Được hoàn thành trên giường bệnh, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là cuốn sách cuối cùng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm đã chinh phục trái tim bao thế hệ trẻ thơ Việt. Với bài viết ngắn này, tôi sẽ nói ra những suy nghĩ nông nổi của mình về nhân vật chính của tác phẩm – Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.
LTS: Năm nay vừa tròn 60 năm ra đời tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô (1961), di cảo của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, xuất bản gần một năm sau ngày ông qua đời. Người Yên Sách xin trân trọng trích giới thiệu Chương 13 của tác phẩm, ghi lại một buổi họp chợ bất thường của chợ Đồng Xuân, sau một loạt sự kiện xảy ra với cuộc đấu tranh bãi thị của chị em tiểu thương và cuộc ném bom trả đũa của Pháp xuống chợ. Đầu đề do biên tập đặt.
Ngoài việc viết nhật ký riêng tư, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cũng hay vận dụng thể loại nhật ký trong một số sáng tác của mình. Tháng 8 năm 1945, Nguyễn Huy Tưởng được cử đi dự Quốc dân đại hội Tân Trào cùng một số đồng chí khác trong Văn hóa cứu quốc. Mặc dù không kịp lên dự Đại hội, ông đã có những trang viết đầy ấn tượng về những ngày lặn lội lên chiến khu dưới hình thức nhật ký chuyến đi, đăng nhiều kỳ trên tạp chí Tiên phong với tiêu đề “Ở chiến khu”. Sau đây là một trích đoạn ghi lại những trải nghiệm của ông trong ngày 17-8-1945 – hai ngày trước Tổng khởi nghĩa. (Thái, tên người cùng đi với ông là bí danh của Nguyễn Hữu Đang.)
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đến với văn học bắt đầu từ niềm yêu thơ, nhưng những sáng tác đầu tiên của ông được in ra lại thuộc thể loại ký: các bài tiểu luận về Hội nghị Diên Hồng, về vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long… đăng trên tạp chí Tri tân. Sau này, khi ông được biết đến như là người chuyên viết kịch và tiểu thuyết lịch sử, thì các bài bút ký, tùy bút, đặc biệt là ký sự vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Chuyên mục “Đọc lại tác phẩm Nguyễn Huy Tưởng” xin giới thiệu với bạn đọc bài tùy bút Ngày mùa của ông, đăng trên tạp chí Tiên phong số 24 ra ngày 1-12-1946, chỉ ít ngày trước khi cuộc Toàn quốc kháng chiến bùng nổ.
Những chỗ chơi của chúng tôi bấy giờ, là nhà tôi, cái ngõ, cái trường học của bác tôi cùng cái xưởng của mẹ tôi. Tôi còn nhớ cái xưởng ấy làm xoay mặt ra đường cái quan, nhà lợp ngói, trông có vẻ chắc chắn vững vàng.
LGT: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được coi là một cây bút có khuynh hướng sử thi. Các tác phẩm của ông, từ An Tư qua Bắc Sơn đến Sống mãi với Thủ đô, từ Đêm hội Long Trì đến Vũ Như Tô… đều nhằm ngợi ca tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta, đề cao những con người dám xả thân vì nghĩa lớn hay nghệ thuật… Bản thân ông cũng tự nhận, trong tùy bút Một ngày chủ nhật: “Tôi vốn là một nhà văn thiên về ca ngợi”. Nhưng chính bài tùy bút đó lại là một tác phẩm, có thể nói là duy nhất, của ông, mang tinh thần phản biện xã hội. Tùy bút Một ngày chủ nhật được viết vào một thời điểm khá đặc biệt trong đời sống xã hội Việt Nam cũng như trên thế giới, và nhà văn, người nghệ sĩ và công dân Nguyễn Huy Tưởng không thể không lên tiếng… Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. – NYS.
14-8-1945 – Hội Văn hóa cứu quốc được năm đại biểu đi dự cuộc Đại hội nghị toàn quốc mở tại chiến khu. Hai người đã đi một chuyến trước, chúng tôi lẵng đẵng mãi, vì dở nhiều công việc, bây giờ mới được lên đường. Trong ba anh em, một người lại phải ở lại, vì tình hình chính trị đang thay đổi từng phút bắt anh phải có mặt luôn luôn ở Hà Nội...