NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

LƯU QUANG VŨ NGƯỜI NGHỆ SĨ LÃNG MẠN VÀ ĐA TÀI

( 11-07-2024 - 03:55 PM ) - Lượt xem: 894

Vào lúc 9 giờ ngày 07/7/2024, tại Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường (352 đường số 8, phường 11,Gò Vấp,Tp.HCM), CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng (CLB NYS) đã tổ chức buổi tọa đàm: Lưu Quang Vũ - Người nghệ sĩ lãng mạn và đa tài, một thi sĩ mà tên tuổi đã nổi danh trên thi đàn vào những năm 70 của thế kỷ trước. thơ của ông được viết lên từ những đau khổ, mất mát, của chính cuộc đời mình, là tác giả của hàng trăm bài thơ, truyện ngắn cùng hơn 50 kịch bản sân khấu. Về dự tọa đàm, đặc biệt với sự có mặt của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, một người tình đầy day dứt cũng đầy yêu thương của Lưu Quang Vũ và nhà thơ Lý Phương Liên cùng 30 thành viên CLB NYS.

Cùng với các tác phẩm của tác giả được trưng bày và qua màn hình trình chiếu là Ấn phẩm định kỳ số 135 với các bài viết giúp bạn đọc hiểu biết thêm về một tài năng trẻ với phận tài hoa bạc mệnh: MỖI SỐ MỘT CHÂN DUNG: Lưu Quang Vũ, nghệ sĩ tài hoa (Đoàn Trọng Huy) - Lưu Quang Vũ bi kịch và bi hài kịch (Phạm Vĩnh Cư) - Lưu Quang Vũ tâm hồn trở gió (Phạm Xuân Nguyên) - Tạ Đình Đề, một nguyên mẫu của vở kịch huyền thoại “Tôi và chúng ta” (Dương Thanh Biểu) -  Cái lớn trong những “Chuyện nhỏ sớm mùa Thu” của Lưu Quang Vũ (Hương Lê) – (Nhớ một người thơ đắm đuối đất nước mình (Thiên Điểu)  - Chuyện người phụ nữ Lưu Quang Vũ đắm say (Lưu Hà) - Đời thường của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ qua ký ức người thân (Hiếu Nhân) - Xem lại những tác phẩm đặc sắc của Lưu Quang Vũ (Ng.Phương) - Lưu Quang Vũ: Gió và tình yêu thổi mãi (Nguyễn Quỳnh Anh) - Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, tượng đài của nền kịch nghệ Việt Nam (Phương Lan) -  Chuyện tình đẹp nhưng đầy bi thương của Xuân Quỳnh-Lưu Quang Vũ (Ngô Thảo). GIỞ TRANG NHẬT KÝ NGUYỄN HUY TƯỞNG: Sống mãi với Thủ đô, tác phẩm khởi công trong những ngày “lửa bốc” (Nguyễn Huy Tưởng). TRÊN GIÁ SÁCH CỦA CHÚNG TÔI: “Tôi và chúng ta” (Tiến Hải) - Di cảo Lưu Quang Vũ những điều ký gửi… (Phạm Khải).

Mở đầu buổi tọa đàm, Chủ nhiệm Phạm Thế Cường (CN PTC) đã giới thiệu vài nét về Thi sĩ Lưu Quang Vũ (17/4/1948 - 29/8/1988) . Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch người Việt Nam, là tài năng nghệ thuật lớn của văn học và sân khấu Việt Nam hiện đại.

Ông sinh ra ở tỉnh Phú Thọ, nhưng gốc quê là ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ông là con của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh.

Năm 1954, gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội.

Năm 1965 đến 1970, ông nhập ngũ và gia nhập Quân chủng phòng không – không quân.

Ngày 3/6/1965, ông nhập ngũ và được đào tạo thành thợ máy ngành Vô tuyến điện tử máy bay tại Trường Hàng Không Cát Bi-Hải Phòng, sau đó phục vụ tại C4-trung đoàn tại sân bay Nội Bài. Đây là thời kỳ bắt đầu của sự nghiệp của Lưu Quang Vũ.

Năm 1970 – 1978, ông xuất ngũ là làm nhiều nghề để kiếm sống: làm ở Xưởng Cao su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp phích.

Năm 1978 – 1988, ông làm biên tập viên “Tạp chí sân khấu” và bắt đầu sáng tác kịch nói.

Vở kịch đầu tay của anh mang tựa đề “Sống mãi tuổi 17” được viết lại từ kịch bản của Vũ Duy Kỳ.

Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, nawm 1998,Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.

Tuy chỉ dừng lại ở 40 tuổi đời nhưng Lưu Quang Vũ đã kịp để lại một khối lượng đồ sộ với vô vàn các tác phẩm có giá trị, sống mãi với thời gian.

Các tác phẩm như: Hồn Trương Ba da hàng thịt - Lời thề thứ 9 - Bệnh sĩ - Khoảnh khắc và vô tận - Ông không phải bố tôi - Tôi và chúng ta - Tin ở hoa hồng - và Nàng Sita; đã làm nên sự sôi động trên sân khấu Việt Nam vào thời kỳ đó.

Vở kịch Sống mãi tuổi 17, đã được trao Huy chương vàng Hội diễn sân khấu.

Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người. Kịch là nơi Lưu Quang Vũ có thể bộc lộ trực tiếp hơn những khám phá và nhận thức, là nơi ông có thể đóng góp được một cách trực tiếp và tích cực hơn cho cuộc sống. Có nhà phê bình đã nói rằng: Lưu Quang Vũ làm thơ là để sống cho riêng mình và viết kịch là để sống cho mọi người.

Ông được đánh giá là "nhà viết kịch xuất sắc của thời kỳ hiện đại". Trong lịch sử sân khấu nước ta, thời kỳ của Lưu Quang Vũ có lẽ là thời kỳ sôi động, giàu sức sống nhất, thu hút đông đảo người xem nhất. Ông cũng là một trong những người tiên phong trong phong trào đổi mới văn hoá văn nghệ.

Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ có vở kịch Hồn trương ba da hàng thịt, tác phẩm nói về bi kịch cuộc đời của Trương Ba, khao khát được sống là chính mình. Tuy rằng cuộc đời này rất nhiều cám dỗ thế nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải giữ được tâm hồn trong sạch, thẳng thắn. Sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn là điều ai trong chúng ta cũng đều phải hướng đến.

Năm 1985, tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc, trong 8 vở kịch ông tham gia hội diễn có đến 6 vở giành được Huy chương Vàng, 2 vở đoạt Huy chương Bạc - một con số kỷ lục trong làng sân khấu nước ta cho đến thời điểm này.

Tại Liên hoan sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2018, vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng đã giành Huy chương Vàng...

Với gần 50 vở kịch giàu tính thời sự và có ý nghĩa xã hội sâu sắc, ông đã đóng góp cho nghệ thuật sân khấu Việt Nam những năm 80 nói riêng và văn học Việt Nam nói chung những giá trị nghệ thuật lớn.

Không chỉ hiện diện với tư cách là nhà viết kịch hàng đầu, Lưu Quang Vũ còn là một nhà thơ, nhà văn tài hoa với nhiều sáng tác thơ và truyện ngắn đặc sắc, có tầm vóc tư tưởng lớn.

Thơ của Lưu Quang Vũ không chỉ là sự bay bổng và tài hoa mà còn chứa đựng cảm xúc sâu lắng, suy tư và khát khao.

Rất nhiều bài thơ của ông, như “Và anh tồn tại”,Tiếng Việt”, “Vườn trong phố”, và “Bầy ong trong đêm sâu”, đã được người đọc yêu thích. Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng.

Với những đóng góp to lớn và xứng đáng cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, tháng 9/2000, Lưu Quang Vũ được Đảng, Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Đây là một phần thưởng cao quý và rất xứng đáng dành cho sự nghiệp văn học, nghệ thuật của Lưu Quang Vũ.

Phác thảo đôi nét về Lưu Quang Vũ (LQV), theo PGS Đoàn Trọng Huy (PGS), LQV “là người tài hoa, và lại đào hoa, nên LQV đa tài mà cũng đa đoan. Mối tình nào cũng đằm thắm, nhưng lại dở dang, trừ với Xuân Quỳnh nơi bến đỗ cuối cùng, bền chặt trong mái ấm gia đình 15 năm cho đến ngày định mệnh 29/8/1988”. Tuy chỉ sống 40 năm trên dương thế song những dấu ấn mà LQV để lại cho đời vô cùng sâu đậm: Từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, sống trong thời kỳ khó khăn của đất nước - Nhà thơ, nhà văn tài hoa - Hiện tượng hiếm có trong nền sân khấu kịch nói Việt Nam. Tên tuổi LQV gắn với nhiều tác phẩm sân khấu giá trị như Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Nàng Sita, Mãi mãi tuổi 17…. đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

Đến dự buổi toạ đàm trong tâm trạng nhớ về một người bạn tài hoa LQV, nhà thơ Lý Phương Liên (vợ cố nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy) kể lại những ký ức một thời đã qua của vợ chồng chị với LQV. Dịp này, các cử tọa được nghe chị đọc lại bài thơ “Ca bình minh” -  một hiện tượng thơ từng gây xôn xao dư luận đầu thập niên 70 của thế kỷ trước.

Trong tọa đàm, nhà thơ Võ Xuân Tòng, Nv Nguyễn Đạt Ninh, Ls Trần Anh Tuấn, BS Đinh Đức Long…cũng đã thể hiện tình cảm của mình với LQV, các ý kiến đều cho rằng, thi sĩ là một thiên tài và thơ ông còn đẹp mãi trên văn đàn Việt Nam. BS Đinh Đức Long chia sẻ, anh tận mắt chứng kiến 3 chiếc quan tài của vợ chồng LQV và con trai được đưa vào nhà xác bệnh viện Hữu Nghị.

Trong không khí xúc động của buổi tọa đàm, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, con gái của nhà văn Kim Lân - người được xem như tri kỷ của LQV trong những tháng năm đau xót và hy vọng. Khi được hỏi về mối tình thầm lặng của chị với nhà viết kịch nổi tiếng, chị gọi mối tình với LQV là “tình yêu sét đánh”, mở ra một đoạn đời đầy giông tố cho cả hai. Chị đã lý giải nguyên nhân chia xa và cả hai đã hướng đến nhau theo một cách khác, trở thành điểm tựa tinh thần cho nhau trong sáng tạo nghệ thuật, theo chị yêu một người không có nghĩa là người đó phải thuộc về mình. Điều khiến nữ họa sĩ đau khổ nhất là chị mất đi kỷ vật tình yêu giữa hai người là một cuốn sổ chung, LQV làm thơ còn chị vẽ minh họa luôn vào đó. Hai tháng trước khi qua đời, LQV đã gặp chị để nhắc lại một lời hẹn chung sẽ in một tuyển tập, thơ LQV và những bức họa của chị. Cuốn sổ đã mất, chị chỉ còn lại một số bản viết tay những vần thơ của LQV tặng.

Kết thúc buổi tọa đàm, cùng với tiếng hát và đệm đàn của nhà thơ Hồng Minh, cử tọa đã được nghe lại bài thơ của LQV “Em - tình yêu những năm đau xót và hy vọng”, thưởng thức ca khúc “Hoa hồng ngày xưa” (qua youtube).

Thay mặt Ban Chủ nhiệm CLB NYS, CN PTC cảm ơn Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, nhà thơ Lý Phương Liên, các khách mời mến mộ LQV và các thành viên CLB NYS về dự đã góp phần làm nên chất lượng của buổi toạ đàm, đồng thời thông báo kỳ sinh hoạt tháng 8/2024: Nhà thơ Dương Thị Xuân Quý.

                                                                                      Ngọc Dung

Các Bài viết khác