NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TRUYỀN THUYẾT VỀ CON LỢN, VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA CON LỢN TRONG MƯỜI HAI CON GIÁP

( 05-02-2019 - 10:04 AM ) - Lượt xem: 607

Tại sao con Lợn lại được xếp hàng thứ 12 trong 12 con giáp? Thực ra thì nó có nguồn gốc rất xa xưa theo quan niệm của người Trung Quốc. Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng 10 chữ: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, và 12 chữ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Ghép chúng lại với nhau để tính toán thời gian và năm tháng. Chữ đứng trước được gọi là Thiên Can; chữ đứng sau được gọi là Địa Chi. Thiên Can lần lượt được ghép với Địa Chi như sau: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi…

Trời đã sáng, Lợn mới lên đến điện Kim Môn, nhìn thấy đứng phía trước lần lượt là Trâu, Hổ, rồi lần lượt là Mèo, Rồng Xanh, Rắn Bạch, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó và Sói, Lợn nhẹ nhỏm, mình vừa đúng thứ 12, chậm một bước là bị rớt. Đột nhiên tiếng trống nổi lên, cửa điện đã mở. Dưới sự hộ tống của cung nga, thái văn, nữ thần, vũ tướng, Hoàng đế Hiên Viên bước lên bệ rồng, bắt đầu tuyển chọn.

 

Hình ảnh Lợn trong tranh Đông Hồ. Nguồn: Internet

Nguồn gốc 12 con giáp

Người xưa cho rằng: mười hai con giáp là 12 loài cầm thú, chim muông, con vật, thần linh… Con Giáp từ Hán – Việt là Sinh Tiếu. Sinh tức chỉ năm sinh của con người; Tiếu chỉ sự giống nhau, đồng dạng, tương tự giữa con người và động vật. Theo truyền thống văn hóa của người Trung Quốc thì 12 con giáp được dùng để biểu thị năm sinh của con nngười. Đó là 12 con vật: Tí, Sửu, Dần, Mão; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân; Dậu; Tuất; Hợi.

Người xưa còn cho rằng: Con người sinh vào năm nào thì số mệnh giống như số mệnh của con giáp năm đó. Ví dụ người sinh năm con Chuột thì cầm tinh con Chuột (tuổi Tý); người sinh năm con Lợn thì cầm tinh con Lợn (tuổi Hợi)… Do đó, trong dân gian người ta còn gọi 12 con giáp là 12 con vật cầm tinh.

Mười hai con giáp, hay văn hóa 12 (một cách gọi khác của văn hóa 12 con giáp) có nguồn gốc như thế nào cho đến ngày nay vẫn là một vấn đề rất khó giải đáp một cách chính xác. Từ xưa người Trung Quốc cho rằng mười hai con giáp là là kết quả của sự hòa hợp về văn hóa của các dân tộc Trung Hoa. Cách nói này dựa trên phương thức sản xuất của dân tộc Hoa Hạ lấy nông nghiệp là chính, từ rất sớm dưới triều đại Ngu do vua Thuấn lập nên đã có Thiên Can – Địa Chi.

Nhưng trong một thời gian dài đã xuất hiện phương pháp kết hợp giữa động vật và Địa Chi. Các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Trung Hoa lấy cuộc sống du mục là chính, họ thường lấy động vật để chỉ sự (một trong sáu kiểu để tạo ra chữ Hán), hoặc đánh số năm. Quá trình đi lại giao lưu giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Hoa Hạ đã tạo nên sự giao lưu văn hóa. Cách đánh số năm theo các con vật được các nước như Hy Lạp, Ai Cập, Babilon trước đây cũng thuộc về nền văn minh nông nghiệp như đã sớm có lịch theo mười hai con vật, do đó thuyết dung hòa giữa các dân tộc cũng không có sức thuyết phục.

Nếu ta xem xét quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc trên thế giới đã từng dùng lịch tính theo mười hai con vật có thể dễ dàng kiểm chứng được mối quan hệ mật thiết giữa sự “không hẹn mà gặp này” (nét tương đồng giữa các dân tộc, vì từ xưa đến nay trong giao lưu văn hóa thường diễn ra hai chiều) vơi tín ngưỡng Totem của người nguyên thủy, dù cho cách giải thích này cho đến ngày nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào.

Một cách lý giải khác cho rằng: Mười hai con giáp liên quan đến Phật giáo. Theo cách lý giải này, thủy tổ của Phật giáo là Thích Ca Mầu Ni khi nhập cõi Niết Bàn cần 12 con vật để làm tiến cống và 12 con vật đó trở thành 12 con giáp của hậu thế.

Phật giáo vào Trung Quốc thời Đông Hán (25 -220), dưới thời vua Hán Minh Đế, niên hiệu là Vĩnh Bình, khoảng năm 67 Công nguyên, nhưng 12 con giáp đã có trước thời nhà Tần (221 Tr.cn – 206 Tr.cn). Mặc dù vậy, nhưng cách lý giải sau này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Đạo giáo do Lão Tử sáng lập, có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng không chịu nín lặng mà cho rằng Ngọc Hoàng Đại Đế đã chọn 12 con vật để kết hợp với Địa Chi và 12 con giáp đã có từ đó.

Còn có một cách giải thích khác cho rằng tổ tiên các Hoàng Đế các dân tộc Trung Hoa đã chọn ra 12 con giáp và có một câu chuyện sinh động về cách sắp xếp thứ tự trước sau của 12 con giáp. Những cách lý giải theo Phật giáo, Đạo giáo, Hoàng đế… trên đều do dân gian truyền lại, vì vậy mà tính khoa học không cao, chỉ dùng để mạn bàn chứ không thể dùng để làm cơ sở nghiên cứu. Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc cũng đã có truyền thuyết tương tự như trên về nguồn gốc 12 con giáp.

Cho đến ngày nay, có rất nhiều cách lý giải về nguồn gốc 12 con giáp, nhưng một cách giải thích, một luận thuyết đảm bảo tính chân thực, tính khoa học về 12 con giáp vẫn là một câu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu.

Truyền thuyết về con Lợn

Tại sao con Lợn lại được xếp hàng thứ 12 trong 12 con giáp? Thực ra thì nó có nguồn gốc rất xa xưa theo quan niệm của người Trung Quốc. Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng 10 chữ: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, và 12 chữ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Ghép chúng lại với nhau để tính toán thời gian và năm tháng. Chữ đứng trước được gọi là Thiên Can; chữ đứng sau được gọi là Địa Chi. Thiên Can lần lượt được ghép với Địa Chi như sau: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi…

Một vòng Can Chi vừa tròn đúng 60 năm, còn được gọi là một Hội, hay còn được gọi là “Lục thập hoa giáp”. Thời bấy giờ, người biết chữ còn rất ít, Hoàng đế Hiên Viên – Thủy tổ của dân tộc Trung Hoa đã quyết định chọn hình vẽ của 12 động vật đạị biểu Địa Chi để tượng trưng cho tuổi ra đời của con người, gọi là 12 thuộc tướng hay tiêu sinh.

Nhưng biết chọn loài động vật nào, vì vậy Hoàng đế bèn giao cho Thừa tướng, Thừa tướng nghĩ đi nghĩ lại bèn đưa ra một ý kiến: “Xin Bệ Hạ, hạ một thánh chỉ, lệnh sáng sớm ngày 1 tháng giêng, trăm loài thú đến xếp hàng trước điện Kim Môn, Bệ Hạ chọn 12 loài động vật đến trước là được, Hoàng đế nghe xong gật đầu tán thưởng.

Thánh chỉ của Hoàng đế giáng xuống trần gian, các loài động vật đều lên đường đến điện Kim Môn thật sớm vì sợ bị trễ hạn. Tối ngày 30 tháng Chạp, Lợn vừa ngủ ngon giấc, nghe thấy thánh chỉ, nó nghĩ thân hình mình béo phệ, bước đi chậm chạp, bèn lập tức theo đường Dương quan đi đến điện Kim Môn. Trên đường đi, nó bổng nghe tiếng Sói và Chó cắn nhau ở trong rừng, Lợn tiến lại gần và hỏi: “Hai anh, một là cậu, một là cháu, họ hàng ruột thịt, tại sao lại cãi nhau”?

Sói và Chó tranh cãi, Lợn mới biết là chúng muốn tranh nhau thứ vị trong 12 thuộc tướng, Lợn bèn nói: Cái đó có gì mà phải cãi nhau? Các anh mỗi người một đường, ai đi đến điện Kim Môn sớm hơn, tất sẽ đứng trước, sau đó đường ai nấy đi.

Lợn đi cùng với Chó, Chó đi trước, Lợn đuổi theo sau, được một lúc Lợn thở hổn hển, mồ hôi ướt đầm, Lợn nói: Chú Chó, chân chú đi nhanh, hãy đi trước nhé! Tôi đi chậm bước theo sau chú, chú không phải chờ đội tôi, chưa biết chừng Sói đã chạy đằng trước. Nghe Lợn nói thật thà, Chó chạy nhanh lên phía trước.

Lợn đi một mình, đi qua một khe núi bổng nghe tiếng kêu: “Cứu tôi với”, nó bèn chạy lại, thấy một con Gà đang bị Cáo đè xuống, sắp bị ăn thịt. Lợn giận dữ, quát lên một tiếng, lao vào Cáo, Cáo sợ hãi buông con Gà chạy trốn. Gà được cứu sống, Lợn băng bó vết thương cho Gà, rồi cùng nhau lên đường. Lợn thấy Gà đi nhanh, nên nó lại khuyên Gà đi trước. Ban đầu Gà không đồng ý, nhưng đi được một quãng đường, thấy Lợn đi chậm quá, Gà liền đi trước.

Trời đã sáng, Lợn mới lên đến điện Kim Môn, nhìn thấy đứng phía trước lần lượt là Trâu, Hổ, rồi lần lượt là Mèo, Rồng Xanh, Rắn Bạch, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó và Sói, Lợn nhẹ nhỏm, mình vừa đúng thứ 12, chậm một bước là bị rớt. Đột nhiên tiếng trống nổi lên, cửa điện đã mở.Dưới sự hộ tống của cung nga, thái văn, nữ thần, vũ tướng, Hoàng đế Hiên Viên bước lên bệ rồng, bắt đầu tuyển chọn.

Nhưng trong điện sáng lờ mờ, Hoàng đế bèn ra lệnh đốt nến lên, quan Nội Quán hoang mang vào trong nội cung lấy nến, đột nhiên sợ hãi chạy ra bẩm báo với Hoàng đế: Thần vào kho lấy nến, phát hiện toàn bộ nến đều bị Chuột cắn hỏng, trong mỗi cây nến đều nhồi thuốc nổ mạnh. Hoàng đế nghe nói, tự nhiên cũng thấy sợ.

Số là, những cây nến này là của Vũ Long biếu, ý đồ phá nổ điện Kim Môn, giết chết Hoàng đế, Chuột đêm qua đói bụng chui vào kho, cắn nến, nên mới biến họa thành yên, đồng thời cũng làm lộ ra lòng dạ lang sói của Vũ Long.

Thế là Thừa tướng liền tấu lên: Hành động của Chuột đêm qua đã cứu sống được bệ hạ, đã cứu được văn võ bá quan trong triều, cứu được trăm họ trước cửa điện, lạ bảo toàn Kim điện, công này rất lớn, theo ý kiến thần thì cho Chuột đứng đầu trong mười hai thuộc tướng.

Hoàng đế nghe thấy có lý, lập tức phê chuẩn, trăm quan văn, võ đồng tình. Thế là Lợn trượt, lẽ ra nó đứng ở vị trí thứ mười hai, nhưng vì thêm Chuột nên chẳng còn hy vọng ở trong số mười hai thuộc tướng.Trong lòng Lợn rất buồn, nhưng nó không dám nói, không biết tranh luận, chỉ hừ hừ mấy tiếng. Lúc đó mặt trời cũng đã nhô lên cao, ánh sáng tỏa khắp mọi nơi, Hoàng đế ra lệnh cho Thừa tướng chọn.

Thừa tướng đọc: Tý – Chuột, Chuột vừa đến trước điện, nghe thấy Thừa tướng điểm danh mình, chạy từ cuối lên hàng đứng đầu. Thừa tướng đọc tiếp: Sửu – Trâu; Dần – Hổ; Mão – Mèo; Thìn – Rồng; Tỵ - Rắn; Ngọ - Ngựa; Mùi – Dê; Thân – Khỉ; Dậu – Gà; Tuất – Chó… Các động vật đều vui sướng xếp hàng đứng sau Chuột.

Khi Thừa tướng vừa đọc đến Sói thì cả Gà và Chó bổng lên tiếng kêu. Thừa tướng và Hoàng đế rất lấy làm tiếc: Chúng đều được tuyển chọn, còn kêu oan nổi gì? Gà và Chó đồng thanh nói: Kẻ oan ức không phải là chúng tôi, mà là Lợn. Chúng liền kể chuyện Lợn đã vô tư giúp đỡ Chó và Gà như thế nào trê đường, và xin nhường vị trí của chúng cho Lợn.

Hoàng đế, Thừa tướng và tất cả bá quan văn, võ cùng tất cả các động vật trên điện Kim Môn nghe xong đều rát cảm kích về sự tình của Lợn. Cuối cùng Hoàng đế quyết định: Sói bản tính hung dữ, dọc đường lại dám cản trở muông thú đến tập trung theo mệnh lệnh của ta. Vì vậy ta quyết định Sói không được đứng trong mười hai thuộc tướng, và vị trí cuối cùng thuộc về Lợn.

Các động vật đều hoan nghênh, trừ có Sói, Sói nghe xong liền bỏ đi, nhưng nó không bao giờ quên được mối thù này. Về sau này, Sói hay vào chuồng Lợn cắn chết Lợn, nhưng con người đã duy trì sự công bằng, Lợn được con người chăm chú tỷ mỷ, chăn nuôi quyết không cho Sói đến hại Lợn, vì vậy mà gia đình, họ hàng nhà Lợn ngày càng đông đúc.

Vị trí và ý nghĩa của con Lợn trong 12 con giáp

Lợn (Hợi) là con vật cuối cùng trong 12 con giáp. Con Lợn trong quan niệm của nhiều dân tộc được coi là tượng trưng cho thói phàm ăn vô độ, và trong lĩnh vực ăn uống, con Lợn được coi là cái vực không đáy. Từ đó đã xuất hiện ý nghĩa là sự tôn thờ cái dạ dày, là hiện thân của sự ngu dốt, đồng thời là sự biểu hiện của thói ích kỷ, ghen tỵ. Trong bánh xe sinh tồn của người Tây Tạng ở Trung Quốc thì con Lợn là sự biểu trung cho sự ngu tối.

Thật ra thì trong tâm thức của người Trung Quốc và người Việt Nam thì con Lợn không phải là con vật hoàn toàn xấu. Đối với người Việt Nam, con Lợn trong tranh Lợn đàn của làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) là biểu trưng cho sự phồn thịnh sung mãn, mang ý nghĩa phồn thực sinh động. “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tuôi trong – Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp – Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm”. Tính chất ấy, biểu tượng ấy của con Lợn gắn liền với truyền thống của văn minh nông nghiệp lúa nước.

Trong 12 con giáp, Lợn (Hợi), trong một vòng “lập thục hoa giáp”, ứng với các năm thứ tự như sau: Ất Hợi ứng với các đuôi thứ tự trong bảng Can Chi là: 15 – 35 – 55 – 75 – 95.Đinh Hợi ứng với các đuôi số là 07 – 27 – 47 -67 -87. Kỷ Hợi ứng với các đuôi số là: 19 – 39 – 59 – 79 – 99. Tân Hợi ứng với các đuôi số là 11 – 31 – 51 – 71 -91.Và Quý Hợi ứng với các đuôi sôa là 03 – 23 – 43 – 63 – 83. Năm 2019 theo Can Chi là năm Kỷ Hợi, cứ 12 năm là một giáp thì đến năm 2031 sẽ là năm Tân Hợi… và đến năm 2079 sẽ là năm Kỷ Hợi./.

VƯƠNG QUỐC HOA

Các Bài viết khác