NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

GHI CHÉP VỀ KỲ SINH HOẠT “NGUYỄN HỮU ĐANG NGƯỜI ĐƯỢC BÁC HỒ GIAO VIỆC KHÓ”

( 18-09-2013 - 10:06 AM ) - Lượt xem: 1730

Ngày 4/8/2013, Kỳ sinh hoạt thường kỳ của CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng được tổ chức vào hồi 9g ngày 4/8/2013 tại 352 Đường số 8, P11, Q.Gò Vấp với chủ đề \"Người được Bác Hồ giao việc khó\" nhân dịp 100 năm ngày sinh của nhà hoạt động văn hoá Nguyễn Hữu Đang, người được Hồ Chủ Tịch giao nhiệm vụ Trưởng ban tổ chức ngày độc lập 2/9/1945. Và phát hành phụ bản tác phẩm văn xuôi của nhà thơ Đinh Hùng nhân kỉ niệm 46 năm ngày mất của ông...



Khách mời của CLB có nhà văn Nguyễn Quang Thân- nhà văn Dạ Ngân, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy - nhà thơ Lý Phương Liên, nhà thơ Hà Phương, nghệ sĩ nhiếp ảnh-phóng viên ảnh chiến trường Đoàn Công Tính, Ts Đặng Kim Thanh, Đặc biệt có sự hiện diện của ông Đinh Hoài Ngọc ( con trai nhà thơ Đinh Hùng)…. Cùng khoảng 60 thành viên, cộng tác viên của CLB.

Mở đầu kì sinh hoạt, Ông Phạm Thế Cường, chủ nhiệm CLB giới thiệu phụ bản tháng 8 Tác phẩm Đinh Hùng với tựa đề Đám ma tôi gồm hai tác phẩm Đám ma tôiDạ Lan hương,  sau đó thành viên Đặng Huỳnh Thị Lâm Thanh Vân, giới thiệu đôi nét về nhà thơ Đinh Hùng. Sau phần giới thiệu, ông Đinh Hoài Ngọc con trai nhà thơ Đinh Hùng, rất xúc động cám ơn CLB Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng đã in lại phát hành nội bộ truyện Đám ma tôiDạ lan hương đã thất lạc từ lâu. Truyện Đám ma tôi, đối với ông rất ý nghĩa vì là tác phẩm đầu tay của cha ông viết vào khoảng 17, 18 tuổi. Ngoài ra, ông cũng cảm ơn các anh chị sinh viên đã từng làm luận văn về thơ Đinh Hùng với sự giúp đỡ của CLB về tư liệu. Qua CLB ông xin chuyển lời cám ơn tới Ths Phạm Thị Huyền – trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì đã chọn đề tài “Thơ Đinh Hùng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật” để làm luận văn cao học và tặng ông tập luận văn đó.

Phần tiếp theo của kỳ sinh hoạt, bà Ngô Thị Mỹ Lệ, phó Chủ nhiệm CLB giới thiệu  chân dung và sự nghiệp của nhà hoạt động văn hóa Nguyễn Hữu Đang, “Người được Bác Hồ giao việc khó”. Sau phần giới thiệu của bà, Chủ nhiệm CLB Phạm Thế Cường giới thiệu cuốn “Nguyễn Hữu Đang trang viết trang đời” phụ bản của kỳ sinh hoạt và ông nói thêm một số tư liệu về Nguyễn Hữu Đang, ông nhấn mạnh vai trò tổ chức của Nguyễn Hữu Đang trong thời kỳ hoạt động trong Hội Truyền bá quốc ngữ, Hội Văn Hoá Cứu Quốc và đặc biệt là việc tổ chức cực kỳ xuất sắc ngày Quốc Khánh 2/9/1945 trước và trong Cách mạng Tháng 8. Nguyễn Hữu Đang cũng tổ chức thành công Hội nghị Văn hoá Cứu quốc lần thứ nhất tháng 11/1946, tổ chức phong trào thanh niên xung phongBình dân học vụ trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và với hai mốt tình của ông với hai người phụ nữ mà ông đành phải gác lại hoặc từ bỏ vì phải toàn tâm toàn ý phục vụ Cách mạng và với câu nói “ May tôi đến với cách mạng, cách mạng cho tôi biết đúng sai”. Ngoài ra, là những chia sẻ về những điều còn bí ẩn quanh việc quay bộ phim độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính cũng đầy cảm xúc, khi nhắc về Nguyễn Hữu Đang. Với  ông Nguyễn Hữu Đang là một nhà hoạt động xã hội xuất sắc, có uy tín và là nhà báo luôn đưa những quan điểm văn hoá của Đảng trên các tờ báo  trước CMT8 góp phần cho quần chúng hiểu hơn về Đảng và từ đó đi theo Đảng.

Theo Ts  Lê Vĩnh Quốc thì Nguyễn Hữu Đang không những là nhà báo, nhà hoạt động xã hội giỏi mà ông còn là nhà chính luận xuất sắc có những bài viết độc đáo thể hiện quan điểm tự do, dân chủ mà Hồ Chủ Tịch vẫn hằng tâm theo đuổi.  Ông có sự cuốn hút kỳ lạ, ở đâu ông cũng trở thành nhân tố tích cực là trung tâm của tổ chức nên ông có nhiều bạn bè giúp đỡ và ủng hộ. Ông là một người dám dấn thân, dám đấu tranh, dám thể hiện và chứng minh tính đúng đắn quan điểm của mình, chính vì vậy ông đã bị hiểu lầm và bị tù đầy.
 

Nhà văn Nguyễn Quang Thân, người đã từng gặp gỡ Nguyễn Hữu Đang khi còn sống đã bồi hồi kề lại những kỷ niệm, những tình cảm mà Nguyễn Hữu Đang dành cho bạn bè như Phùng Quán, Phùng Cung, Tuân Nguyễn, Trương Tửu… và ông kết luật: Nguyễn Hữu Đang là một người sống hết mình với bạn bè, đồng chí và ông cũng là một người suốt đời đấu tranh cho một đời sống dân chủ và công bằng.

 
Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh, một CCB trong kháng chiến chống Mỹ rất vui và cảm ơn CLB đã tổ chức buổi toạ đàm về  Nguyễn Hữu Đang, người mà ông rất quý và kính trọng, ông cho rằng CLB Nguyễn Huy Tưởng đã làm những kỳ sinh hoạt  bổ ích và có ý nghĩa rất to lớn. Bản thân ông rất ủng hộ, ông mong CLB, ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững.

Ông Lưu Trọng Bình cảm ơn vì nhờ quyển sách viết về Nguyễn Hữu Đang của CLB, qua buổi toạ đàm hôm nay người tham dự đã hiểu rõ hơn về Nguyễn Hữu Đang, một con người còn ít người biết đến và cũng không ít người biết mà hiểu sai ông. Những tư liệu được biết qua buổi toạ đàm này là ta hiểu rõ và đúng ông hơn. Qua hiện tượng Nguyễn Hữu Đang ông mong những tư tưởng “lạc thời”  sẽ được thay đổi, để đất nước ngày càng tốt hơn, con người sống nghĩa tình hơn “ người với người sống để yêu nhau”.

Ts Đặng Kim Thanh thì nói: Nguyễn Hữu Đang là một con người độc đáo, ít người biết về ông, cuốn “Nguyễn Hữu Đang trang viết trang đời” tổng hợp những bài viết rất xuất sắc của ông và những bài viết của những người hiểu biết viết về ông đây là một cuốn sách tốt, tôi mong rằng CLB nên xin phép xuất bản cuốn “Nguyễn Hữu Đang trang viết trang đời” này để nhiều người được đọc hơn.
 
Phần xúc động không kém của kỳ sinh hoạt tháng 8, là sự có mặt có vợ chồng nhà thơ Lý Phương Liên và Nguyễn Nghiêm Bảy. Mọi người có mặt ở buổi Sinh hoạt rất vui và xúc động, khi sự trở lại sau hơn 40 năm vắng bóng trên thi đàn của nhà thơ Lý Phương Liên. Với tình cảm xúc động và sâu lắng nhà thơ Lý Phương Liên đã đọc bài thơ “ Ca bình mình” rất truyền cảm.  Còn  ông Nguyễn Nghiêm Bảy lại tặng mọi người bài thơ “ Đám cưới bạc”  bài thơ ông sáng tác tặng vợ, được in trong tập thơ “99 bài thơ tặng Liên” khiến mọi người tại buổi sinh hoạt rất ghen tị với tình yêu không tuổi của đôi vợ chồng  này.  Có nhiều câu hỏi vì lí do  Lý Phương Liên nhìn trẻ hơn so với tuổi, có phải do luôn sống trong tình yêu, không bị phai mờ theo thời gian hay còn bí quyết nào khác. Lý Phương Liên đầy cảm xúc, khi nhớ về  tuổi thơ cơ cực của mình, đối với nhà thơ được sống tới ngày hôm nay, là một điều tuyệt vời mà cuộc sống ban tặng.  10 tuổi  mất ba, 16 tuổi mất mẹ. Đi làm công nhân khi mới 16 tuổi để nuôi 3 em nhỏ. Cái thời buổi thiếu ăn, thiếu mặc, 3 chị em gái chung nhau hai cái quần. Chính cuộc sống khổ cựu ấy, mà tới ngày hôm nay nhà thơ sống rất bịnh dị. Đối với nhà thơ, công việc nào cũng đáng quý, đáng trọng dù đó là những công việc bần cùng nhất.

Có nhiều câu hỏi, dành cho Nguyễn Nghiêm Bảy về tập thơ “ 99 bài thơ tặng Liên”. Tại sao không phải là 100 bài thơ tặng Liên, mà lại là 99 bài thơ. Ông Nguyễn Nghiêm Bảy trả lời 100 là đủ là cất đi, 99 là còn phải đi tìm. Có lẽ, vì luôn đi tìm những cái mới, mà  cho đến tận hôm nay, tình yêu của đôi vợ chồng này vẫn cứ son, vẫn cứ nồng nàn như tuổi đôi mươi.

Nhà thơ Lý Phương Liên, nhớ về  lý do nhà thơ tái bản lại tập thơ “ Ca bình minh” sáng tác hơn bốn mươi năm về trước. Câu chuyện rất ý nghĩa, xúc động về một người lình già từng rất yêu thơ Lý Phương Liên đi tìm thơ Lý Phương Liên. Ông đã đăng trên mạng  những dòng chữ đầy xúc động “ Những ai còn biết nhà thơ Lý Phương Liên, hơn 40 năm về trước giờ ở đâu, ai còn giữ tập thơ của nhà thơ Lý Phương Liên. Ở hiệu sách cũ, những nơi đồng nát có ai còn không, cho tôi mua lại, giá bao nhiêu cũng được”. Vô tình đọc những  dòng chữ ấy trên mạng, nhà thơ Lý Phương Liên rất xúc động,  quyết định gọi điện gặp người lính già ấy. Người lính già gọi cho con gái  công tác tại miền Nam tới gặp nhà thơ Lý Phương Liên. Qua người con gái nhà thơ rất cảm động khi được biết bố cô đã giữ những bài thơ của Lý Phương Liên đi qua những năm ác liệt của cuộc chiến tranh, bài thơ đã bị cháy xém trong bom đạn, úa vàng theo năm tháng, ông vẫn còn giữ. Bài thơ đã thật sự là niềm vui, nguồn động viên cho người lính trong những ngày giữa cái sống và cái chết. Từ câu chuyện đó, nhà thơ Lý Phương Liên đã quyết định phải in thành một tập thơ, để gửi tặng mọi người, những người từng yêu mến thơ Lý Phương Liên.


12 giờ buổi sinh hoạt kết thúc. Khi chủ nhiệm Phạm Thế Cường, tuyên bố kết thúc. Mọi người vẫn ngồi yên, lắng đọng, chưa ai nghĩ rằng buổi sinh hoạt đã kết thúc. Điều đó, cho thấy buổi sinh hoạt, đã rất thành công. Buổi sinh hoạt đầy ý nghĩ, nó là cuộc gặp gỡ giữa người và người, cuộc gặp gỡ của những người yêu sách. Mọi người ra về đều luyến tiếc, ai cũng mong kỳ sinh hoạt kéo dài lâu hơn.

Tác giả bài viết: TUỆ LÂM

Nguồn tin: Câu lạc bộ Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng

Các Bài viết khác