổi nhất viết dài nhất, gần 900 trang.

Thể loại phúng dụ có thể kể đến Miền hoang tưởng, Chuyện ngõ nghèo. Trong đó, Miền hoang tưởng đã được xuất bản lần đầu tiên khá sớm, vào năm 1990, trong khi Chuyện ngõ nghèo viết năm 1982 nhưng mãi tới năm 2016 mới được Nhã Nam xuất bản với tên mới, không giữ được tên gốc của tác phẩm là Trư cuồng. Đây là

chuyện của chính cuộc đời ông. Một thời nghèo đến mức, nuôi lợn để lợn nuôi mình, vừa khó nhọc vừa kiếm được từ đó những niềm vui. Ông mô tả các cuộc va chạm người - lợn bằng một trí tưởng tượng phong phú và tài hoa.

Tiểu thuyết "Hoang tưởng trắng" viết năm 1974 nhưng đến năm 1990 mới được in ở NXB Đà Nẵng dưới cái tên "Miền hoang tưởng" và bút danh Đào Nguyễn. Mãi đến năm 2015, tức 25 năm sau, tác phẩm mới ấn bản lần thứ hai với tên gốc là "Hoang tưởng trắng", lấy tên thật của tác giả. Cuốn sách "Chuyện ngõ nghèo" được hoàn thành vào Tết 1980, đúng giai đoạn khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam, và nó được ấn bản sau đúng 30 năm hoàn thành bản thảo.

Ngoài ra, ông còn dịch thuật nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Những quả vàng, Chuông nguyện cầu cho kẻ đã khuất, Năm tuần trên khinh khí cầu, Tâm lý học đám đông.

Theo Nv Nguyễn Xuân Khánh, thế hệ ông là thế hệ cũ, bị ảnh hưởng do chiến tranh, không được đào tạo bài bản; nên có được chút năng lực làm việc đều là nhờ các cá nhân nỗ lực tự học tự đào tạo - "Có một con đường khác để có được kiến thức vững chắc mà không cần tới trường lớp - là tự học. Có tự học thì cái học mới sâu sắc...".

Ông được Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội trao nhiều giải thưởng như:

- Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 1998 - 2000 cho tiểu thuyết Hồ Quý Ly.

- Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2001 cho tiểu thuyết Hồ Quý Ly.

- Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2006 cho tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn.

- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2011 với tiểu thuyết Đội gạo lên chùa.

- Giải thưởng Thành tựu văn học trọn đời năm 2018 của Hội Nhà văn Hà Nội.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khành qua đời tại nhà riêng lúc 14h55 ngày 12/6/2021, hưởng thọ 88 tuổi, ông đã hoàn thành sứ mệnh của mình với văn chương và với cuộc đời của chính mình. 

Sau phần phác thảo về tiểu sử, con người Nv NXK, các cử tọa được nghe lại đoạn băng ghi âm đọc thơ viếng Nv Nguyễn Xuân Khánh của nhà thơ Phạm Xuân Nguyên.

Mở đầu buổi tọa đàm, PGS - Tiến sĩ Đoàn Trọng Huy đã chia sẻ bài viết của ông “Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh” (1933 – 2021) xoay quanh sự nghiệp Nv Nguyễn Xuân Khánh qua dư luận văn đàn:Nguyễn Xuân Khánh thích đọc sách và nuôi mộng văn chương từ nhỏ. Hơn 10 tuổi, nhà văn đã từ bỏ làm thơ, chuyển sang văn xuôi. Là nhà văn có tri thức, Nv Nguyễn Xuân Khánh ít chịu biến đổi theo hoàn cảnh bên ngoài, luôn giữ được bản lĩnh, luôn kiên nhẫn tiếp tục đi con đường đã định, dù đã phải trải qua không ít thăng trầm cuộc đời để sống khoan thai, tự tại theo quan niệm “Từ - bi - hỉ - xả” của giáo lý đạo Phật. Sáng tác của ông theo hai thể loại là tiểu thuyết văn hóa lịch sử và tiểu thuyết phúng dụ. Nổi tiếng nhất trong mảng tiểu thuyết văn hóa lịch sử có Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa, Nv Nguyễn Xuân Khánh đã chọn cách viết dung hòa giữa Văn và Sử, có hư cấu nhân vật nhưng vẫn đảm bảo được tính khách quan của lịch sử.Hai cuốn sách được ấn hành sau khi Nguyễn Xuân Khánh qua đời:Tiếng người trong văn (2021), tập hợp nhiều bài viết, thường dưới dạng tùy bút và tiểu luận, ở nhiều thời điểm khác nhau, có thể xem là một tiểu hồi ký của cố nhà văn. Đó là những câu chuyện được kể của những người thân, người bạn văn, của cuộc đời của chính tác giả thời thơ ấu, ký ức về người mẹ thân yêu và những người thân thiết.“Nguyễn Xuân Khánh - một nụ cười mỉm, một nghiệp văn xuôi” là một tuyển chọn các bài viết hay về đời văn Nguyễn Xuân Khánh, một nhà văn lớn của văn học hiện đại Việt Nam vừa tạ thế giữa năm 2021. Đọc cuốn sách này, bạn đọc có thể thấy được toàn bộ thông tin về con người và sự nghiệp của ông, một cuộc đời đầy những thăng trầm và một sự nghiệp đồ sộ tuy đầy chông gai.

Có mặt tại buổi tọa đàm, Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Bác sĩ Đinh Đức Long nhận định, trong bộ 3 tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” (2000), “Mẫu Thượng ngàn” (2006) và “Đội gạo lên chùa” (2011) thì “Hồ Quý Ly” (HQL)được tái hiện cách nay đã gần bảy thế kỷ với bối cảnh xã hội Đại Việt nhiều biến động. Bản thân là kẻ tiếm ngôi dù HQL đã đưa ra các cách tân quan trọng trong xã hội đương thời, nhất là sử dụng tiền giấy, nhưng ông không được lòng dân nên thất bại, mất nước.

Thành viên Nguyễn Hữu Hạnh, phát biểu tại buổi toạ đàm

Anh Nguyễn Hữu Hạnh phát biểu, bản thân đã đọc “Trư cuồng” nhưng ấn tượng nhất với bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa, theo anhđã để lại giá trị nhất định cho nền văn học. Đọc Hồ Quý Ly của Nv Nguyễn Xuân Khánh chúng ta nên có cái nhìn khách quan hơn đối với bi kịch của người cải cách đi trước thời đại.

Anh Bùi Công Tự cho rằng thế hệ nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, những người sinh đầu thập niên 1930, là thế hệ chịu nhiều biến cố lịch sử, xã hội, là thế hệ gần như cuối cùng trước 1954 được đào tạo trong hệ thống giáo dục Pháp thuộc địa, từ nhỏ đã được giáo dục theo tinh thần văn hóa phương Tây. Nền giáo dục đó đã đào tạo rất nhiều nhân tài.

CN PTC thay mặt Ban Chủ nhiệm CLB NYS cảm ơn các thành viên đã về dự, thông báo buổi tọa đàm: “Nhật Tuấn đi về nơi hoang dã”được tổ chức vào lúc 8g30 ngày 10/12/2023, tại 435/3 đường Thống Nhất, P11, Q.Gò Vấp trong khuôn viên trường Mầm non Hoa Mai, cũng là tư gia của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Đồng thời thông báo kỳ sinh hoạt tới của CLB NYS được tổ chức vào ngày 07/01/2024, chủ đề về nhà thơ Nguyễn Duy.

NGỌC DUNG

Các Bài viết khác