NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TẠI SAO CHỈ CÓ BỘ BA MÀ KHÔNG THÀNH BỘ BỐN

( 07-07-2018 - 03:30 PM ) - Lượt xem: 839

Thế hệ 6x, 7x chúng tôi thật may mắn được đắm mình vào bộ 3 tác phẩm “Đội Du Kích thiếu niên” của NXB Kim Đồng, bao gồm các cuốn Đội du kích thiếu niên Đình Bảng ( NXB Kim Đồng 1965 ), Đội du kích thiếu niên Thành Huế ( NXB Kim Đồng 1976) và Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt ( NXB Kim Đồng 1976).

 Bộ 3 tác phẩm này đã góp phần rất lớn vào việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ và đã được các thế hệ bạn đọc đón nhận với tấm lòng ngưỡng mộ sâu sắc với cả tác giả và tác phẩm. Do vậy đến nay bộ 3 tác phẩm này đã được NXB Kim Đồng tái bản hơn 10 lần (chưa kể những lần tái bản ở các nhà xuất bản khác ).

Thật sự là, trong bộ 3 đáng quý đó, chỉ duy nhất “ Đi du kích thiếu niên Đình bảng”  là tác phẩm của một nhà văn mang tên Xuân Sách. Để viết được tác phẩm này, tác giả đã về vùng đất Đình Bảng (Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh) gặp gỡ các nhân chứng, tìm hiểu tình hình địa lý dân cư, và cuối cùng sử dụng nghệ thuật văn chương để tạo dựng tác phẩm. Vì vậy, có những chi tiết trong tác phẩm chưa trùng khớp với con người và sự việc đã diễn ra trên thực tế. Nhưng đây cũng là tác phẩm gần gũi nhất với lứa tuổi thiếu niên, bởi vì các sự việc và hiện tượng được tác giả thể hiện rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Trong đó, nhiều lúc các nhân vật hành động theo ý thích và suy nghĩ hồn nhiên của mình mà không cần phải xin ý kiến tổ chức, để rồi qua quá trình hoạt động, dần dần ý thức tổ chức kỷ luật mới được các đội viên du kích thiếu niên coi trọng.

Khác với “ Đi du kích thiếu niên Đình Bng, hai tác phẩm còn lại được viết bởi chính người trong cuộc – các cựu đội viên du kích thiếu niên hoạt động trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Thoạt đầu, các tác giả này viết dưới dạng hồi ký hay ký sự; sau đó họ mới được NXB Kim Đồng đặt hàng để viết thành những tác phẩm hoàn chỉnh và sâu sắc hơn. Vì vậy, nội dung hai tác phẩm này sát đúng với các nhân vật và sự việc đã tồn tại và diễn ra ra trong quá khứ. Tuy nhiên, do các tác giả này không phải là nhà văn chuyên nghiệp, nên nghệ thuật văn chương của họ có phần hạn chế khiến cho sức cuốn hút của các tác phẩm chưa thật cao.

Tác phẩm “Đi du kích thiếu niên Thành Huế được tác giả Văn Tùng khởi thảo từ những năm đầu sau hoà bình lập lại (1954) dưới dạng ký sự, được NXB Thanh Niên xuất bản năm 1956 thành cuốn sách dày 64 trang với tựa đề “Đi thiếu niên Thành Huế nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.

Còn tác phẩm “Đi thiếu niên tình báo Bát St mới đầu được tác giả Phạm Thắng viết dưới dạng hồi ký, để hưởng ứng cuộc vận động viết về những kỷ niệm trong kháng chiến chống Pháp nhân dịp kỷ niệm 10 năm Giải phóng Thủ đô. Tác phẩm này được Sở Văn hoá Hà Nội in năm 1964 thành cuốn sách dầy 56 trang dưới tựa đề “ Đi tình báo thiếu niên” và đến năm 1967 lại được Sở Văn hóa Hà Nội tái bản.

Đầu năm 1971, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong, NXB Kim Đồng đã đặt hàng hai tác giả Phạm Thắng và Văn Tùng phát triển các tác phẩm “Đội tình báo thiếu niên “ và “ Đội thiếu niên Thành Huế” thành truyện dài. Thật may mắn cho thế hệ trẻ, hai tác giả đã không phụ lòng NXB Kim Đồng; và cả hai tác phẩm đó đã ra mắt bạn đọc năm 1976 nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày Thành lập đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Tác phẩm của nhà văn Phạm Thắng mang tựa mới là “Đi thiếu niên tình báo Bát St nhưng tác giả vẫn dùng bút danh Phạm Thắng. Còn tác phẩm của Văn Tùng có tựa mới là “Đi du kích thiếu niên Thành Huế với bút danh mới của tác giả là Vân Hà; cho đến năm 1981 khi NXB Kim Đồng tái bản sách này lần 1, tác giả mới dùng lại bút danh Văn Tùng.

Bản hồi ký in năm 1964 và bản truyện dài in năm 1976

Cũng bắt đầu từ 1976, bộ ba tác phẩm Đội Du kích Thiếu niên được các thế hệ bạn đọc trẻ cả nước đón đọc và  được NXB Kim Đồng thường xuyên tái bản.

 Khoảng năm 1992, sau thành công vang dội của bộ 3 tác phẩm đó, lãnh đạo NXB Kim Đồng nhận được thông tin rằng ở Bắc Ninh còn một đội du kích thiếu niên nữa rất có công trong kháng chiến chống Pháp. Thế là NXB cử biên tập viên Trần Đình Nam đưa nhà văn Xuân Sách về vùng quê đó để tìm hiểu. Nhưng sau gần hai tháng đi thực tế tại đây, hai người phát hiện ra rằng ở đó chỉ có một vài thiếu niên làm liên lạc cho du kích hồi kháng chiến chống Pháp, chứ thực tế không có tổ chức Đội thiếu niên du kích nào cả. Do vậy, đến nay chúng ta vẫn chỉ có bộ 3 mà không có bộ 4 hay bộ 5 đội thiếu niên du kích.

PHẠM THẾ CƯỜNG

Các Bài viết khác