NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

CHIỀU DÀI ẢO VỌNG (Kỳ 1)

( 24-07-2020 - 12:26 PM ) - Lượt xem: 739

Nhà văn Xuân Hồng tên thật là Nguyễn Xuân Hồng sinh năm 1938 tại Hải Phòng. Ông viết văn khá sớm, năm 1961 ông đã được giải cuộc thi Bút ký của báo Văn nghệ - Hộ Nhà văn Việt Nam và ông cũng là người thuộc khoá đầu tiên của Trại viết văn Hội nhà văn VN. Năm 1964 ông tham gia thành lập Hội Văn nghệ tp Hải Phòng và trở thành thành viên sáng lập. Năm 1971 ông tốt nghiệp ĐH Bách khoa HN ngành Điện khí hoá. Hiện nay ông sống ở tp.HCM. Ông có những tác phẩm chính: - Chiều dài ảo vọng, tiểu thuyết, NXB Văn Học 2009 - Khát vọng, tiểu thuyết, NXB Văn Học 2010 - Mây rừng xứ Lạng, truyện, NXB Văn Học 2012 - Trong lốc xoáy vàng, tiểu thuyết, NXB Hồng Đức 2013 - Giữa hai chiều săn đuổi, tiểu thuyết, NXB Hồng Đức 2020 Từ 24/7/2020 Chúng tôi giới thiệu đến độc giả tác phẩm "Chiều dài ảo vọng" của ông.

Giám đốc Trần Được dừng lại trước cửa văn phòng xưởng lò anh lấy mũ vải phủi bụi than bám vào bộ quần áo màu chàm rồi đi vào ngồi đối diện với Hoan, anh nói :

─ Vừa sản xuất vừa dọn dẹp hậu quả cuộc chiến tranh, thợ thuyền đến kiệt sức mất.

Nhìn mặt Hoan rầu rĩ, Được kêu lên :

─ Ồ sao sắc diện ông có vẻ mệt mỏi thế? Lại chuyện cãi lộn ở gia đình hả? Vợ con có điều gì sai trái từ từ bảo nhau đâu sẽ vào đó, giận dỗi ích gì! Cứ xem ông Chư thợ rèn mà học tập. Mỗi lần ông bà giận nhau lại tòi ra một cô, năm lần năm cô liền. Còn ông mà giận vợ không khéo lại lần lượt  tòi ra vài ba tiểu thư tha hồ nuôi mệt.

Hoan phì cười. Được chẳng lạ gì cảnh vợ chồng anh. Hai năm nay Được đã chứng kiến mấy lần Luyến – vợ anh tìm sang công đoàn nhà máy dò hỏi có cô nàng nào quyến rũ khiến anh Hoan lạnh nhạc với mình.

─ Đâu phải chuyện vợ con. Mình suy nghĩ vẩn vơ nên mất ngủ hơi mệt.

─ Có “mẻng” nào chăng? Kể nghe xem!

─ Không có mẻng miếc gì chỉ là nghĩ chuyện đời và những số phận đen bạc thôi.

─ Lại còn rỗi hơi thế nữa! Bớt mộng mơ đi ông. Ông nghĩ chuyện bao đồng hiệp sỹ  kiểu tiểu tư sản làm gì, suy nghĩ về sản xuất thì hay hơn.

Không trả lời Hoan đưa tập nhật ký vận hành có nhận xét của anh cho Được xem.

Mấy đêm nay mất ngủ nên dáng vẻ anh phờ phạc thất sắc. Vợ con rồi anh đâu dám hy vọng yêu cô gái nhỏ bé đẩy xe gòong than ấy. Nhưng ngay đêm qua anh vẫn trằn trọc phân vân nghĩ mãi về nàng, về con thuyền ván gỗ hà ăn ruỗng ọp ẹp đầy bất trắc mà Tiểu Mai và gia đình vượt biên, tìm một nơi dễ làm ăn hơn Hôm ấy khuôn mặt vốn trắng hồng ngây thơ của Mai tái đi. Nàng lặng lẽ bước xuống thuyền, hai mắt mở to nhìn anh nước mắt chảy ra mà không được khóc thành tiếng. Cuộc chia ly đau đớn và thầm lặng vì sợ công an nên phải giữ bí mật. Anh muốn gào to lên gọi tên nàng nhưng phải nén lại, khi con thuyền không đèn lặng lờ trôi theo nước ròng thuỷ triều cuốn ra sông cửa Cấm rộng mênh mông. Một cánh tay nhỏ nhắn như vô tình thò ra ngoài cửa khoang thuyền cứ mờ dần trong ánh phản quang nhạt nhòa của những ngọn đèn trên bờ kè. Anh không thể tin rằng “nàng Natasa” nhỏ nhắn đi xa rồi. Cả gia đình đưa nhau đi tìm miền đất hứa trên một con thuyền mong manh chứa sẵn nhiều rủi ro. Sự nguy hiểm được báo trước con thuyền có thể vỡ bất cứ lúc nào. Số phận nghiệt ngã buộc họ liều lĩnh, chọn cái sống trong cái chết. Tiểu Mai có người anh bị bắt đi lính Ngụy, năm năm tư phải đưa vợ con  dy cư đi Nam. Ngày ấy Tiểu Mai còn bé tí. Trong chiến tranh có bị xét nét đôi chút nhưng gia đình nghèo nên người ta cũng bỏ qua. Sau giải phóng, biết tin anh của Mai là sỹ quan Ngụy, hàng xóm đối xử có phần dè dặt. Việc đi học, đi làm của mọi người trục trặc cứ như bị cô lập bế tắc. Mặc cảm bị xa lánh, lại có điều kiện nhà sẵn thuyền ông bố của Tiểu Mai quyết định cho mọi người trong nhà vượt biên.

Rót trà vào tách sứ, Được cười sởi lởi :

─ Ông sao thế? Nghĩ ngợi gì mà ngẩn tò te như mất hồn ấy! Chuyện gì cũng xếp lại, ta uống trà cái đã rồi cùng bàn chuyện đời nếu ông muốn.

Hai người im lặng nhấm nháp từng ngụm trà Hồng Đào phảng phất hương nhài. Hoan liếc nhìn khuôn mặt cương nghị của Được. Anh chợt nhận ra hình như Được sinh ra dưới ngôi sao hạnh phúc, không biết buồn bao giờ. Dưới đôi lông mày rậm, cặp mắt nhìn thẳng lấp loáng ánh tinh quái Được nhìn anh diễu cợt.

─ Này “ông Hoan” ─ Được gọi thẳng tên một cách nghiêm chỉnh ─  Có bao giờ ông nghĩ tới sự đổi đời chưa? Lẽ ra ông phải tìm cách thoát khỏi cái nhà máy ọp ẹp sắp bán làm sắt vụn này từ lâu. Ông mơ mơ màng màng tự lừa mình trong viễn ảnh làm nhà khoa học. Mấy năm nay ông chưa có hướng nghiên cứu cụ thể chỉ loay hoay với các việc vặt vãnh cam chịu lẹt đẹt mãi hay sao?

─ Bận rộn đến tối mắt thì giờ nào để nghiên cứu, tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao là tốt lắm rồi.

─ Sự vươn lên không có nghĩa cấp trên đặt đâu ông ngồi đấy ngoan ngoãn và chịu khó chu tất công việc chờ sự bổ nhiệm mới. Có vận động ắt có chuyển biến. Người ta vận động mình cứ dửng dưng, ông không xin với trên ai giúp được ông. Hơn nữa ông là hạt giống đỏ đấy. Với lí lịch con liệt sĩ, học Bách Khoa Hà Nội hệ chính quy, ông còn lo gì đường công danh sự nghiệp. Chỉ cần ông mềm đi một chút, điều tốt đẹp sẽ đến với ông. Chỗ bạn bè tôi nói chân tình đấy.

Được nói đúng, Hoan từng có lúc muốn xin chuyển đến một nơi nào khác có điều kiện vươn lên nhưng bị sự bận rộn lấn át lại làm anh quên lãng.

Khi Hoan về nhận việc, Được làm quản đốc phân xưởng rồi lên phó giám đốc và bây giờ là quyền giám đốc nhà máy. Được từng trải, chín chắn khôn khéo và kín đáo. Ít khi anh nói chuyện về những suy nghĩ riêng tư, luôn lẩn tránh những cuộc tranh luận để khỏi bộc lộ quan điểm riêng mình.

Hai người cùng học một lớp với nhau ba năm ở trường cấp II ngoại thành. Được lớn hơn rẽ ngang xin đi học trung cấp điện. Còn Hoan bữa củ khoai, bữa mẩu sắn, lẽo đẽo mãi cũng hết cấp ba. Khi đang học, nghỉ hè năm thứ nhất anh nghe mẹ anh cưới một cô con gái cùng làng khoẻ mạnh và cuồng nhiệt. Hoan ra trường đã đi công tác vài nơi, giờ về đây. Hoan gặp lại Được gặp lại nhau trong nhà máy và trở nên thân thiết.

Hai người uống trà và nhìn nhau. Được không thể im lặng để Hoan cam chịu như thế này mãi. Dù sao cũng một thời cùng chung một lớp phổ thông. Nói ra có lợi hay hại cho quan hệ của hai người Được suy xét do dự mãi mới hắng giọng nhìn Hoan xem phản ứng trên nét mặt anh. Việc nói ra có tính phê phán liệu Hoan có nghe không. Đây là vấn đề tế nhị và khó nói, mặt Được đỏ au, giọng nhỏ lại :

─ Ông là người hiền lành, trực tính về công việc đôi khi nóng nảy nhưng không hại ai và hình như còn thiếu thực tế chốn quan trường ….

Được dừng lời chờ phản ứng của Hoan. Trên khuôn mặt phính phính hai mắt Hoan nhìn xuống lắng nghe bạn nhận xét. Được nói tiếp :

─ Thời cơ đến với mình hiếm không phải lúc nào cũng có, phải chớp lấy ngay. Đất nước đang chuyển mình ông cứ ỳ ra ai đẩy ông lên? Ông xin làm gì có sự điều chuyển ông đi. Mới giải phóng miền Nam người ta ào ào xin chuyển vào Nam. Xong cái bằng Đại học tại chức tôi cũng sẽ xin chuyển vào Nam. Ông có dám làm một cuộc dy thực không?

─  Đi cùng ông?

─ Không! Chờ đợi tôi mất thời cơ của ông. Các cán bộ miền Nam tập kết đang công tác ở bộ nay thuyên chuyển vào Nam để nắm cương vị chủ chốt của ngành, thành ra ở bộ còn thiếu nhiều người. Tôi mới đi họp trên bộ về được biết ngoài Đông Bắc thiếu một phó ban kiến thiết để mở rộng nhà máy. Chỗ này tuy lắm lộc nhưng phải tiếp xúc với các đội thầu mà đã là thầu, thì họ ma giáo lắm! Ông hiền lành dễ bị họ đưa vào bẫy. Tôi nghĩ xin về vụ công nghệ là hợp với ông nhất. Ở đây người ta thẩm định các phương án xây dựng mới lưới điện, trạm biến áp các nhà máy điện trong cả nước……và xây hàng trăm nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, trạm biến áp ở các vùng miền ……. Ông tha hồ thi thố tài năng. Ông đồng ý về vụ công nghệ trên bộ tôi sẽ giúp.

─ Nếu được ông giúp thì tốt quá! Nhưng thật lòng tôi còn nhiều lấn cấn chưa quyết định dứt khoát được.

─ Lại cái con mẻng nguồn tội lỗi nó giữ ông lại phải không?

Hoan nhăn mặt ngượng vì phải nói ra ý nghĩ vụ lợi của mình.

─  Nếu tôi chuyển công tác sẽ phải trả gian nhà đang ở, mẹ tôi bên quê sang chữa bệnh ở vào đâu? Hơn nữa lương kỹ sư bậc hai lèm nhèm, sống ở Hà Nội dễ bị khinh. Lương ít, chịu sao nổi các loại phí ở đất Hà Nội khác gì tự chui đầu vào rọ để bị cứa cổ. Ở đây, dẫu sau cũng còn xoay xở tạm bợ được.

Giọng Hoan nhỏ lại khàn khàn như ai chẹn cổ thật.

Với Được mọi cái dễ dàng đơn giản sao với anh chật vật và khó khăn thế! Để có tiền phụ giúp bà mẹ chữa bệnh, thêm thắt đôi chút cho Luyến, Hoan đi dạy học cả bảy tối trong tuần. Cứ đâu thuê là anh đi. Dạy học thành một nghề tay trái, còn hái ra tiền không thua lương chính kỹ sư.

Bạn anh một kỹ sư vô tuyến điện, nghề mà xã hội nhiều người thèm muốn nói đùa “ông kẻ một cái quảng cáo nhận kèm cặp văn hoá từ lớp 1 đến lớp 12, dạy luyện ôn thi vào Đại học, dạy bổ túc lý thuyết nâng bậc cơ điện từ bậc 2 đến bậc 7 treo nó ở cổng kia kìa”. Anh ta cười mồm nhếch lên méo mó như khóc, nước mắt tủi thân rơm rớm ra. Không phải anh vui vì được trêu bạn mà buồn cho bản thân mình. Chính anh ta cũng đi dạy liên miên. Đồng lương kỹ sư quèn ít ỏi cộng với lương cô giáo cấp 1 làm sao nuôi nổi bốn ông “quân giải phóng” tương lai ăn học. Gia đình họ lúc nào cũng nhếch nhác thiếu ăn. Ông kỹ sư nhiều kỳ vọng của xã hội trở nên mặc cảm tư lự rụt rè và sợ bóng sợ vía những việc phải tiêu tiền.

Hoan thấy cần một cú nhảy đột biến trong cuộc đời nhưng còn do dự. Cú nhảy đột biến nhỡ không bay lên cao mà hụt hẫng, nghĩa là đưa cả gia đình vào ngõ cụt.

Hoan cố uống ực chén trà đắng chát  trấn tĩnh nỗi đau riêng trong lòng. Được cười ngặt nghẽo như đang bị cù, đôi mắt ánh lên long lanh :

─ Ai cũng bảo ông thông minh sắc sảo, nhưng phải thêm ông chậm hiểu và ngây thơ. Bao nhiêu người chuyển công tác đã có ai chịu trả nhà chưa? Ông chuyển công tác nhà cứ giữ. Ông mời được cụ sang sống ở bên này càng tốt. Cụ là vợ liệt sỹ, bố bảo thằng nào dám động vào. Hoặc ông giao nhà cho người quen trông coi cũng được, nhưng đừng nhờ người nhà máy. Họ vào nhà rồi khó đòi lại lắm. Còn chuyện lên lương hơi khó đấy nhưng đã điều động thường được tăng. Ông lên lương hai năm rồi nên có nhiều hy vọng đấy. 

Hoan hiểu, muốn đạt điều mình mong ước phải có sự hy sinh, cái giá hy sinh không lường trước được.

Hai tháng sau cũng trong văn phòng xướng phủ đầy than bụi, dưới ánh sáng của ngọn đèn 100W, Hoan nhận được quyết định điều chuyển công tác và lên lương còn tươi màu dấu mộc son. Thấp thỏm chờ đợi khi có quyết định anh lại dửng dưng không vui. Anh lặng lẽ thu dọn, vỗ bụi từng quyển sách xộc xệch tróc bìa. Tài sản ông kỹ sư toàn sách xếp vẻn vẹn chưa đầy một thùng cát tông mì tôm.

Được từ văn phòng giám đốc xuống chìa cho anh cái phiếu lĩnh tiền: ba tháng chênh lệch hai bậc lương cũ và mới, thưởng năng suất, thưởng lương tháng thứ mười ba. Được nói như người có lỗi :

─ Tôi chỉ giúp được ông thế này thôi.

         Hoan liếc nhìn tờ giấy, một khoản tiền không nhỏ, ân huệ cuối cùng đây.

─ Trước khi lên Hà Nội, tôi phải nghỉ ít ngày về bên quê mong ông thông cảm.

─ Lại khách khí nông nghiệp rồi. Về sống bên mẹ ít ngày trước khi đi xa là nghĩa vụ phải làm. Ông có thể nghỉ từ bây giờ, bàn giao công việc xong rồi nghỉ. Nhân dịp này ông tìm cách đưa quách cô Luyến lên Hà Nội sống cho luôn gần nhau. Ở đây tiếng gần nhà nhưng mấy khi ông về bên quê. Hai người như vợ chồng ngâu ấy.

Hoan mỉm cười chua chát :

─ Ông lại đùa dai rồi. Luyến lên Hà Nội không có nhà ở vào đâu sống bằng nghề gì và nhập hộ thế nào được!

─ Hàng vạn người không sổ gạo sổ mùn vẫn theo vợ theo chồng vào Hà Nội sống có đói đâu! Trời sinh voi trời sinh cỏ mà. Luyến tháo vát nó buôn vặt tự nuôi sống mình chẳng ăn bám vào ông đâu!

─ Trước khi ông xuống tôi đã bàn giao xong rồi! Tôi đi lo việc tư đây!

─ Này khi đi nhớ tạt vào nhận giới thiệu sinh hoạt Đảng, nhận giấy thôi trả lương.

 

 

 

 

Anh đi trên con đường mới đắp, đất núi còn đỏ tươi giữa vùng nước lợ đất phèn hoang hoá để vào làng. Lác đác một vài ngôi nhà ngói đỏ mọc lên như trong mơ, vượt trên cái sơ sác không tre không chuối của làng quê. Quê anh một làng chài nhỏ bên bờ sông cửa Cấm. Thời chống Pháp nó bị san thành bình địa, dân làng tứ tán khắp nơi sau tản cư về, tất cả các căn nhà đều giống nhau ba hoặc bốn gian hai trái làm buồng, tường trình bằng đất nện, mái lợp cói cắt ở ven sông, rui mè băng tre dóc từ Yên Tử theo đường sông chuyển về. Nhà nhà cách nhau bằng cái dậu mùng tơi hoặc hàng cây điền thanh thấp tè. Quê nghèo mỗi lần Hoan về làng những con chó gầy da bọc xương chạy rông yếu đuối đến không dám sủa, thoáng thấy người đã vội lảng xa hoặc lùi vào sau nhà gầm gừ doạ dẫm. Riêng nhà Hoan ở sát bờ sông, có vườn bạch đàn xanh tốt như một khoảng rừng nhỏ do vợ anh trồng từ ngày hai người mới lấy nhau.

Vừa vòng vào đầu sân, Hoan đã nghe thấy tiếng ông Lâm – chú họ anh, thư ký công đoàn của công ty Rau quả và hải sản, nói oang oang :

─ Bà chị chớ coi thường thằng Hoan, cả cái làng Dương Đông này ai học hành đỗ đạt như nó. Nó là niềm hy vọng của anh ấy, của chị của tôi và của cả cái làng này huyện này. Thằng Hoan là con vàng con bạc trời dành cho anh chị đấy.

─ Vàng ngọc nỗi gì! Có vàng có ngọc còn đói dài ra đây chú ơi! Hoan từ ngoài cửa nói vọng vào.

─ A vừa nói đến, cháu tôi có mặt liền.

Dựng xe đạp vào thềm đất, Hoan lễ phép

─ Cháu chào chú, chú đến thăm mẹ con cháu lâu chưa. Nghe nói chú sắp về hưu và định làm ăn gì lớn lắm cho cháu theo với.

─ Làm ăn con mẹ gì cái thằng nghèo kiết, hết “đát” như chú.

Vẫn cách nói bỗ bã thợ thuyền như bao nhiêu năm trước, dù làm lên đến chức thư ký công đoàn một công ty lớn ông cũng không bỏ được.

─ Tôi đang kể cho mẹ anh nghe lại cái đận tôi và bố anh trốn lính ra Sao đỏ theo Việt Minh, rồi được cử về nội thành tham gia giữ máy không cho lũ Tây đem xuống tàu đưa đi Nam, lúc ấy anh còn đỏ hỏn.

─ Ngày ấy tuy còn đỏ hỏn cháu cũng được tham gia đi biểu tình chống di cư mà còn tích cực khóc phản đối Tây nữa cơ.

─ Chỉ được cái láu cá! Anh làm vướng chân vướng cẳng người ta thì có. Hồi ấy bố anh hăng hái lắm. Ban ngày Tây chủ ốp thợ thuyền đóng gói máy vào hòm gỗ, bố anh và một số người nhịn ăn nằm lại trong kho, đêm cậy lấy máy ra nhét gạch đá vào để sáng chúng chuyển xuống tàu đưa đi Nam. Nguy hiểm vô cùng nhưng mà vui. Bố anh chẳng sợ sệt chút nào, đâu có như mấy thằng chết dẫm cùng làng này chỉ lo an phận trốn xuống tàu há mồm chuồn vào Nam.

─ Thì bây giờ họ đã đem tiền đem của về xây Villa biệt thự trên phố huyện, góp tiền của xây nhà thờ xây chùa.

Bà Liên mẹ anh xen vào chuyện của hai chú cháu. Hoan cười nhẹ nhàng nói với ông Lâm :

─ Lương tâm bất an nên họ xây chùa xây nhà thờ để xám hối. Mọi tội lỗi phản dân hại nước của họ được chính phủ bỏ qua chú bận tâm làm gì cho mệt. Chú về chơi có được lâu không? Ăn với mẹ cháu một bữa cơm rau dưa, liên hoan việc cháu sắp chuyển lên công tác trên Hà Nội.

Mẹ anh thảng thốt lo ngại hỏi :

─ Chuyển lên Hà Nội? Vì sao phải chuyển? Anh có bị kỷ luật không?

Ông Lâm cũng kinh ngạc không kém !

─ Mà sao cháu lại phải chuyển công tác? Có được thăng quan tiến chức không?

─ Thăng quan tiến chức thì chưa biết, nhưng được lên lương lại về Hà Nội. Khá hơn ở dưới này không chưa biết, người ta thường nói ở nhà máy kém hơn ở công ty, công ty kém hơn bộ, ở bộ kém hơn ở cơ quan chính phú. Làm văn phòng có lẽ nhẹ nhàng hơn ở xưởng chú ạ.

Anh phải nói làm việc nhẹ nhàng để mẹ khỏi lo, thực ra anh cũng chưa biết về trên bộ làm những việc gì.

Ông Lâm cười hô hố và vỗ vai Hoan :

─ “Hậu sinh khả uý”. Mừng cho cháu, mừng cho cháu ….. Người ta bỏ tiền chạy chọt xin về Hà Nội còn chưa được. Nhờ vong linh anh ấy phù hộ cháu tôi, chị chả nên lo. Vả lại đâu cũng có đoàn thể răn dạy, ai để cho nó làm càn mà sợ. Không chừng rồi nó có ô tô đón chị lên Hà Nội ở cũng nên.

Luyến đi làm về chào chú họ, chào mẹ chồng, chào chồng xong là xuống ngay bếp, Luyến khép nép như chuột thấy mèo yên lặng nấu nướng ở gian sau.

Bữa cơm làng quê dọn ra : canh cua rau đay, cà pháo muối xổi. Luyến đi làm về có thêm món tép vừa cất vó ở đầm làng, lao xao nhảy trong cái chậu nhôm méo mó. Một bơ lạc nhân rang nóng hổi, một chai rượu thuốc triết từ lọ rượu đặt dưới chân giường tre của bà Liên. Hai chú cháu khề khà nâng ly.

Hoan từ tốn rót rượu vào chén cho ông Lâm.

─ Chú sắp hưu, về làng lần này thăm dò mua đất lập điền trang phải không?

─ Anh cho tôi là bọn phú nông địa chủ mà về làng tậu đất mua vườn? Mà tiền ở đâu ra, bóc lột ai mà có ……Tôi được cấp trên quan tâm cho đi Nhật nhận tàu dối già một chuyến, đang lo vay tiền chết mẹ đây này. Về làng vay mãi chẳng moi ra được đồng cắc nào. Tưởng họ hàng giàu có giúp mình, ai ngờ họ rắn như đinh ấy. Chưa hỏi đã lắc đầu kêu túng thiếu.

─ Chú gõ cửa sai đối tượng rồi! Họ ta mấy ông có con đi tàu viễn dương, mấy ông di cư năm năm tư đều thành tỉ phú có tiền. Họ không cho chú vay là tất nhiên.

─ Chả lẽ họ còn thù tôi.

Mặt đỏ mắt long lên vì giận, ông Lâm thầm chửi cái dân Dương Đông phản động bạc bẽo. Ông thấy tiếc sao cái hồi năm tư, năm nhăm ấy ông không để người ta bắn hay bỏ tù lũ đê tiện làm tề theo ngụy chống phá cách mạng. Ngày ấy ông làm xã đội trưởng ông đã quên cả sinh mạng mình bảo lãnh cho họ để địa phương theo dõi quản lý. Cái thời chỉ vì một câu không khéo đang từ phe ta thành phe địch, đôi khi mất mạng như chơi, Ông đã liều mình bảo lãnh mạng sống của họ, thế mà bây giờ nước đời thật tệ, họ quay mặt đi.

Hoan cười lại rót rượu cho ông Lâm

─ Hận thù nó vốn có sức sống dai dẳng khó quên suốt đời một con người. Đấy vẫn chưa phải là cái cớ chính đâu. Thời kỳ kinh tế làm gì có chữ tình, lợi nhuận là cốt lõi của mọi vấn đề. Cho chú vay vừa khó đòi vừa không dám lấy lời, dại gì mà cho vay.

Ông Lâm tắc lưỡi :

─ Không xong rồi! Chú định đi buôn một chuyến nên phải năn nỉ, kể công kể cán mới vào được danh sách cử đi. Không vay được tiền, đi cũng chỉ là ngó qua đất Nhật.

─ Chú cũng không thất vọng thế đâu! Chú là cán bộ đương chức, xếp thứ hai thứ ba trong công ty lớn của Nhà nước, uy tín chú còn ngời ngời, nhiều người vị nể. Sao chú không tìm gặp các vị chủ sà lan tự hành chở than chở cát, chủ đoàn xe bò kéo thô sơ chở vôi gạch, chủ lò đúc ống nước chảo gang mà hỏi vay? Nhà cửa họ có vẻ tuyềnh toàng, quần áo lam lũ nhưng lại bộn tiền. Vay mỗi nơi một ít, chắc họ tính lãi xuất mềm chịu được.

Nguôi nỗi hờn giận, ông Lâm vỗ vai Hoan cười

─ Thằng này thế mà sâu sắc. Chú chỉ nghĩ đến nhờ họ hàng, quên mất những người quen, bạn bè. Thôi chú đi đây!

   Vội vàng, ông Lâm quên cả là đang dùng bữa.

─ Ơ sao chú vội thế …..

 

 

 

Trong căn buồng này, trên cái giường này những ngày vợ chồng còn đầm ấm, cô gái đánh cá đã cho anh thư sinh biết thế nào là chuyện chăn gối nồng nàn. Sự đằm thắm đôi chút dữ dội khiến anh khó quên. Bây giờ vẫn căn nhà tường đất ấm áp, vẫn cùng nằm trên cái giường ba xà gỗ xoan mua từ ngày mới cưới, vẫn đắp chung cái chăn bọc vải hoa con công Trung Quốc mà hai người chỉ như một đôi bạn cùng giới.

Hơi nóng từ thân thể chắc nịch của Luyến toả ra như mời gợi không làm anh động lòng ham muốn. Anh nén lòng nằm duỗi thẳng chân không cựa quậy hít sâu làn hơi lạnh qua khe liếp nứa, cố giữ một thái độ dửng dưng. Mỗi lần Luyến vờ ngủ mệt, trở mình đặt tay lên ngực Hoan, anh lại nhẹ nhàng nhắc nó xuống. Thực ra không ai ngủ, mỗi người suy nghĩ theo cách riêng của mình. Ngờ vực về những lời đồn thổi thêu dệt, Hoan cảm thấy đau đớn và căm giận. Luyến mặc cảm vì tội lỗi đã phạm không dám đòi hỏi, không dám phá tan sự lãnh đạm bằng cách giả ngủ của chồng. Trời sắp sáng qua cửa thông khí đầu hồi phía tây ánh trăng lạnh lẽo chiếu nhích dần từ thành giường lên đình màn. Không chịu được sự im lặng, Luyến thút thít khóc, thân người chị dựt dựt nghẹn nấc.

─ Anh ơi! Về Hà Nội làm việc là anh muốn dứt xa em. Em biết lỗi rồi! Nếu còn yêu thương anh đánh mắng em không dám oán. Không còn tình yêu xin anh hãy ly dị em. Bằng mặt không bằng lòng, anh để em cô đơn thế này đau đớn lắm! Em muốn chết cho rồi!

─ Chớ nói dại! Ai bảo tôi muốn bỏ cô. Dù ở Hà Nội hay Hải Phòng một tháng hay hơn tôi lại về nhà.

─ Về nhà mà thế này thì đau đớn lắm. Hu……hu. Luyến lại nức nở khóc to. Anh nằm bên, em không được ôm anh khác chi nằm bên cái gối lạnh lẽo. Bị hành hạ tinh thần, em khổ sở tan nát từng khúc ruột. Chưa nỡ bỏ mẹ già tội nghiệp lại, từ lâu em muốn bóp chết anh, rồi mình cũng chết luôn, không còn tình yêu sống để làm gì!

Luyến nói điều này anh tin, cô ta dám làm điều dại dột như vậy lắm. Hoan gắt khe khẽ.

─ Cô có im đi không! Mẹ thức dậy bây giờ

Anh kéo cánh tay nung núc thịt thoảng mùi phấn thơm của Luyến và gối đầu vào rồi đặt tay bên kia lên ngực cô! Luyến oằn người luồn tay còn lại tự kéo cái áo con nịt vú vải lưới và giơ chiếc áo mềm dệt bằng sợi ni lông lên :

─ Hàng ngoại xịn đấy. Em mua của cửa hàng Mai Anh xu chiêng tận trên phố.

   Trong ánh đèn dầu hoả vàng vọt chấp chới nước mắt Luyến long lanh hạnh phúc, Hoan cảm nhận tim cộ đập mạnh, núm vú tròn lồi trong lòng bàn tay anh. Nhưng cái bàn tay ram ráp sờ nhẹ lên cặp vú căng mẩy nóng hổi của cô không vò, nắn, bóp, nặn, nỗi giận hờn vẫn tê tái trong lòng anh. Cả hai im lặng thao thức. Ngoài trời đêm một con chim hoang cô độc bay lạc từ Yên Tử về đậu trên cây bạch đàn kêu thảm thiết “Đã chót thì bóp, Đã chót thì bóp, bắt cô trói cột, bắt cô trói cột”. Con chim bay đi, tiếng kêu ai oán xa dần. Bàn tay của Hoan vẫn hờ hững trên ngực Luyến, cô nín thở chờ đợi.

 

Chuyện lầm lỡ của Luyến và Hoa xảy ra giữa những ngày người Mỹ vào vớt thủy lôi ở cửa Nam Triệu, thuyền đánh cá gần bờ ban ngày phải neo lại các đảo hoang, gần đảo lớn Cát Bà. Hoa đưa con thuyền đánh cá nhỏ vào vũng nước giữa hai ngọn núi lớn nhô lên trên biển. Ở đây có nguồn nước ngọt từ núi róc rách chảy xuống.

Hoa và Luyến tắm sau mảnh ni lông xanh màu lá vắt ngang cây dóc ai gác sẵn. Cái máng bằng nứa chẻ đôi róc ruột, nước chảy như một vòi hoa sen rưới lên thân hình hai người. Họ đùa cợt vuốt ve thân hình nhau và rúc rích cười. Dưới là bãi cát vàng chạy theo rìa đảo. Trong ánh trời chiều lộng lẫy và hoang dã Khoản căng mình ra kéo bó nứa mới đốn trên núi về đan mui thuyền. Tiếng nứa quét lê lạt xạt trên cát sỏi làm hai người nhìn xuống. Thân hình nở nang rám nắng của người đàn ông cởi trần cơ bắp cuồn cuộn như một pho tượng. Hai người ý tứ nhìn nhau.

─ Mày thích hắn không – Hoa hỏi – tao làm thịt hắn nhé

─ Cái chị này, dửng mỡ!

   Đôi môi Luyến chúm chím cười, mắt liếc ngang e thẹn. Hoa nhoài người ra gọi :

─ Anh Khoản, anh về nấu hộ nồi cơm. Tối nay ra khơi sớm đấy!

Giả vô tình Hoa dựa vào cây dóc mảnh ni lông tụt xuống lộ ra hai thân hình phốp pháp không quần áo. Khoản ngây ra nhìn như bị thôi miên. Luyến kêu lên “ối ối” rồi ngồi thụp xuống, hai bàn tay bưng lấy cặp vú. Nghe tiếng kêu Khoản chợt tỉnh, vội vàng kéo bó nứa đi tiếp.

─ Chị này chẳng ra cái thể thống gì! Luyến trách

─ Cho hắn cải thiện một tý đã sao. Thằng chồng gày guộc của chị bỏ rơi chị từ hơn một năm nay. Chị có chồng cũng như chồng chết. Hắn mê mệt con thợ may phố huyện, lúc nào cũng lấy lý do ở lại huyện vì bận việc. Đời chị sao khổ quá! Mẹ chồng lại nghe con trai bắt chị đưa hết tiền dành giụm cho nó sắm đài, sắm xe. Văn hoa rỗng hay nói mẽ giá hiền lành như …..

Hoa bỏ lửng câu nói, mặc quần áo vào và ngước nhìn bầu trời xa xăm, ý nghĩ vương về nẻo hạnh phúc xa xôi. Người đàn bà táo tợn biến, mất trước mặt Luyến chỉ thấy chị Hoa tần tảo, cô đơn, cam chịu ngược đãi đáng thương. Luyến hình dung ra anh chàng Du còm nhom chồng Hoa. Mỗi lần Du từ huyện về, cái đài bán dẫn đeo bên hông kêu ông ổng từ ngoài lộ vào chó cả thôn thi nhau sủa theo. Gặp ai Du cũng đạp xe chậm lại chào hỏi lịch sự nhưng là để khoe cách ăn mặc bảnh bao, cái xe Favarit được tuốt dầu bóng loáng như mới. Trong lúc nói chuyện cái loa vẫn kêu hết cỡ bài cải lương sầu thảm chàng và nàng đưa từ trong Nam ra. Hoa buồn rầu than thở.

─ Thân phận của tôi khác gì con ở, quần quật như trâu ngựa, thèm một chút vuốt ve chiều chuộng không bao giờ có. Lúc hắn muốn, hắn đè mình ra loi choi giống con cào cào nằm trên bụng, thoả mãn xong là có thể chửi mình ngay, thậm chí đánh mình ngay….

Bữa cơm chiều được ăn sớm thịnh soạn đôi chút. Món ăn có : thịt ướp muối rán, củ cải luộc, một đĩa lạc và một chai nếp mới. Tất cả đều do Hoa chuẩn bị, ba người ngồi ăn thỉnh thoảng lại liếc trộm nhau. Hoa cố tình chuốc rượu cho Khoản và Luyến.

Men rượu làm mắt Khoản vằn lên những tia máu đỏ. Anh nhìn hau háu vào bộ ngực nhô nhọn của Hoa rồi lại nhìn trộm Luyến. Mất chủ động Luyến uống từng chén do Hoa rót như người sành rượu. Ngấm men mặt Luyến đỏ ửng, thấy lâng lâng và chếnh choáng. Đầu hơi nặng, Luyến nằm vật ra sạp thuyền, Hoa bưng mâm bát ra cửa khoang trở vào chị chậm chạp cởi áo ngoài phơi làn da trắng mịn và hai bầu vú mọng lúc lắc khêu gợi. Người đàn bà nạ dòng đẩy ập Khoản nằm ngửa ra và trườn người lên anh. Một tay anh đỡ bầu vú một tay như phản xạ tự nhiên anh ghì lấy Hoa. Mọi sự diễn ra không lời trong tiếng sóng ì oạp vỗ vào chân đảo.

Luyến muốn chui ra khỏi khoang thuyền nhưng cái khoang chỉ rộng hai thước rưỡi hai người đã choán mất cửa bảy mươi phân. Cảnh ân ái xảy ra ngay trước mắt khêu gợi lòng ham muốn của Luyến trỗi dậy. Cô cứ nằm yên mãi cho tới khi bàn tay thô ráp của Khoản luồn dưới áo sờ vào lồng ngực, cô co rúm lại muốn phản kháng né tránh nhưng đầu óc choáng váng, cái thân hình nóng hổi đầy sức lực của Khoản đè lên người cô. Muốn đẩy ra nhưng hai bàn tay yếu ớt làm cô khuất phục.

Luyến ngồi ở đầu thuyền khóc, Hoa ở cạnh an ủi. Bỗng Luyến gạt tay Hoa ra đạp cửa khoang xách khẩu CKC ra. Linh tính báo cho Khoản anh vội tụt xuống nước lặn vào gầm thuyền. Luyến bắn theo đạn cheo chéo xé nước hết cả băng. Tiếng nổ chát chúa một vùng vịnh. Khoản bơi sang thuyền đội hai nói :

─ Cô Luyến say rượu muốn bắn tôi, đề nghị đổi người khác sang thuyền đồng chí Hoa.

Ngoài khơi những ánh chớp loàng ngoằng như báo hiệu mùa dông bão sắp tới. Lạ lùng trong cái chiều chao đảo đầy đau khổ ấy thuyền của họ đánh được nhiều cá, nhiều gấp đôi mọi chuyến đi biển.

Sau chuyện ấy, Luyến nhận ra sai lầm không thể tha thứ được. Cô quyết định rời thuyền lên bờ, giúp việc cho tổ xe bò kéo chở cát đá. Không ai chứng kiến chuyện ba người, những lời bàn tán thực hư ai nhận.

Lênh đênh ngoài biển khơi mênh mông nghề thuyền chài đơn điệu và buồn tẻ, những nam nữ thuyền viên không bên này thì bên kia khêu gợi tán tỉnh và chuyện phải xảy ra tất xảy ra….Nó chỉ lộ khi có đứa trẻ được sinh ra không biết con của ai và những lời bàn tán trong làng cứ loang dần câu chuyện như dựng lên ai tin thì tin.

 

 

Căn nhà nhỏ ở xóm Ao Than sáng choang nhờ bốn ngọn đèn ống, ánh sáng rọi ra ngoài ngõ làm người đi qua phải ngó vào. Ông Lâm nhận quyết định làm chính ủy đi Nhật để nhận tàu Hoa Phong Lan, các con đến chúc mừng. Nhà ông rộn rã niềm vui vì cấp trên đánh giá cao công lao của ông trong mấy chục năm qua. Ông tràn trề niềm hy vọng đổi đời. Ông chưa hình dung nổi công việc của chính ủy làm gì khi trên tàu đã có thuyền trưởng, máy trưởng và thủy thủ.

Chưa lên đường, nỗi vui chưa trọn vẹn đã phải lo có tiền mua hàng làm toàn gia ông nhốn nháo hẳn lên, chia nhau gõ cửa các nhà quen biết và họ hàng để vay tiền. Đi công tác Nhật Bản đủ khả năng trả nợ là chắc chắn. Dù khó khăn người ta cũng dốc hầu bao ra gom góp cho ông chính ủy, có đô cho vay đô có vàng cho vay vàng. Họ hi vọng lúc về ông Lâm trả tiền và tặng một món quà biếu xứng đáng.

Gom tiền rồi lại thêm mối lo mới làm sao mang tiền sang Nhật Bản an toàn. Số tiền ăn, tiền tiêu vặt trong thời gian công tác tại nước ngoài sẽ được phát trước lúc lên máy bay. Mang vàng mang đô la ra nước ngoài để mua hàng là bất hợp pháp. Lo lắng mới ít ngày rạc người đi, ông Lâm nghĩ đến trả lại tiền vay của mọi người chỉ đi chơi một chuyến cho đỡ mệt.

Một thủy thủ tàu Viễn Dương con ông bạn thân của ông Lâm, cười khà khà với ông :

─ Để cháu giúp bác việc này, nhờ bọn chuyển ngân đen là xong ngay, phải mất một phần trăm tiền dịch vụ ít hơn gửi qua bưu điện trong nước. Bác ưng ý cháu sẽ giới thiệu với họ.

Ông Lâm ngây người nhìn anh thủy thủ nghi hoặc hỏi :

─ Có tin được cái “ngân hàng đen” ấy không ?

─ Bác thật thà quá! Suốt đời làm thợ như bố cháu nên luôn sợ bị lừa. Việc gì cũng tính toán kỹ, cân nhắc mãi rồi vẫn không dám làm. Ở đây họ làm ăn uy tín lắm! Bọn tàu biển chúng cháu nhiều khi còn vay tiền trước mua hàng đem về bán xong mới trả. Bác gửi tiền ở đây, sang Nhật chỉ cần gọi điện sẽ có người mang tiền đến tận khách sạn giao cho bác.

─ Tôi đâu biết tiếng Nhật mà anh bảo gọi điện ở bên Nhật.

─ Bác nhấc máy bấm số là đầu kia họ biết bác ở đâu. Việc giao tiếp có phiên dịch ở khách sạn.

   Anh thủy thủ tàu viễn dương cười cái vẻ do dự của ông Lâm. Thương bạn của bố, anh mạnh dạn nói :

─ Bác chưa quen việc này cháu sẽ viết giấy bảo lãnh cho cả hai bên. Bác xem căn nhà mặt tiền phố Trần Quang Khải bốn tầng có đủ bồi hoàn cho bác không. Hôm nào đi bác lại đây, cháu sẽ cho biết một số mặt hàng bán chạy và giá cả trong nước để bác liệu mà mua. Hàng về đây cháu sẽ chỉ chỗ bán cho bác. Chuyến buôn cuối đời ai mà không do dự lo âu. Bác đừng sợ, thắng là cái chắc.

Trước khi lên đường ba ngày, ông Lâm có giấy của Lý Phúc Tài chủ hàng vàng Thiên Khánh nhận vay nợ đóng dấu riêng, có lô gô của cửa hàng và giấy bảo lãnh cho Thiên Khánh vay của cha con ông bạn thân. Đưa giấy nhận vay nợ cho ông, Lý Phúc Tài nói :

─ Đây là ba số điện thoại Nhật Bản, Hồng Kông và Xê Un thứ tự từ trên xuống bác cầm lấy và ghi vào sổ kẻo rơi mất. Tới nơi nào cần tiền, bác cứ ở khách sạn gọi điện thoại sẽ có người mang tiền của bác tới. Tất cả đã được quy ra đô la Mỹ. Bác chỉ giao giấy này khi đã nhận đủ tiền. Nhận tiền và giao giấy này xong là giao dịch giữa tôi với bác hết hiệu lực. Nếu bác không xuất ngoại, trả lại tôi giấy này, tôi sẽ hoàn trả tiền cho bác không khấu trừ phần trăm nào.

Mãi tới lúc toàn đoàn tập trung tại khách sạn Thăng Long, chính ủy Lâm mới gặp gỡ từng thành viên thủy thủ đoàn nhận tàu. Thuyền trưởng Bùi Thanh Lượng, thủy thủ tàu viễn dương đã vài lần đi Nhật có bằng lái ca nô đường sông, cháu gọi tổng giám đốc công ty Rau Quả bằng cậu. Thợ máy tàu Trần Khánh người lùn mắt to, tóc cắt ngắn, đầu tròn như quả bưởi nguyên lái xe chở rau cho kho vận ngoại thương miền Duyên Hải, em trai trưởng phòng tổ chức. Đầu bếp của tàu, Lê Thu Thủy nguyên cán bộ nữ công kho đông lạnh của công ty kho vận, gần bốn mươi tuổi còn thích tết tóc trái đào hai bên mang tai cho trẻ trung. Phiên dịch viên tiếng Nhật mới ra trường Hoàng Khải Nam mặt trẻ búng ra sữa, mới được nhận vào tổng công ty. Nguyễn Minh Ngọc bộ đội thông tin xuất ngũ. Cuối cùng là sáu thủy thủ to con mặt ngây ngô như vừa ở quê ra, chắc cũng họ hàng con cháu ai đó trong tổng công ty, hay được gửi gắm từ các “sếp” bên bộ bạn.

Dáng vẻ đăm chiêu, rụt rè của các thành viên làm ông Lâm không yên tâm. Quân tướng kiểu  này hoàn thành nhiệm vụ ra sao đây! Có mặt ở đây rồi nhưng được đi vẫn còn mong manh. Họ trông thấy ông Chính ủy lấm lét sợ như sợ cọp.  Khi chưa ngồi trên máy bay nỗi lo bị thay thế luôn nặng trong họ. Giờ phút chót vẫn có thể bị rớt lại để người khác đi thay vì nhiều lý do như chưa có hộ chiếu, chưa có vé máy bay ….

Ông Lâm đẩy cánh cửa gỗ dày đánh véc ni màu cánh gián vào phòng riêng trong khách sạn của tổng giám đốc. Ông Điền đang ngồi với anh chàng Thông kế toán trưởng công ty. Ông Lâm nhẹ nhàng đặt trải tờ danh sách thủy thủ đoàn lên bàn và ngước nhìn vẻ mặt khó chịu hơi cau lại của ông Điền. Xía vào việc bố trí người là điều kiêng kỵ nhưng ông Lâm cũng phải tỏ thái độ riêng của mình. Bởi chính ủy sẽ phải trực tiếp cùng họ đưa tàu từ Nhật về. Khuôn mặt gày và gồ gãy của ông Điền nhăn nhúm không vui, hai mắt sáng rực thô lỗ nhìn lại ông Lâm như muốn phát tác quát lên. Thông nhìn “sếp” và khẽ lắc đầu, bàn tay vẫy hạ xuống mấy lần ra hiệu phải nhẹ nhàng. Ông Điền chợt thấy mình thất thố, với người nóng nảy cách tốt nhất là vuốt ve. Ông nhẹ nhàng đẩy tờ giấy lại phía ông Lâm và cố dịu giọng :

─ Tôi biết rồi! Ông cứ yên tâm, bên đối tác kèm ta bằng một tổ lái hướng dẫn sử dụng các thiết bị trên tàu và chạy thử từ Nhật tới Hồng Kông họ mới lên bờ. Ra vào cảng có hoa tiêu sở tại, lái tàu chạy ngoài đại dương tay Lượng dư sức đưa tàu về phao số không.

Rót chén trà đặc đẩy đến trước mặt mời ông Lâm, ông Điền nói tiếp :

─ Mọi thủ tục giấy tờ giao nhận và giấy tờ hành trình tàu, công ty đã chuẩn bị đầy đủ. Trách nhiệm của ông làm tư tưởng của đoàn không để ai tụt tạt trốn ở lại là ông hoàn thành nhiệm vụ rồi.

   Ông Điền lịch sự rút thuốc lá ba số mời. Cử chỉ tạ khách, không đuổi ông Lâm cũng hiểu nên rút lui. Dù đúng hay sai cấp trên đã quyết đừng lạm bàn. Thắng lợi là thành tích của trên, nếu thất bại sẽ có người chịu, ông có thể vô trách nhiệm? Vai trò lãnh đạo và vận động quần chúng của ông đã chuyển thành cảnh sát theo dõi mọi người.

   Ông Lâm cúi đầu chào và yên lặng đi ra cùng tờ danh sách thủy thủ đoàn trên tay.

 

 

 

Bầu trời xám trắng nặng nề. Hơi ẩm mờ ảo giăng qua hàng cây bạch đàn lá ướt xũng rũ xuống như nỗi buồn đè nặng trong Hoan. Anh đang bỏ lại tất cả để phiêu lưu tìm tương lai trong mơ hồ không dự đoán được triển vọng. Rường cột đất nước tràn đầy hy vọng cho mai sau của ông Lâm đang đi tìm chỗ đứng trong cuộc đời hiện tại.

   Sân ga buổi sáng không ồn ào. Người ta lặng lẽ lên tàu. Trên khuôn mặt khắc khổ của từng người dù đã bớt đi nét u ám lo âu vẫn còn động lại dáng mệt mỏi rã rượi sau những năm vật lộn tất bật vì chiến tranh dài dặc! Họ đang khoan thai hưởng giây phút thanh bình. Cánh tay gày gò của Được với qua cửa toa tàu. Anh nắm lấy tay Hoan dặn dò :

─  Đi nhé! Giữ gìn sức khỏe để làm việc cho tốt. Thỉnh thoảng về Hải Phòng nhớ ghé thăm anh em trong xưởng. Khi lên Hà Nội đừng quên tìm quan thầy làm chỗ dựa. Phải có ê kíp, một mình đơn độc sẽ khó sống trong cạnh tranh.

   Hoan im lặng nghe, nét mặt buồn rượi. Tàu thét còi từ từ chuyển bánh rời ga, Được còn gào với theo :

─ Phải có ê kíp. Nhớ lấy, đừng quên phải có ê kíp!

   Tàu ra khỏi ga. Được khoác áo mưa đen, đầu trần đứng nhìn theo. Phía sau anh, những toa đen rỗng chờ hàng nối nhau, lặng lẽ nằm trên hai thanh ray hoen rỉ vươn mãi về phía bến cảng.

   Sắt thép va nhau, rền rĩ khi đoàn tàu vượt qua sông Tam Bạc. Khói trắng dày đặc từ các lò xi măng ùn ùn vắt ngang khoảng trời màu chì. Một buổi chia ly ảm đạm.

   Một kỹ sư được vào Đảng vô cùng khó khăn. Giới trí thức tư tưởng dễ lung lay nghiêng ngả. Vào Đảng rồi, có trình độ họ sẽ nắm quyền lãnh đạo điều mà mấy bậc thợ xuất thân nông dân hẹp hòi không muốn. Hoan xin vào Đảng cũng từng bị xét nét đủ điều vì vậy anh yên tâm thời gian dự bị kéo dài nhưng chiều qua nhận thẻ Đảng từ tay Được đưa, anh cứ tự hỏi có phải anh đi là một cú đá hất lên thường thấy trong cuộc đấu nội bộ một vài cơ  quan. Vì sao Được phải dấu anh khi anh đã thành Đảng viên chính thức gần một năm nay? Được vẫn vồn và nhiệt tình đấy nhưng có thực thân thiết với anh hay chỉ giả tạo. Thật kinh khủng, kẻ thù ở xa không đáng sợ bằng bạn xấu ở gần, lúc nào cũng phải canh cánh đề phòng.

   Lần đầu tiên Hoan bước lên thềm đá hoa cương. Màu đen bóng thần thoại làm anh choáng ngợp. Ngồi sau quầy hình chữ U bên trên để bảy tám chiếc điện thoại, người phụ nữ có mái tóc uốn cầu kì từng lọn cuộn cúp vào gáy, dịu dàng hỏi anh với chất giọng ngọt ngào.

─ Anh cần giúp đỡ gì ạ?

Vẻ trang nghiêm nhưng xa lạ khiến anh dụt dè mất tự nhiên. Anh khẽ nói :

─ Thưa chị tôi được điều chuyển về đây. Nhờ chị hướng dẫn cho các thủ tục.

Nhìn anh chàng trắng nhu cục bột, lóng ngóng chìa tờ giấy điều động ra bàn, Hương Lan cười giọng nhỏ nhẹ:

─ Dạ xin anh chờ một chút. Vụ công nghệ đang mong anh, sẽ có người của vụ công nghệ làm việc với anh ngay.

Người đàn bà áo phông, quần bò nhanh nhẹn bước vào khung cửa lắp kính mờ hoa dâu. Mấy phút sau chị ta bước ra cùng một người đàn ông cao dong dỏng đeo kính cận dày choán nửa khuôn mặt lưỡi cày. Giọng anh ta the thé :

─ Thưa thầy, thầy còn nhớ tôi không? Đăng học tại chức đây!

Đăng cười lộ hàm răng thưa nhỏ đen xỉn vì hút nhiều thuốc lá. Khách sáo Hoan đưa tay ra nắm bàn tay gày nhỏ da mỏng nhẽo của Đăng, bàn tay lạnh lẽo đuồn đuỗn vô hồn của người không thật thà. Nhìn thẳng vào mặt của Đăng, nét xảo trá thể hiện qua cái mũi dọc dừa, cái cằm nhọn và đôi mắt lồi khinh bạc. Hoan tự nhủ với con người này mình nên giữ lễ “Kính nhi Viễn Chi”.Anh cười và nói :

─ Chào anh! Tôi mới được điều động tới đây, lâu nay anh vẫn luôn được khỏe chứ?

─ Cảm ơn thầy …. Dạ ngày ở trường tôi được thầy giúp nhiều tôi vẫn luôn nhớ.

─ Thỏa thuận ngày ấy đã kết thúc. Anh còn nhớ tôi xin cảm ơn. Bây giờ khác rồi nên cho qua đi.

─ Dạ một chữ cũng là thầy…

─ Ta cùng một cơ quan gọi anh xưng tôi cho tiện.

Kẻ làm thuê là thầy, người thuê là trò, trớ trêu thay họ lại gặp nhau ở đây. Hoan nhắc đến “thỏa thuận ngày ấy” ý nói Đăng học tại chức Hoan chỉ là người làm thuê thiết kế môn học và hướng dẫn phụ để Đăng bảo vệ đồ án, tiền bạc đã sòng phẳng không nên nhắc lại.

Đăng líu díu gật đầu :

─ Vâng như thế cũng được. Ý anh Vĩnh chỉ đạo thầy Hoan tạm làm công tác thay tôi chờ xếp vào một tiểu ban nào đó sau.

─ Ấy lại thầy bà rồi

Hoan cười vẻ ngượng ngùng của Đăng. Có lẽ công việc của Đăng đang làm nhếch nhác vất vả lắm đây. Muốn lên bờ người ta đang giao mái chèo cho anh, Hoan hỏi :

─ Việc có vất vả không anh Đăng?

─ Bình thường thôi ạ.

   Người đàn bà xinh đẹp khó đoán tuổi vẫn đang chờ, hai người nói chuyện với vẻ tò mò. Đăng quay sang nói với Hương Lan giọng có vẻ mệnh lệnh :

─ Đây là đồng chí Hoan, người mới của vụ công nghệ, ý ông Vĩnh đề nghị cô trao đổi với văn phòng xếp cho đồng chí Hoan một phòng ở tạm.

Truyền lại lệnh của người khác mà cái chất giọng the thé vẻ hách dịch làm Hoan thấy lạ. Anh ta giữ chức vụ gì ở vụ công nghệ.

Hương Lan cười, chị không lạ gì tính lên gân khoe mẽ của Đăng. Vẫn câu nói cũ, Hương Lan dịu dàng :

─  Xin hai anh chờ một chút

   Chị cúi xuống hí hoáy viết vào sổ. Hoan thở dài : lại tiếp tục những ngày tháng “ăn tập thể ngủ cô đơn” như hồi sinh viên.

─ Tôi đã chuẩn bị sẵn việc đón anh rồi, xin gửi anh giấy nhận phòng và quyết định. Anh phải lưu giữ quyết định vì có lúc cần tới.

   Hoan nhìn tờ giấy nhận phòng, một hàng chữ nhỏ in nghiêng phía dưới “Nhà khách ít  phòng, nếu ở lâu quá năm ngày xin báo cho Hành chính”. Anh hiểu phải nhanh chóng tìm nhà trọ.

─ Xin cảm ơn chị

Nói xong Hoan xốc ba lô lên vai, nhìn những ô vuông tủ tường trống rỗng sau Hương Lan anh nghĩ không biết để đựng gì.

Đăng nắm cánh tay Hoan kéo đi.

─ Nào đi nhận phòng, chiều còn trình diện “sếp” và bên vụ tổ chức cán bộ.

Căn phòng nhỏ dành cho ông Vĩnh thứ trưởng mọi cái đều gọn gàng. Trên bàn chồng tài liệu xếp dưới con ngựa chặn giấy bằng thủy tinh màu. Cái gạt tàn để phía trái đầy áp đầu lọc thuốc lá. Ông Vĩnh cắm cúi đọc xấp tài liệu qua cặp kính lão.

─ Chào anh ạ. Em vừa ở Hải Phòng lên, xin được trình diện anh.

   Hoan vui sướng gặp lại giám đốc cũ của anh.

─ Cả hai cậu vào đây.

Thấy thái độ của ông Vĩnh với Hoan, Đăng hiểu là anh chàng này có cái dù hạng nhất ở Vụ này. Mình phải khéo cư xử để lôi kéo hắn.

Ông Vĩnh già, tóc đốm bạc nhưng vẫn tráng kiện, xếp tập tài liệu đọc dở vào ngăn bàn, ông chỉ tay về phía bàn trà gỗ nâu xẫm:

─  Cậu Đăng pha trà đi. Ta sẽ vào việc ngay.

─  Dạ.

Nhanh nhẹn và thạo việc, Đăng tráng ấm pha trà. Vừa uống nước ông Vĩnh vừa hỏi thăm tình hình nhà máy ở Hải Phòng. Ông Vĩnh nói với Hoan:

─  Công việc của Vụ bận rộn lắm. Cậu lên đây sẽ vất vả hơn ở nhà máy. Phải đối phó với nhiều việc đau đầu nhức óc, phải đi công tác luôn, và đôi khi còn phải làm thêm vào ban đêm. Hiện giờ cậu ở chỗ nào?

Hoan báo cáo đại là đã nhờ người thuê nhà ở Tương Mai và sẽ đi làm bằng xe đạp. Ông Vĩnh lắc đầu:

─  Cần ở gần văn phòng Bộ để đề phòng kẹt xe tắc đường, hơn nữa lúc cần có thể gọi được.

─  Báo cáo anh, em sẽ tìm thuê nhà gần đây, nhưng cũng phải thư thư mới tìm được.

─ Thống nhất đất nước đã tám chín năm rồi nơi nào cũng cần điện để phát triển sản xuất, chúng ta phát triển chậm nên việc thiếu điện thường xảy ra ở mùa khô và các giờ cao điểm nên vẫn còn phải cắt điện luân phiên từng vùng. Việc nhiều, người ít cho nên Hoan lên đây nhiều vất vả hơn so với nhà máy. Hoan tạm thời giữ mảng công việc của Đăng để tôi rút Đăng làm việc khác. Các cậu đã trao đổi với nhau chưa?

─ Dạ! Chúng tôi mới trao đổi sơ sơ, mai sẽ chính thức ạ!

Mặt Đăng tươi lên. Ông Vĩnh tiếp :

─ Lúc ba giờ chiều nay cậu Đăng phải cùng tôi tiếp mấy vị ở bên Lào sang. Họ nhờ ta thiết kế dự toán cho cái trạm thuỷ điện nhỏ gần sát biên giới hai nước. Việc mới này quan trọng, phải cẩn thận.

─ Dạ! Đăng dạ nhịp như cái máy.

Ông Vĩnh dặn dò Hoan :

─ Mỗi công việc đều có cái khó riêng việc chưa quen chưa rõ phải báo cáo tôi hoặc trao đổi với cậu Đăng.

─ Dạ tôi sẽ cố gắng giúp anh Hoan ạ.

Hoan buồn cười cái vẻ xum xoe của Đăng. Đăng dạ nhịp theo từng câu nói của ông Vĩnh. Điềm đạm và nhã nhặn ông Vĩnh đứng lên :

─ Thôi về chuẩn bị chiều sang họp. Cậu Đăng ghi biên bản, cậu Hoan cũng nên có mặt ngồi dự thính cho quen.

Ngay ngày đầu được dự họp long trọng với người nước ngoài dù là dự thính làm Hoan cảm động và thấy bất ngờ.

Trằn trọc cố dỗ giấc ngủ trong căn phòng khách xa lạ nồng nặc mùi véc ni đồ gỗ mới đánh bóng. Hoan chỉ thiếp ngủ được khi gần sáng hơi đêm lạnh ùa vào phòng và cái quạt trần ở tầng trên kêu cót két như dũa sắt được tắt. Anh mơ về dòng sông chảy êm ả dưới làn khói xám đục bụi bậm và oi nồng mùi đất nung.

Đăng gõ vào cửa.

─ Ngủ gì khiếp thế! Đợi chờ mãi ở căn tin để cùng uống cà phê, hoá ra ông còn ngủ. Sáng bạch rồi! Mời ông sang vụ ngay nhé!

Gam quan hệ đã chuyển “từ thầy sang ông”! Hoan mỉm cười. Lẽ thường tình ở đời không có gì lạ. Buổi sáng hơi lạnh làm anh phải cố vùng dậy đánh răng rửa mặt.

Ôm một sấp báo và công văn Đăng đứng tựa bên bàn Hương Lan làm việc, Đăng và Hương Lan đang nói chuyện với nhau thì Hoan đến. Anh gật đầu chào hai người. Những ô trống trên kệ sau chỗ Hương Lan ngồi đầy ắp báo, tạp chí chữ việt chữ tây. Đăng nói :

─ Ông đi cùng tôi để làm quen với các phòng ban

Hoan choáng ngợp khi đi qua các phòng. Những con người cần mẫn áo bỏ trong quần, nghiêm trang chăm chú vào công việc, vẽ phối cảnh, mặt bằng công trình hay bản vẽ điện. Nhìn họ mặc chỉnh tề Hoan thấy mình đúng thật dân tỉnh lẻ. Quần áo anh nhăn nhúm, dép nhựa Tiền Phong lê lẹt quẹt.

Hai người dừng lại khoảng trống giữa phòng, Đăng cao giọng :

─ Thưa tất cả các đồng chí, tôi trân trọng giới thiệu với các ông, đây là đồng chí Hoan, thầy cũ dạy tôi ở Bách Khoa vừa từ thành phố biển lên nhận công tác ở vụ công nghệ chúng ta. Mời các ông làm quen nhau.

Nghe cái giọng rao giảng như bán thuốc ê trên tàu điện anh cảm thấy như bị diễu cợt trước những người đạo mạo, mặt anh nóng bừng lên, hai thái dương dựt dựt, buồn và thất vọng với công việc được giao. Một vài người ngừng việc ngẩng nhìn và gật đầu chào Hoan. Có người lịch sự bắt tay anh.

─ Chào đồng chí

─ Chào đồng chí

Vẻ thân thiện của họ làm Hoan bớt ngượng. Tuy vậy nụ cười méo mó vẫn nở nhăn nhúm trên khuôn mặt có làn da đỏ hồng của anh.

Đăng ghé tai Hoan nói khẽ :

─ Đây toàn con cha cháu ông hoặc tiến sỹ, phó tiến sỹ. Hạng kỹ sư ba như tôi và ông còn phải cố gắng nhiều lắm đấy!

Đảo một lượt giao công văn giấy tờ cho các tiểu ban  tiểu tổ xong, Đăng dẫn Hoan về căn phòng xép sát cầu thang mở cửa và nói :

─ Đây là vương quốc riêng của tôi. Mời ông vào

─ Ồ anh nhiều sách quá.

Hoan reo lên vẻ thích thú, mắt sáng lên. Một thư viện nhỏ toàn sách tra cứu dày cộp hàng ngàn trang. Tất cả được xếp gọn gàng ngăn nắp trên giá gỗ.

─ Ông lạ gì trình độ tôi. Nghiên cứu nghiên kiếc xạo thôi. Tiếng Anh tiếng Nga tôi biết láng cháng ít từ. Trưng sách để lòe bọn mọt sách kính cận, để dấu cái dốt của mình. Đăng nói vẻ răn dạy: Ông nên hiểu kính trắng, sách nhiều đây là “mốt” làm người ta lầm tưởng mình có trí thức. Không biết mấy vị có đọc hết những quyển sách họ có hay không, chứ tôi có những quyển ở đây chưa từng dở trang nào.

─ Có chuyện ấy ư?

─ Ở đây ngoài quyền lực tri thức, sự hơn nhau còn là nhãn mác. Họ đi Tây đi Tàu về phần nhiều có trình độ và làm việc nhiệt tình. Nhưng cũng có vài ông làm việc còn kém mình, được trọng vọng nhờ cái mác “du học”. Chẳng rõ năng lực tiếp thu được từ nước ngoài ra sao, cứ có “bóng dáng” ngoại quốc là tốt hơn được đào tạo trong nước. Mấy bác cán bộ gốc nông dân luôn tự ty nên bị ngợp, người nước ngoài bằng cấp cao thấp thế nào cũng đều được gọi là chuyên gia. Sự “lệ ngoại” đôi khi làm thấp giá trị dân tộc.

Hoan không lạ gì chuyện trớ trêu nội ngoại “Ta Tây”, lắm lúc cũng oái ăm, cười ra nước mắt. Bạn anh, chàng trai Hà Nội tốt nghiệp bằng đỏ Lô mô lô xốp phải làm phiên dịch cho anh bạn cùng lớp người Nga quê ở miền rừng hẻo lánh dưới chân núi Thiên Sơn bằng xanh, sang Việt Nam làm chuyên gia.

─ Anh Đăng không lệ ngoại, kính ngoại hay sao mà có vẻ chua chát thế?

─ Không! Họ cũng là người như ta cả. Có điều họ thích nhãn mác cho oai phong, mình dùng sách làm nhãn mác lừa lại. Ông cũng nên lấy sách mà lòe bọn chúng. Họ học vấn đầy đầu nhưng ngờ nghệch thấy mẹ.

Việc hai người bàn giao nói cho quan trọng nhưng đơn giản đến buồn cười. Đăng đưa ra quyển sổ khổ rộng, bìa bọc vải xanh sỹ lâm đóng dấu giáp lai từng trang một ghi công văn đến, công văn đi, có tên chữ ký và ngày giờ của người nhận hoặc bưu điện. Một quyển biên bản các cuộc họp hoặc ý kiến của lãnh đạo.

Tỏ vẻ dạy đời Đăng dặn dò :

─ Ông phải chú ý lưu công văn có bút phê của lãnh đạo, ý kiến lãnh đạo nói mồm phải ghi sổ tại cuộc họp nào và có những ai, xin chữ ký nếu được. Công việc tưởng vớ vẩn đơn giản không cẩn thận có ngày tù oan. Nhất nhất phải có chữ ký nhận và bản lưu. Ông rõ chưa?

Hoan không trả lời, một nỗi buồn trong lòng làm anh thấy chán nản. Rõ ràng anh đang đảm nhận công việc của một “loong toong thời cũ” không hơn không kém. Chỉ có điều người ta chưa bắt ông kỹ sư bậc ba đun nước pha trà, quét nhà lau tủ. Nhớ đến câu Được dặn lúc chia tay ở ga Hải Phòng “phải có ê kíp”. Bây giờ là ê kíp của những người cần vụ. Anh mỉm cười cay đắng hô thầm “những người cần vụ thừa phái liên hiệp lại”.

─ Ông cười gì thế? Tôi nói không đúng à?

Đang thao thao nói, Đăng dừng lại cảnh giác nhìn vào mặt Hoan.

─ Anh nói không sai và tôi vẫn đang nghe đây. Của đáng tội, công việc này nó thế nào ấy.

─ Sẽ không tệ lắm đâu. Tôi làm việc này bảy tám năm rồi! Qua ba đời thủ trưởng, tôi vẫn trụ được. Ông hãy tạm làm quen, sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị. Chớ coi thường nghề giấy tờ tẹp nhẹp, nếu khéo vận dụng nó cũng ra tiền, đôi khi không nhỏ đâu.

Hàm răng nhỏ của Đăng nhe ra cười thích thú. Cái cằm nhọn hơi ngước lên, đôi mắt chằm chằm nhìn Hoan, anh hiểu Đăng động viên anh. Lái đò đang muốn  giao mái chèo cho thằng khờ để lên bờ, ai mà chả dẻo mồm nói hay.

─ Hôm nay tôi đưa ông cùng đi, ông nhìn thấy rồi, việc dễ ợt. Tôi sẽ cùng đi với ông ít ngày cho ông làm quen mọi người và dạn dỹ thêm rồi cứ thế mà làm. Nên nhớ việc chính của ông là ghi biên bản các cuộc họp, theo dõi và đốc thúc thực hiện ý kiến cấp trên. Sau này còn ối việc đau đầu phải giải quyết, không nhẹ nhàng thế này đâu. Nếu việc bận ông nhờ chị Hương Lan. Mỗi khi tôi đi vắng đều nhờ Hương Lan làm giúp, chị ấy thạo việc này. Không nên để công văn quyết định tồn đọng dễ bị phê bình. Ông cũng nên chiều chuộng bà ta một chút. Riêng cái khoản này, tôi giao trực tiếp giao cho ông, không nên cho Hương Lan biết vì là của riêng khối kỹ thuật ta.

Hoan nhìn Đăng ngạc nhiên anh em kỹ sư kỹ thuật còn điều gì bí mật phải dấu? Lấy từ ngăn kéo bàn ra một quyển vỡ học trò trên bìa xanh ghi : ”Quỹ TT” và một kẹp tiền toàn giấy năm ngàn xanh. Hoan tái mặt, trời ơi cái quỹ “thăn thiến”, anh dây vào làm gì! Không khéo người ta ăn ốc mình đổ vỏ.

─ Không phải quỹ đen đâu mà ông dương mắt nhìn như gặp quỷ! Đây là tiền thưởng tháng thưởng quý, có ít chia không bõ, anh em nhất trí giữ lại để làm quỹ thăm hỏi, hiếu hỉ. Việc chi do công đoàn quyết. Tôi ghi từng khoản chi thu rõ ràng, ông xem sẽ rõ.

Hoan cười và đẩy số tiền về phía Đăng

─ Làm “loong toong” giấy tờ là do phân công, khoản tiền này tôi giữ làm gì! Cũng lại trên phân công hả?

Hoan hỏi vẻ châm biếm đầy bất mãn.

─ Ông cho tôi làm “loong toong” giấy tờ hả?

Không giận, Đăng cười lên he hé. Đôi mắt anh nheo lại sau cặp kính dày.

─ Đếm lại cho đủ đi. Đồng tiền biết sinh sôi nảy nở đấy bố ạ. Tiền minh bạch thì sợ gì!

Hồ hởi vì đã bàn giao xong, Đăng rủ Hoan lên hồ Tây uống cà phê. Từng giọt cà phê đen quánh giỏ đều xuống chiếc cốc vại thuỷ tinh như đếm nhịp thời gian và nỗi sầu muộn trong lòng Hoan. Anh lơ đãng nhìn bầu trời chiều thấp màu chì, mấy cuộn mây trắng nhỏ rải rác như đang trôi trên mặt nước hồ.

─ Ông không hút thuốc lá? Thuốc lá có hại nhưng có thú vị riêng, nhất là những lúc buồn ngồi một mình.

Đăng nhìn Hoan và nói, tay lăn cho cà phê thấm vào điếu thuốc Ba Đình và kiểu cách nhón hai ngón tay cầm cái thìa bé xíu múc đường từ cái hộp cũng nhỏ xíu cho vào cốc. Nhấp một ngụm cà phê ngọt đắng xong Hoan nói :

─ Hôm khăn gói quả mướp lên đây, tôi cứ ngỡ không gặp ai quen! Gặp lại anh tôi mừng lắm. Chứ gặp mấy vị Tây không ra Tây, Ta không ra Ta, nói tiếng Việt lại chèn vài từ tiếng Anh tiếng Nga thật ớn, thái độ thì thì thầm thầm như đang rỉ tai nói xấu ai đó, lúc thì huyênh hoang coi trời cũng bé khiến tôi chẳng biết xử trí thế nào.

─ Trí thức đa số vô tâm chẳng để ý đến ai ngay cả bản thân mình cũng chẳng quan tâm, biến thành kẻ lập dị, nhưng không thiếu kẻ nhỏ nhen xét nét người khác lại còn thù vặt nữa! Ông đừng để ý đến họ. Cơ quan bộ mọi cái đều đòi hỏi phải nghiêm chỉnh. Tuy nhiên hiện tượng mà ông nhìn thấy của vài cá nhân còn chút ít thói rởm mang từ phương Tây về rồi họ cũng mất dần thói ngoại lai rởm đó trong nhịp sống của đất nước. Nhưng đa số là tốt, làm việc hết mình và có nhiều thành tựu đáng nể.

   Hai người uống cà phê ngắm cảnh gió xô nước mặt hồ nổi sóng lớp xớp. Trong cảnh nước và trời mênh mông Hoan bỗng nghĩ đến Tiểu Mai. Không biết giờ này trôi dạt ở đâu. Đôi mắt lồi đáy tia máu của Đăng dáo dát đảo lia một vòng khắp quán sợ có người nghe lén, giọng anh nhỏ lại :

─ Chỗ quen biết tôi phải nhắc ông, chỉ nên quan tâm công việc mình được giao sẽ tránh những phiền phức bất lợi không vui nó quàng vào mình. Cơ quan bộ trông bề ngoài thì thế nhưng nó quan cách không bỗ bã như ở xí nghiệp. Mình cần khéo léo làm đúng ý sếp, việc không được giao không tò mò. Từ chối trả lời tất cả bạn bè khi họ hỏi về công việc của mình làm. Chốn quan trường cần vận dụng khi nào dẻo mềm, khi nào cứng rắn.

Hoan mỉm cười gật đầu :

─ Cảm ơn những góp ý chân tình của anh!

Mình là thằng ngốc nhẹ dạ, nói chuyện việc trong bộ để làm gì? Cơ quan bộ vừa cao xa vừa lạ lẫm thâm nghiêm như Đăng nói. Người ta phải mất tiền mới chạy chọt được về đây, mình đã gần mặt trời phải biết che nắng kẻo rát mặt.

Sóng trên mặt hồ uể oải vỗ vào mạn mấy du thuyền tróc sơn neo dưới chân nhà Thủy tạ vắng khách. Nỗi buồn mênh mang trong lòng Hoan. Một tình yêu ngắc ngoải bỏ hay không bỏ, một công việc vô tích sự làm hay không làm? Anh nghĩ để giết sự buồn chán cần phải học thêm Anh Văn và học máy vi tính. Cố làm việc tốt để không bị nhìn nhận có học mà vô dụng.

XUÂN HỒNG

Các Bài viết khác