Chú tiểu kể chuyện ngày tết (28/07/2012)
( 07-09-2013 - 05:50 PM ) - Lượt xem: 1691
Em Có Biết, Đằng Sau Những Món Ăn, Phong Tục Của Mỗi Dịp Tết Truyền Thống Lại Là Những Câu Chuyện Kì Ảo Và Lôi Cuốn Như Truyện Cổ Tích Vậy. Hãy Để Chú Tễu Ngộ Nghĩnh...
Em Có Biết, Đằng Sau Những Món Ăn, Phong Tục Của Mỗi Dịp Tết Truyền Thống Lại Là Những Câu Chuyện Kì Ảo Và Lôi Cuốn Như Truyện Cổ Tích Vậy. Hãy Để Chú Tễu Ngộ Nghĩnh...
Em có biết, đằng sau những món ăn, phong tục của mỗi dịp Tết truyền thống lại là những câu chuyện kì ảo và lôi cuốn như truyện cổ tích vậy. Hãy để chú Tễu ngộ nghĩnh trong bộ sách Chú Tễu kể chuyện giới thiệu cho em biết nhé!
Ví như, tên gọi “Nguyên đán” nghĩa là “buổi sáng đầu tiên”, cái tên ấy đủ gợi lên vẻ trong trẻo, tươi tắn của đất trời, vạn vật trong một mùa xuân, một năm mới sang. Và Tết Nguyên đán gắn với biết bao những truyền thuyết ý nghĩa.
Đó là truyền thuyết về tình vợ chồng thủy chung của các ông bà Táo, giải thích cho tục lệ “Ông Táo chầu trời ngày 23 tháng Chạp”, đó là câu chuyện về cuộc đấu trí cam go giữa Người và Quỷ giúp lí giải về tập tục “trồng cây nêu”, là câu chuyện bánh chưng – bánh dày của hoàng tử Lang Liêu. Và nhiều nhiều nữa những chi tiết em chưa biết bao giờ!
Còn Tết Vu lan lại gắn với truyền thuyết Mục Liên cứu mẹ. Đó không chỉ là một cuộc phiêu lưu li kì mà còn đầy xúc động, sẽ khiến em không khỏi miên man suy nghĩ về tình cảm gia đình, về cách chăm sóc, yêu thương của cha mẹ và con cái dành cho nhau.
Và tất nhiên, có hẳn một cuốn nói về Tết Trung thu rất quen thuộc với em. Mở sách ra đi nào, em sẽ bị “hút” ngay vào truyền thuyết về chị Hằng và chú Cuội trên cung trăng, về những món đồ chơi Trung thu, như là ông Tiến sĩ giấy, mâm cỗ trông trăng.
Đó là một không khí rộn rã, náo nức nhưng cũng đầy bồi hồi mà chắc chắn em nhỏ nào cũng say mê!
Qua những lời đối đáp của chú Tễu và bạn Diều trong bộ sách, các em được biết thêm thật nhiều điều về cuộc sống xung quanh, về đất nước mình. Có biết bao nhiêu thứ hay, thứ đẹp, những nét truyền thống đáng yêu, đáng quý sẽ làm em muốn tìm hiểu thêm nữa!
Hỏi chuyện Cô Lê Phương Liên – tác giả bộ sách:
Tại sao Người soạn sách lại chọn chú Tễu?
Đó là vì chú Tễu vốn là nhân vật dẫn chuyện cực kì quen thuộc trong nghệ thuật múa rối cổ truyền, chú ra ra đời từ thời nhà Lý, cách đây hơn một nghìn năm…
Thêm nữa, đất nước Việt Nam vốn ao hồ nhiều cùng nền văn hóa lúa nước lâu đời, chú Tễu phiêu lưu qua biết bao nhiêu ao hồ, biết nhiều hiểu rộng, rất thấu hiểu phong tục tập quán các vùng miền.
Có rất nhiều phong tục, lễ hội của dân tộc ta xuất phát từ phương Bắc, nhưng qua thời gian, người dân Việt Nam thường thể hiện óc sáng tạo, trí thông minh bằng việc gạn lọc, biến đổi cho phù hợp với thực tế cuộc sống của mình. Chính vì thế, để một nhân vật thuần Việt hoàn toàn như chú Tễu kể chuyện dân tộc mình là một điều thật hợp lý và ý nghĩa!
Các bé sẽ thấy chuyện ngày Tết qua lời kể của chú Tễu không chỉ là những sự tích, những món ăn thức uống, những sinh hoạt của cộng đồng dân cư người Việt, mà còn thể hiện thật sống động nền văn hóa Việt Nam nữa!
Ví như, tên gọi “Nguyên đán” nghĩa là “buổi sáng đầu tiên”, cái tên ấy đủ gợi lên vẻ trong trẻo, tươi tắn của đất trời, vạn vật trong một mùa xuân, một năm mới sang. Và Tết Nguyên đán gắn với biết bao những truyền thuyết ý nghĩa.
Đó là truyền thuyết về tình vợ chồng thủy chung của các ông bà Táo, giải thích cho tục lệ “Ông Táo chầu trời ngày 23 tháng Chạp”, đó là câu chuyện về cuộc đấu trí cam go giữa Người và Quỷ giúp lí giải về tập tục “trồng cây nêu”, là câu chuyện bánh chưng – bánh dày của hoàng tử Lang Liêu. Và nhiều nhiều nữa những chi tiết em chưa biết bao giờ!
Còn Tết Vu lan lại gắn với truyền thuyết Mục Liên cứu mẹ. Đó không chỉ là một cuộc phiêu lưu li kì mà còn đầy xúc động, sẽ khiến em không khỏi miên man suy nghĩ về tình cảm gia đình, về cách chăm sóc, yêu thương của cha mẹ và con cái dành cho nhau.
Và tất nhiên, có hẳn một cuốn nói về Tết Trung thu rất quen thuộc với em. Mở sách ra đi nào, em sẽ bị “hút” ngay vào truyền thuyết về chị Hằng và chú Cuội trên cung trăng, về những món đồ chơi Trung thu, như là ông Tiến sĩ giấy, mâm cỗ trông trăng.
Đó là một không khí rộn rã, náo nức nhưng cũng đầy bồi hồi mà chắc chắn em nhỏ nào cũng say mê!
Qua những lời đối đáp của chú Tễu và bạn Diều trong bộ sách, các em được biết thêm thật nhiều điều về cuộc sống xung quanh, về đất nước mình. Có biết bao nhiêu thứ hay, thứ đẹp, những nét truyền thống đáng yêu, đáng quý sẽ làm em muốn tìm hiểu thêm nữa!
Hỏi chuyện Cô Lê Phương Liên – tác giả bộ sách:
Tại sao Người soạn sách lại chọn chú Tễu?
Đó là vì chú Tễu vốn là nhân vật dẫn chuyện cực kì quen thuộc trong nghệ thuật múa rối cổ truyền, chú ra ra đời từ thời nhà Lý, cách đây hơn một nghìn năm…
Thêm nữa, đất nước Việt Nam vốn ao hồ nhiều cùng nền văn hóa lúa nước lâu đời, chú Tễu phiêu lưu qua biết bao nhiêu ao hồ, biết nhiều hiểu rộng, rất thấu hiểu phong tục tập quán các vùng miền.
Có rất nhiều phong tục, lễ hội của dân tộc ta xuất phát từ phương Bắc, nhưng qua thời gian, người dân Việt Nam thường thể hiện óc sáng tạo, trí thông minh bằng việc gạn lọc, biến đổi cho phù hợp với thực tế cuộc sống của mình. Chính vì thế, để một nhân vật thuần Việt hoàn toàn như chú Tễu kể chuyện dân tộc mình là một điều thật hợp lý và ý nghĩa!
Các bé sẽ thấy chuyện ngày Tết qua lời kể của chú Tễu không chỉ là những sự tích, những món ăn thức uống, những sinh hoạt của cộng đồng dân cư người Việt, mà còn thể hiện thật sống động nền văn hóa Việt Nam nữa!