NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

Chúng ta hãy nâng niu từng sợi tóc, từng giọt máu, từng tình cảm nhỏ của con người. Hơn lúc nào hết, phải đề cao cái ý thức tôn trọng con người, tôn trọng cái địa vị chủ nhân của mỗi một người Việt Nam. Không để cho một cử chỉ thô bạo nào xâm phạm đến con người. Mỗi một con người là một lâu đài thiêng liêng mà chúng ta phải tới với một tấm lòng chân thành tôn kính. (MỘT NGÀY cHỦ NHẬT)
LGT: Trong cuốn Văn nghệ sĩ miền Bắc như tôi biết, tác giả Xuân Vũ đã dành một bài viết về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, trong đó kể nhiều kỷ niệm của các nhà văn trẻ Nam Bộ tập kết ra Bắc với tác giả Sống mãi với Thủ đô. Dưới đây trích giới thiệu đoạn nói về quãng thời gian nửa cuối những năm 50, ông Tưởng hay đến với anh em ở ngôi nhà 19 Tôn Đản. (Khi ấy nhà văn Anh Đức vẫn mang tên thật là Bùi Đức Ái.) Đầu đề lấy theo một câu trong bài viết.
Tại Hội thảo khoa học Nguyễn Huy Tưởng 1912-1960 do Viện Văn học, Hội Nhà văn phối hợp với một số cơ quan xuất bản, báo chí tổ chức năm 1992 nhân 80 năm ngày sinh tác giả Vũ Như Tô, nhà thơ Lữ Huy Nguyên, Giám đốc Nhà xuất bản Văn học đã có bản tham luận về sự gắn bó của nhà văn với cơ quan ông. Bài viết đầy sở cứ về công lao đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng đối với nhà xuất bản danh giá này, cũng là dịp để nhà thơ - giám đốc Lữ Huy Nguyên khẳng định những yếu tố tích cực trong tập thơ vịnh văn nhân của Xuân Sách: Bấy giờ Nhà xuất bản Văn học vừa cho ra tập thơ này, vốn trước đó chỉ được lưu truyền một cách không chính thức. Sự việc đã gây nhiều ý kiến trái chiều, bên cạnh những bạn đọc tỏ ra thích thú cuốn sách, có một số vị “được” vịnh thậm chí còn định rủ nhau kiện tác giả tập thơ…
Vở kịch Vũ Như Tô của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ra đời cách nay đã gần ba phần tư thế kỉ, nhưng vẫn luôn nhận được sự quan tâm của công chúng. Nhiều bài viết về vở kịch vẫn tiếp tục ra đời, nhằm giải mã những vấn đề đặt ra trong tác phẩm
Mặc dù Nguyễn Huy Tưởng có được tiếp thu một nền "Tây học" khá bài bản, khi được gia đình cho theo học trường Bonnal ở Hải Phòng, nhưng suy cho cùng, ông là một người tự học.
Nhân dịp tái bản có bổ sung bộ sách Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng gồm 3 tập, đại diện Nhà xuất bản Kim Đồng cùng các đơn vị truyền thông đã tới thăm gia đình nhà văn để tìm hiểu thêm về việc giữ gìn và khai thác nguồn tư liệu quý giá này. Hàng chục cuốn nhật ký được cất giữ cẩn thận nhờ tình yêu thương, thái độ trân trọng của người bạn đời nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, đặt ra câu chuyện lớn về việc gìn giữ và khai thác di cảo của các nhà văn.
Những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi thắng lợi đã gần kề, những người có trách nhiệm lãnh đạo văn nghệ xét thấy cần sớm đưa văn học Việt Nam ra giới thiệu với thế giới, trước hết là Liên Xô
Đã sáu mươi năm trôi qua kể từ ngày Hà Nội nổ súng mở màn cuộc kháng chiến toàn quốc, bảo vệ nền độc lập của một quốc gia Dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. Cũng đã qua bốn mươi lăm năm xuất hiện cuốn tiểu thuyết dày dặn và dang dở về Thủ đô kháng chiến của Nguyễn Huy Tưởng: Sống mãi với Thủ đô.
Dù sao đi nữa, những gì diễn ra ở nước ta cũng như trên thế giới trong suốt hơn nửa thế kỷ qua đã cho thấy những sự day dứt, đau khổ, lo lắng và dự cảm trong nỗi lòng Nguyễn Huy Tưởng vào Một ngày chủ nhật u ám ấy là hoàn toàn chính xác.
Bi kịch Vũ Như Tô, cho dù sự hiện diện của nó trên sàn diễn là ít ỏi thì nó vẫn có được giá trị của văn hóa đọc cho độc giả nhiều thế hệ và đó chính là vinh quang của tác giả, là vinh dự của tác phẩm
Nguyễn Huy Tưởng qua nhật ký đã cho ta biết nhiều hơn những gì ta được biết về ông, qua văn xuôi và kịch. Về một hành trình sáng tạo nhiều hồi hộp, sôi nổi, hào hứng nhưng cũng lắm khi khắc khoải, bi quan
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) thuộc lớp nhà văn tiên phong cách mạng đầu tiên của nền văn học mới. Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh (1996) và tồn tại trong lịch sử văn học như một tên tuổi sáng giá.
« 1 2 3 »