NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

LỜI NGỎ ĐẦU XUÂN (28/02/2013)

( 07-09-2013 - 05:37 PM ) - Lượt xem: 1913

Mỗi khi tết đến xuân về, người Việt Nam chúng ta thường dành những ngày đầu năm mới đến chúc tết và mừng thọ các đấng sinh thành và những người đã giúp đỡ mình trong thời gian qua để cám ơn tấm lòng bác ái của họ. Đó là một phong tục tốt đẹp của người Việt với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” .

THÔNG BÁO
100 năm ngày sinh nhà hoạt động văn hoá Nguyễn Hữu Đang (15/8/1913 - 15/8/2013)
NYS NHT

LỜI NGỎ ĐẦU XUÂN

Thứ năm - 28/02/2013 08:03
 
 
Mỗi khi tết đến xuân về, người Việt Nam chúng ta thường dành những ngày đầu năm mới đến chúc tết và mừng thọ các đấng sinh thành và những người đã giúp đỡ mình trong thời gian qua để cám ơn tấm lòng bác ái của họ. Đó là một phong tục tốt đẹp của người Việt với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” .








Mỗi khi tết đến xuân về, người Việt Nam chúng ta thường dành những ngày đầu năm mới đến chúc tết và mừng thọ các đấng sinh thành và những người đã giúp đỡ mình trong thời gian qua để cám ơn tấm lòng bác ái của họ. Đó là một phong tục tốt đẹp của người Việt với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” .
 
Vì vậy bài viết đầu năm tôi muốn viết về những tấm lòng đã giúp đỡ, động viên tôi cùng Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng trong năm qua. Nhờ những tấm lòng ấy mà Thư viện và CLB đã có những hoạt động mang tính chuyên nghiệp đi vào chiều sâu và có chất lượng hơn.
 
Từ khi thành lập thư viện và CLB người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng đến nay chúng ta luôn nhận được sự giúp đỡ sẽ chia của các nhà giáo, nhà nghiên cứu như TS Võ Văn Nhơn, TS Hoàng Kim Oanh, TS Hà Minh Châu, Th.S Đinh Xuân Hảo v.v.. và gần đây nhất là TS Lê Thị Ngân, phó trưởng khoa văn-XH trường ĐH Thái Nguyên với tấm lòng chân thành đầy chia sẻ đã không ngại xa xôi cách trở và tốn kém, từ Thái Nguyên đến với CLB và là diễn giả chính trong kì sinh hoạt tháng 11 “Lê Văn Trương nhà văn người hùng”. Không những vậy TS còn tặng thư viện hàng chục đầu sách và bản luận án TS về đề tài “mô hình tiểu thuyết của Lê Văn Trương và sức hấp dẫn của mô hình”. Nhưng quý nhất là tình cảm đầm ấm của tiến sĩ dành cho CLB và thư viện. Những nhà giáo, nhà nghiên cứu ấy đã mang đến tính học thuật cho những buổi sinh hoạt của CLB.
 
Những nhà văn Nguyễn Quang Thân, Dạ Ngân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ, Xuân Đài, Trần Quốc Toàn, Nguyễn Khoa Đăng, Lê Phương Liên không những tặng thư viện và CLB những tác phẩm của mình mà còn thường xuyên quan tâm động viên, giúp đỡ ủng hộ các hoạt động của thư viện và CLB.
 
Bên cạnh những tấm lòng đó còn có những nhà văn, nhà thơ chỉ nghe biết về chúng ta qua phương tiện thông tin đại chúng cũng đã gửi tặng những tác phẩm của mình cho thư viện với một mong muốn rất giản dị và chân thành, là thông qua thư viện tác phẩm của họ sẽ đến được với những độc giả mà do hoàn cảnh còn khó khăn hay vì một lý do nào đó chưa tiếp cận được như nhà văn Châu Như Việt, Lê Văn Nghĩa, nhà thơ Phan Đức Hiền.
 
Nhà  văn Lê Văn Nghĩa “vang danh” với loạt tác phẩm trào phúng như “Ôi bóng đá”, “Hoa hậu phường Cây Mít”, “Na tế-bố” , “Điệp viên không không thấy” đã tặng thư viện tác phẩm mới nhất  “Chuyện chán phèo” và “Mùa hè năm Petrus”, với lời ghi “bản tặng thư viện Phạm Thế Cường, 11/12”. Ở tuổi 60 nhà  văn Lê Văn Nghĩa mới bắt tay vào viết truyện dài (ông không “dám” nhận là tiểu thuyết) với những dòng hồi tưởng về thời học sinh trường Petrus Ký những năm 60 của thế kỷ trước. Tác phẩm đã mang đến cho tôi một cái nhìn khách quan về sinh hoạt hiệu đoàn của học sinh thời ấy với đầy tính xã hội và rất nhân văn.
 
Cũng rất cảm động tình cảm nhà thơ Phan Đức Hiền dành cho tôi. Ông biết về thư viện qua bài viết “Người đàn ông lôi kéo trẻ đến với sách” của Lê Hữu Nam đăng trên báo văn nghệ TP.HCM số 230, ông đã gửi tặng thư viện tập thơ “Vầng trăng viên mãn” bên trong có kẹp tặng tôi bài thơ “ cách học” với nội dung như sau:
 
Cách học
 
Có một niềm vui nào ai cân đo đong đếm
Vô tận đất trời chữ nghĩa đầy kho.
Sách vở là đây có anh Pham Thế Cường lo
Cung cấp cho trẻ mọi nguồn kiến thức
 
Vui chơi giải trí chính nơi đây hạng nhứt
Cách học và dạy này bổ ích thật là hay.
Bầu nhiệt huyết hăng say và tấm lòng vàng đây
Đã gởi cho đời nguồn vui bất tận.
 
Không giàu có còn lo toan lận đận
Cùng với gia đình khắc phục mọi khó khăn
Đạp bằng chông gai trở ngại nặng vai oằn
Nghĩa cử hi sinh đó đáng cho ta soi sáng.
 
Trau dồi kiến thức là niềm vui không cạn
Trên đời này có cách học nào hơn?
Việc làm của anh khỏi ban phước ban ơn
Mà xã hội cần tôn vinh một nhân cách.
 
Những vần thơ chân tình của ông như đặt thêm gánh nặng cho tôi, luôn thúc giục tôi phải tiếp tục và làm tốt hơn nữa để không phụ lòng tin của ông cũng như của nhiều nhà văn, nhà hoạt động xã hội khác đã đặt niềm tin vào mình.
                       
Nhớ lại một ngày tháng tư năm ngoái, tôi theo nhà báo Huy Thắng tới thăm nhà văn của trường thiên tiểu thuyết lịch sử Hoàng Quốc Hải. Qua giao lưu được biết tôi có mở một thư viện phục vụ cộng đồng nhà văn đã tặng Thư viện bộ tiểu thuyết lịch sử  “Tám triều vua Lý” với lời đề tặng “Thân quý anh Phạm Thế Cường chủ nhiệm thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng một việc làm hi hữu. Hà Nội, 13/4/2012”
Trong hoạt động xã hội của mình, CLB và thư viện còn được đón nhận những sự chia sẻ của PGS Trần Hữu Tá, Đại tá Nguyễn Nhứt, Trung tá Dương Văn Thuận, họ đã đến với CLB chỉ với một lời mời từ cuộc gặp gỡ hay từ một cú điện thoại. Họ sẵn sàng đến để đăng đàn, chia sẻ những nghiên cứu, những hiểu biết của họ với các thành viên CLB và bạn đọc của thư viện một cách nhiệt tình. Không những vậy họ còn cảm ơn vì đã cho họ cơ hội được gặp gỡ giao lưu với thành viên CLB và bạn đọc của thư viện.
 
Ngày 27/5/2012, Thư viện tổ chức khai mạc đọc sách hè 2012 với chủ đề “Đọc sách em sẽ tốt đẹp hơn”, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Vụ trưởng vụ Thư viện, Bộ VH-TT&DL đã từ Hà Nội vào dự và tặng hàng chục đầu sách cho thư viện. Bà phát biểu dặn dò các độc giả nhỏ tuổi của thư viện và đánh giá cao hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc của Thư viện và CLB. Bà Thanh Mai cũng thường xuyên hỏi thăm và động viên hoạt động của Thư viện và CLB bằng cả vật chất lẫn tinh thần.
 
Và còn nhiều người khác nữa họ đã đến với thư viện, CLB bằng những tình cảm chân thành. Chính những việc làm của họ đã động viên chúng ta rất nhiều trong việc duy trì, phát triểu hoạt động và làm cho các hoạt động của thư viện và CLB có chất lượng hơn.
 
Nhân dịp vào xuân Quý Tị, tôi ôn lại những kỉ niệm với những tình cảm đẹp vừa là để không quên những việc làm tốt trong sáng không vụ lợi, vừa là để chia sẻ với các thành viên CLB và độc giả thư viện những nét đẹp đời thường và còn là để ghi nhớ không quên những người đã giúp mình. Tôi cũng chúc cho những tấm lòng đó luôn hạnh phúc trong cuộc sống còn nhiều nỗi lo toan này./.
 

Tác giả bài viết: PHẠM THẾ CƯỜNG

Nguồn tin: Câu lạc bộ Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng

Các Bài viết khác