NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

LÀNG ĐẠI HỌC TRÊN KẺ BƯỞI

( 22-10-2014 - 05:49 PM ) - Lượt xem: 1068

Vào năm 1970 thời “sơ tán”, đại học Sư Phạm Hà Nội có một giảng đường đặt trong đình Thọ của làng giấy, Gió đưa cành trúc la đà / tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà thọ xương / mịt mù khói tỏa cành sương / nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. Ngay trong ngôi đình này chúng tôi được nghe chính thi sĩ Xuân Diệu nói chuyện về thơ mới 1930-1945 mà ông và các bạn thơ của mình tạo ra.

Trong lịch sử nghìn năm của Thăng Long-Hà Nội đã có một năm, làng Yến Thái trên Kẻ Bưởi  là “làng đại học”

1.Vào năm 1970 thời “sơ tán”, đại học Sư Phạm Hà Nội có một giảng đường đặt trong đình Thọ của làng giấy, Gió đưa cành trúc la đà / tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà thọ xương / mịt mù khói tỏa cành sương / nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. Ngay trong ngôi đình này chúng tôi được nghe chính thi sĩ Xuân Diệu nói chuyện về thơ mới 1930-1945 mà ông và các bạn thơ của mình tạo ra. Tại đây, trong tả vu ngôi đình, thầy Nguyễn Đăng Mạng, vừa giảng về văn học lãng mạn thới ấy vừa làm…thời trang giầy! Kẻ viết này ngồi bàn đầu, lại là bàn ngoài cùng. Kê chếc lên, cho nên được tận mắt thấy, vào tiết học  cuối buổi sáng, khi chuông tầu điện chợ Bưởi – Bờ Hồ mới thúc leng keng, thì thầy Mạnh vừa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần, vừa kín đáo giấu tay sau bục diễn thuyết, dùng cái rút dẹp hai lá thép sáng lóang chỉnh sửa một quai dép cao su lỡ tuột. Đó là thời giáo sư Mạnh của chúng tôi còn đăng đàn với dép lốp Bình Trị Thiên khói lửa.

  Năm học cuối, sinh viên khoa ngữ văn đại học sư phạm Hà Nội khóa 1967-1970 học ở thôn Yên Thái, làng Bưởi, tôi là sinh viên khóa ấy, trọ học trong một ngôi nhà cổ, còn dùng nước giếng. Cả làng Yên Thái ngày ấy, cùng dùng chung một giếng nước, chắc là giếng cổ, nằm giữa bến xe điện và chợ Bưởi, bên đường nhựa, ngay dưới các bậc đá dẫn lên cổng làng. Nay cổng làng thì còn nhưng không còn bác thợ may lưng gù đầu làng, người vẫn dùng một cái máy khâu thời thuộc Pháp giúp các chàng sinh viên thời chống Mỹ cứu nước chúng tôi “pich-kê” những gối quần lỡ rách vì lăn lê bò toài trong những bài quân sự, thuộc khoa mục cuối cùng của khóa trình ba năm đào tạo một cử nhân.    

   Cổng làng thì vẫn còn nhưng giếng xưa đã lấp. Cho đến bây giờ cũng chưa hiểu tại sao, vào những năm 70 của thế kỉ XX những người kinh kì Kẻ Bưởi sống xa nhà máy nước Yên Phụ chẳng mấy độ đường lại vẫn cứ nước giếng! Tại sao giữ được nguồn nước sạch thiên nhiên tới ngày ấy mà chẳng giữ luôn cho thế kỉ XXI này. Chỉ biết bây giờ nhớ làng đại học Yên Thái, nhớ nhất vẫn là nước giếng!

2.Ngày ấy trong làng Yến Thái, giáo sư đầu ngành giải phẫu bệnh Nguyễn Quý Tảo sống chung ba bốn anh em họ Nguyễn với nhau, chen chúc nhưng thân ái trong ngôi nhà cổ cột gỗ, mái ngói. Chật lắm mà vẫn rộng lòng cho tôi và một anh bạn cùng lớp trọ học. Chúng tôi được một năm là người làng giấy, được cùng nghe nhịp chày Yên Thái ngày ngày gĩa thẳng bình bịch vào tai, chứ không giãn cách êm ái nhịp lục bát ca dao, gió đưa cành trúc… được cùng cả làng ăn chung nước giếng đầu chợ Bưởi. Tất tật chúng tôi trọ học miễn phí. Mà ngày ấy, cái phí chứa trọ cũng đáng kể lắm, gia chủ không nuôi ăn, nhưng mà hào phóng nuôi điện nước. Nước giếng lại đắt hơn thứ nước nặng mùi Flo mà học sinh Hà Nội ngày ấy gọi là “bia chổng mông”. (Có tên chữ tượng hình như thế là vì sau các trận bóng đá vỉa hè, chúng tôi lại cứ vòi nước nhân dân vỉa hè mà chổng mông giải khát). Trong khi đó nước giếng làng Yên Thái đến với nhà giáo sư Tảo trên vai người gánh nước thuê. Cứ đếm từng đôi mà trả tiến. Nhờ nước ấy, tôi có một “miếng ngon nhớ đời”.

3. Xin dông dài, cụ Nguyễn Tuân, một người Hà Nội đã tả trong Vang bóng một thời- một món ngon làm bằng những…viên sỏi. Sỏi bọc mạch nha để các cụ đồ nho vừa ngậm vừa thưởng trà. Anh đầu bếp Mỹ gốc Trung Hoa tên Yan, nổi tiếng thế giới đã nói rất thật, món ngon nhất mà anh từng được ăn, chính là món đá cuội phi mỡ hành mà mẹ anh đứng bếp khi anh còn bé tí, nhà còn nghèo. Người viết bài đã được uống một chén trà sang trọng, chắt ra từ thời khó của Hà Nội hào hoa.

   Thứ trà tôi uống pha nước giếng Kẻ Bưởi, chẳng có gì lạ, nhưng lạ là khuya hôm ấy, người pha trà, ông chủ nhà, Nguyễn Quý Tảo, giảng viên đại học Quân Y người đã phát hiện vi khuẩn trong cặn xăng máy ban quân sự, nói với chúng tôi – hôm nay anh đãi mấy chú ấm chè sen – nói rồi, bỏ vào ấm trà mấy bông hoa…húng chó! Thật kì lạ, thứ chè bồm hạng bét, “chín hào ba” (không phải 9,3 hào 1 gói mà là 9 hào mua được những ba gói ngoài mậu dịch Tràng Tiền), nhờ mấy bông húng chó mà hóa chè sen, không hảo hạng, tất nhiên rồi, nhưng đúng là có mùi sen. Bạn cứ thử, cái anh húng chó, vốn chỉ lòng lợn tiết canh thế mà khéo dùng, cũng, thăng hoa tới được đẳng cấp sen!  Cái khó, ló cái thơm, người Hà Nội biết cách ấy. Cứ thử một lần xem!

3.Anh Tảo họ nguyễn, làng Yên Thái, bà con thế  nào đấy với ông Nguyễn Sen là nhà văn Tô Hoài bên làng Nghĩa Đô. Anh cũng là người văn chương, tác giả tập truyện ngắn hoạt kê Lịch sử ngơ ngác bán rất chạy. Dù học y và đã từng xin được thắp nhang khai quật mồ vô chủ để có xương giáo cụ trực quan;  đã từng nhiều đêm nằm một màn, học gạo với các giáo cụ này, hiện thực đến thế mà vẫn tự nhận mình lãng mạn. Anh Tảo tâm sự “lãng mạn của tuổi trẻ đã đưa chúng tôi dấn thân vào những gian nan vất vả một cách nhẹ nhàng, phơi phới. Dưới tán rừng mà nền đất lủng củng vẫn có thể khiêu vũ, đêm vẫn diễn kịch (kịch bản dịch từ nước ngoài hoặc tự sáng tác). Đi chiến dịch, lưng ba lô nặng, leo đèo dốc cao đến mức trán người đi sau chạm gót chân người đi trước, leo từ sáng đến sẩm tối mới được ba phần tư đèo, ấy vậy mà thấy hình ảnh anh trai Mèo thổi khèn vẫn rung động. Sáng hôm sau lên đến đỉnh đèo nhìn xuống bồng bềnh mây trắng cứ tưởng mình đang đứng giữa biển khơi”.  Người Hà Nội đi trước đã dạy thế, lẽ nào chúng tôi không rung động trước mấy thiếu nữ tay dài Kẻ Bưởi xinh đẹp từng được xeo giấy quý in di chúc Bác Hồ. Hóa ra, đã từ xưa để xeo được giấy đẹp những cô gái làng Yên Thái phải chịu chai hai cườm tay mình. Giác ngộ được điều này, việc tán tụng không mấy khó. Đã có người tán, thơ luật Đường hẳn hoi: Đến quân tử trúc cũng la đà / Một canh gà sớm, tựa chuông chùa / Hỏi cườm tay sẹo người xeo giấy / Thiên kinh vạn quyển tự em ư? Và rồi chưa tốt nghiệp cử nhân đã  vinh quy về làm con rể làng đại học Yên Thái!

                                                                                    Trần Quốc Toàn

Các Bài viết khác