NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
LTS: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ trần ngày 25-7-1960, cách nay 59 năm. Ông mất do căn bệnh ung thư gan, chỉ hai tháng sau khi nhập viện. Nằm trên giường bệnh, chống chọi với tử thần, nhà văn vẫn tiếp tục viết nhật ký cho đến khi không thể cầm bút được nữa. Những trang nhật ký này, được chính tác giả đề là “Bệnh viện Việt - Xô”, không chỉ cho chúng ta biết về quãng thời gian cuối cùng của nhà văn, mà còn hàm chứa những suy nghĩ đầy tính nhân văn của ông về sự sống và cái chết, về cuộc đời và tác phẩm, về công việc và gia đình… Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
LTS: Năm 1956 có thể nói là một năm đặc biệt với Nguyễn Huy Tưởng. Năm ấy ông đề ra khá nhiều kế hoạch sáng tác, nhưng đều không thực hiện được. Rút cục ông chỉ viết được một bài ngắn – và đó chính là tùy bút Một ngày chủ nhật. Tác phẩm này quả là ngắn so với những vở kịch, tiểu thuyết bề thế của Nguyễn Huy Tưởng, nhưng có vị trí không hề thua kém trong sự nghiệp sáng tác của ông, bởi đây là một tác phẩm hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất mà ở đó, nhà văn đóng vai trò là người phản biện xã hội. Chúng ta có thể tìm thấy sự tương đồng về ý thức nói thật, viết thật của Nguyễn Huy Tưởng trong những trang tùy bút đó và đoạn nhật ký sau đây mà chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc – Những dòng nhật ký đầy tâm huyết của nhà văn được viết vào tháng 6 năm 1956, cách đây vừa đúng 58 năm, với câu kết để đời: “Người là thật. Phải thật với người.”
Tháng 7/1958, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đi thực tế ở Điện Biên, tại đây ông đã sống và lao động cùng các chiến sĩ, ông đã để lại cho Điện Biên và chúng ta tập tiểu thuyết \"Bống năm sau\" và hai tập nhật ký của bốn tháng đi thực tế đó. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên, đọc lại những trang nhật ký và tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng về vấn đề xây dựng lại Điện Biên, thiết nghĩ là một việc đầy ý nghĩa.
Nhớ lại những bài học vỡ lòng về văn chương của anh giảng cho ở mâm rượu, quanh bình trà, tôi không cầm được nước mắt. Bây giờ mới thấu hiểu thêm, chớ hồi đó nào biết văn chương là gì! Nếu không có anh dạy bảo, chắc đâu chúng tôi đã viết được gì ra hồn.
Anh đến với chúng tôi bằng tình cảm của một người anh. Và chúng tôi cũng đối lại với anh bằng sự kính trọng và thương mến của những đứa em. Không hiểu sao anh thương chúng tôi? Vì chúng tôi ngơ ngác trước ngưỡng cửa nghệ thuật chăng? Vì chúng tôi ly hương chăng? Cũng như anh Tô Hoài nghe tôi than “viết không được” thì đến, đem cả sách tặng…
Riêng các tập nhật ký của ông – có đến 40 tập lớn nhỏ – bà xếp hết vào một chiếc va li con. Những khi nhớ quá lại giở ra xem, để được sống lại những năm tháng cùng ông. Đây là một câu ông viết về nỗi nhớ bà, hồi mới phải tạm chia xa: “Nhớ người lặng lẽ như cái bóng, êm đềm như bông, ngây thơ như trẻ. Em Uyên! Không bao giờ ta thấy yêu em, nhớ em như chiều hôm nay”.
Cảm hứng của Nguyễn Huy Tưởng dường như không bắt đầu từ cái cụ thể mà từ những trang sử của dân tộc. “Quê hương” của Nguyễn Huy Tưởng, nơi tạo nguồn cảm hứng cho những trang viết chính là lịch sử của dân tộc
Đó là lời mở đầu một tập nhật ký mà chàng trai Nguyễn Huy Tưởng ở tuổi đôi mươi gọi là Nhật ký tư tưởng. Trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, Nguyễn Huy Tưởng đề ra cho mình một thói quen: hằng ngày đào sâu tư duy và ghi lại những suy nghĩ về cuộc đời nói chung và văn chương nói riêng mà ông gọi là “tư tưởng của tôi”. Với tất cả ý thức về yêu cầu đặt ra và kết quả đạt được, ông luôn quan niệm cốt lõi của những tư tưởng ấy, dù bàn về gì, không phải ở “lý”, mà ở sự thành thực với lòng mình, như ông từng tâm niệm: “Tư tưởng của tôi không phải là những câu đạt lý, nhưng là những câu phát tiết ở trong lòng mà ra” (Nhật ký tư tưởng, 17-2-1932).
Trong lịch sử văn chương dân tộc, Nguyễn Huy Tưởng là một trong số ít những nhà văn đã dành trọn đời mình để sống, gắn bó và có những sáng tác hay về Thăng Long - Hà Nội. Với 49 tuổi đời, gần 20 năm cầm bút, Nguyễn Huy Tưởng luôn canh cánh bên mình một nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng phải viết được một cái gì đó về Hà Nội yêu dấu - vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi ghi dấu bao trầm tích văn hóa, lịch sử của cha ông
Jigokuhen và Vũ Như Tô là hai tác phẩm thuộc hai thể loại khác nhau được viết dưới ngòi bút của hai tác giả thuộc về hai nền văn học riêng biệt, điểm chung duy nhất là nằm trong khối các nước đồng văn chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc. Tuy vậy, điểm tương đồng của hai tác phẩm không phải ở sự tương đồng về văn hoá, mà là sự gặp gỡ của những tư tưởng lớn, cùng trăn trở về một chủ đề chung, đó là sự hy sinh cái Thiện vì cái Đẹp, cái nhân sinh vì nghệ thuật.
Tết Đinh Dậu (1957) đến với Nguyễn Huy Tưởng với nhiều tâm trạng ngổn ngang. Xã hội Việt Nam chưa hết bàng hoàng với những ngày cải cách ruộng đất còn để lại nhiều bi kịch và hệ lụy, thì trong văn nghệ lại xuất hiện sự kiện Nhân văn - Giai phẩm cũng đang gây không ít sóng gió. Là một trong những người lãnh đạo văn nghệ khi ấy, Nguyễn Huy Tưởng còn phải lo chuẩn bị tổ chức Đại hội Văn nghệ toàn quốc, dự kiến diễn ra vào tháng 2 năm ấy. Dẫu sao mặc lòng, Tết vẫn đến và với nhà văn, Tết vẫn là những ngày đặc biệt nhất. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc Người Yêu Sách nhật ký những ngày Tết Đinh Dậu “rạo rực”, “nhộn nhịp”, nhưng vẫn “có cái gì trống trải trong tâm hồn” của tác giả Một ngày chủ nhật – bài tùy bút mà ông vừa viết xong một tháng trước đó.
26 tuổi, vừa kiếm được việc làm – thư ký nhà Đoan (sở thuế quan) Hà Nội, lại chưa vướng bận vợ con, Nguyễn Huy Tưởng dường như đang đứng trước cơ hội tận hưởng cuộc sống mà đồng lương của một “thày phán” có thể cho phép. Tuy nhiên, như những dòng nhật ký dưới đây của nhà văn tương lai cho thấy, ông luôn đau đáu sự lập thân, cùng những mối bận tâm về nghiệp văn chương mà ông theo đuổi từ tuổi đôi mươi song vẫn còn đang trăn trở, kiếm tìm. (Đầu đề đoạn nhật ký trích dẫn được lấy từ một câu của Nguyễn Huy Tưởng.)
« 3 4 5 6 7 »