NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN » VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
Trên số báo thứ 110 của tờ Sự thật ra ngày 25-4-1949, có đăng một bài viết với tiêu đề như trên của Nguyễn Hữu Đang. Bấy giờ ông đang công tác bên ngành Bình dân học vụ (đóng ở Thanh Hóa), và thường hay cộng tác với báo Sự thật, cơ quan của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương mà thực chất là Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi rút vào bí mật. Mới đây, nhà báo Kiều Mai Sơn (bút danh của bạn Kiều Văn Khải, một thành viên của Câu lạc bộ chúng ta) đã tìm được bài viết này tại gia đình anh Tạ Thu Phong (Hà Nội) và gửi cho Tòa soạn. Đây là một tư liệu đặc biệt quý giúp cho sự nhận diện rõ hơn chân dung của Nguyễn Hữu Đang với tư cách là một nhà văn hóa - giáo dục. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn coi đây là một sự tri ân đầy ý nghĩa đối với bậc tiền bối đáng kính nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày sinh của ông. Xin cảm ơn nhà báo Kiều Mai Sơn, anh Tạ Thu Phong và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc...
Danh từ “Văn hóa” chúng ta đã mượn ở tiếng Tàu – người Tàu lấy hai chữ này ở sách cổ - bộ kinh Dịch – để phô diễn một khái niệm mới của Khoa học hiện đại. Cho nên xét theo từ nguyên thì chữ Văn hóa không ngụ được cái ý nghĩa cơ bản là trồng trọt, cày cấy, trong chữ “cultus” của tiếng Latin (Tiếng Pháp: Culture, - tiếng Anh:Cultures, tiếng Đức: Kultur)...
Những tàn tích của một chế độ hủ hóa, mà người ta tưởng đã tiêu diệt, vẫn còn kéo dài để đóng vai trò phản tiến bộ. Quyền tự do ngôn luận, tự do tổ chức, tự do hội họp mà nhân loại coi như những điểm sáng long lanh trên đài văn hóa, chúng đã gạt ra ngoài bờ cõi Việt Nam, và trước mắt ta chỉ như những điểm sao mờ xa xăm...
Ách xâm lược không phải chỉ thu hẹp trong phạm vi kinh tế và chính trị; bọn thống trị có cả một chính sách văn hóa để ngu dân, lừa dân, kìm hãm và làm tê liệt chí khí tiến thủ của đồng bào ta. Chính sách văn hóa là cả một “đạo quân thứ năm” vô cùng lợi hại để bảo vệ chủ quyền xâm lược. Muốn trừ khử kẻ thù bằng súng đạn ngoài mặt trận, chúng ta không thể để “đạo quân thứ năm” đó len lỏi và gieo hại trong hậu phương của chúng ta được...
Tinh thần của nền văn hóa mới ấy sẽ là sự hòa hợp của những nguyên tắc ăn nhịp với cuộc tiến hóa xã hội nói chung, mà xét ra lại không có gì trái với cuộc phục hưng cấp bách của nước ta trong trường hợp đặc biệt này...
Nước Việt Nam là một nước cộng hòa dân chủ nghĩa là một nước mà sự sống và sức mạnh hoàn toàn trông cậy vào ý thức và lòng kiên quyết của người dân. Vì đó, làm cho nhân dân có trình độ hiểu biết cao, có ý thức chính trị vững vàng là một điều kiện sống còn của quốc gia tân dân chủ. Nền giáo dục tương lai sẽ phải thực xứng đáng là một nền giáo dục chứ không thể là một phương pháp mê hoặc lòng dân, kìm hãm trí dân như trong những nước phát-xít. Điều đó đã đủ khiến cho việc xây đắp nền giáo dục của ta là một công việc nặng nề, lớn lao...
Chuyên chính với địch thì bao nhiêu cũng chưa đủ và từ trước tới nay có phút nào chúng ta buông lỏng đâu mà phải hô hào? Còn chuyên chính với nhân dân thì cần xét kỹ. Nếu không, hậu quả sẽ tai hại lớn. Nguyên nhân sâu xa của những biến cố ở Ba-lan và Hung-ga-ri là vì thiếu dân chủ, tại sao lại hiểu ra là vì thiếu chuyên chính?
Lịch sử đã khẳng định rằng hệ tư tưởng Khai sáng thế kỷ 18, với triết lý về nhân quyền (human right) làm nền tảng, là một trong những khám phá vĩ đại nhất của nhân loại. Hệ tư tưởng này vừa là hệ quả vừa là động lực của thời đại văn minh công nghiệp, và vẫn tiếp tục soi sáng cho hiện tại cũng như tương lai nhân loại.
Trong dịp khai giảng vừa qua (5/9), ông Nguyễn Huy Thắng – Phó giám đốc Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng, con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã trao tặng những cuốn sách mới nhất của Nhà xuất bản Kim Đồng cho Thư viện Nguyễn Huy Tưởng, trường Tiểu học Dục Tú (Đông Anh Hà Nội) trong ngày thày trò bước vào năm học mới. Trong số sách trao tặng có tuyển tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Đây là một trong những ấn phẩm của Nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng mùa tựu trường năm học 2013-2014.
Tiền Giang. Ấn tượng đầu tiên đối với tôi khi đặt chân đến vùng đất này là cái mùi mặn mòi của đất Nam bộ. Tôi sinh ra ở TP.HCM, lớn lên cũng ở đó, cái mùi khói bụi và bận rộn của nó đôi khi làm tâm hồn tôi đặc cứng. Miền Tây khác, vì cái mùi mặn mòi tôi nói là mùi cỏ tây, sông nước, mùi phù sa, ghe thuyền, cả mùi thiệt thà chất phác của con người nơi đây...
« 6 7 8 9 10 »