NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

KỶ NIỆM LẠI VỀ HÀ NỘI

( 04-11-2014 - 04:59 AM ) - Lượt xem: 995

Thế hệ chúng tôi,lứa mươi, mười lăm tuổi, nói như Nguyễn Khải, đúng là có cái may lớn mang tính lịch sử. Đó là tuổi thơ chưa bị tiêm nhiễm nhiều cái cũ kỹ, xấu xa thì đã được đón nhận, ươm trồng những cái mới mẻ,tươi đẹp.

Tôi là ngưới Hà Nội gốc,được sinh ra ở thành phố và lớn lên đi học đến lớp Đệ nhất trung học Chu Văn An (Trường Bưởi cũ) vào 1946.

Vậy là tuổi thơ đã gắn bó với Hà Nội với biết bao kỷ niệm.Một cậu bé đã sống trong xã hội cũ với hình ảnh những ông tây,bà đầm,cờ tam tài “mẫu quốc,những buổi chào cờ ở sân trường  phải hát bài  “quốc ca”xa lạ với những lời kêu gọi thống thiết xa xôi,mơ hồ,huyền bí đâu phải là hồn thiêng đất nước mình: “Hãy tiến lên ,hỡi những người con của Tổ quốc! (Allons enfants de la Patrie…-La Marseillaise).May sao ,đến lớp Nhất (Supérieur) bậc tiểu học, cậu học sinh đã gặp cách mạng.Chú bé của thời nô lệ đã mang tư cách em thiếu niên của nước độc lập.Tôi vinh dự được đứng trong tổ chức Thiếu niên Nhi đồng cứu quốc và được đi dự Tết Trung thu độc lập đầu tiên,phá cỗ ở hồ Hoàn Kiếm.

Thế hệ chúng tôi,lứa mươi, mười lăm  tuổi, nói như Nguyễn Khải, đúng là có cái may lớn mang tính lịch sử. Đó là tuổi thơ chưa bị tiêm nhiễm nhiều cái cũ kỹ, xấu xa thì đã được đón nhận, ươm trồng những cái mới mẻ,tươi đẹp.

20 giờ 19 tháng 12 năm 1946,cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ với loạt đạn  từ pháo đài Láng Hà Nội phát hiệu lệnh tổng tiến công. Chính giữa đêm đó,cậu học sinh nhỏ đã cùng gia đình được đội tự vệ hướng dẫn chui qua những bức tường đục liên thông con phố,luồn qua những dãy dọc ngang để ra khỏi thành phố. ‘Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa” là ấn tượng hết sức sâu đậm  của tuổi thơ bước vào kháng chiến.

Tôi đã học hết bâc Trung học ở những nhà trường đặc biệt thời tản cư: nếp đình,ngôi chùa,trụ sở,nhà dân…với bàn ghế đủ kiểu, phổ biến nhất là  chiếc bàn gấp nhỏ xách tay và chiếc ghế  cá nhân (ghế “bún chả” vỉa hè).Học xong Trung cấp Sư phạm ở Khu học xá  Nam Ninh, Trung quốc tôi đươc về nước phục vụ nhận nhiêm vụ  mở Trường Sư phạm sơ cấp  Khu Tây Bắc vào 1953.

Ngoài bè bạn chung ,chúng tôi thường tụ họp nhóm  “đồng hương”.Thế hệ học sinh người Hà Nội không ngớt hy vọng  trông đợi kháng chiến chóng thành công để được dịp  “tái hồi” quê hương Thủ đô yêu dấu. Ngày về của Chính  Hữu là bài thơ tâm đắc thường được ngâm ngợi với lớp học sinh con em đất Tràng An thanh lịch,hào hoa,phong nhã.Chúng tôi thích thú đặc biệt những bài hát về Hà Nội như hoà nhập tâm hồn thiết tha trong đó: Người Hà Nội (1947-Nguyễn Đình Thi), Sẽ về Thủ đô  (1948-Huy Du)…Tôi đã từng dào dạt xúc động khi đứng trong dàn đồng ca Người Hà Nội có nhạc đệm hào hùng  trên sân khấu hoành tráng, lại có những lúc ngồi trầm ngâm tĩnh lặng lắng nghe tiếng lòng xốn xang, rạo rực kỷ niệm : “Đây Hồ Gươm,Hồng Hà,Hồ Tây...Đây Thăng Long,đây Hà Nội.Hà Nội mến yêu” Lại như thấy hiện lên trước mắt cảnh nhộn nhịp “Tíu tít gánh gồng đây Ô Chợ Dừa,đây Ô Cầu Dền làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm. Những năm 50 chúng tôi say sưa ca vang Tiến về Hà Nội (1949-Văn Cao)với tâm trạng hết sức náo nức  cất tiếng hát: “Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần…Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào chảy dòng sương sớm long lanh…Như mùa xuân xuống cành dường nghe gió về Hà Nội bừng Tiến quân ca”

Mùa xuân 1954 thày trò tuổi trẻ chúng tôi vinh dự được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với tư cách lực lượng tiếp viện , tiếp sức ở tầm xa (tuyến 2,tuyến 3 … gì dó ) không phải là dân công hoả tuyến.Tin giải phóng Điện Biên đến, thày trò vỡ oà niềm vui.  Có thêm chút xíu tự hào vì có công đóng góp mồ hôi lao động với tư cách người trong cuộc!Từ đó theo rõi thời sự ,chúng tôi hồi hộp náo nức gần như từng ngày, chờ đón ngày tiếp quản Thủ đô.Tin vui ấy đến trong cảnh chúng tôi đang ở trong rừng. Trường ở trên một đỉnh đồi được  mịt mù bao phủ cây cối rậm rạp.Nhà trường quyết định một cuộc họp ngay sau đó không lâu.Địa điểm là nhà một đồng nghiệp ở giữa thị trấn Nghĩa Lộ.Cuộc họp kỷ niệm Gỉải phóng Thủ đô cũng là bữa tiệc trà chưa từng có trong đó có bánh kẹo và sữa hộp Nestlé  “ con chim” chính hiệu  từ Hà Nội mang về. Họp giữa ban ngày,giữa  ‘thanh thiên ,bạch nhật”bên dãy hầm hố đã phủ rêu xanh um.

Khoảng tháng 1/1955,sau Lễ mừng Đảng, Chính phủ về Thủ đô có duyệt binh,diễu hành ít lâu,chúng tôi có dịp về Hà Nội. Lòng xốn xang  những vần thơ  Lại về (Tố Hữu)

 

 Về đến đây rồi Hà Nội ơi

 Người đi kháng chiến chín năm trời

Tự nhiên …thật  tự nhiên “Gìàn giụa vui lên ướt mắt cười” khi tôi đặt chân lênmảnh đất thân yêu từ tấm bé.

Tôi có dịp dạo lại bao “đường quen,phố cũ”nơi in dấu những kỷ niệm xưa…

Lại lần đường phố cổ theo bài hát : “Hàng Đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc ,Hàng Gai tha thiết nhớ thương mừng tủi.Lại qua những con đường  giăng trải cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ dẫn đến bên bờ liễu rủ  “viên ngọc” long lanh thành phố.Tôi đã ngồi khá lâu trên bậc thềm Nhà hát Lớn nhớ lại kỷ niệm ngày tháng Tám 1945 đã cùng cha anh dự cuộc mít tinh lịch sử với lá  quốc kỳ khổng lồ buông trải phủ gần kín toà nhà đồ sộ.Dạo gót qua chợ Đồng Xuân-nơi từng diễn ra cuộc giao chiến oanh liệt vào tháng 2/1947 rồi đến tựa lưng vào bức tường cổ kính Ô Quan Chưởng nhìn ra bờ sông Hồng.Tôi ngồi lặng giờ lâu ven Hồ Gươm bên phía Nhà Bưu điện.Vụt nhớ kỷ niệm hồn nhiên đầy sôi động trong “ trận đánh kỳ lạ” đêm Trung thu năm xưa. Đội quân hàng vạn thiếu niên, nhi đồng đã cuồng nhiệt  nã  trận bão  “đạn – vỏ- bưởi” vào  “tàu chiến Pháp” chạy cuống quýt bên ven hồ. Nhưng rồi lòng lắng lại trầm ngâm : “Hồ Gươm xanh thắm ven bờ / Thiên thu hồn Nước mong chờ bấy nay …”

    Bây giờ đây lại là đây

    Quốc kỳ đỉnh Tháp,sao bay mặt hồ

Thủ đô Hà Nội qua bao thăng trầm lịch sử vẫn vẹn nguyên, ngày càng phát triển  tươi đẹp.Điều kỳ diệu nhất, dưới sự tổ chức chỉ đạo kháng chiến lâu dài oanh liệt của vị Đại Tướng công Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã kết thúc chiến tranh một cách tuyệt vời. Không tốn một viên đạn, không có cuộc tắm máu nào mà chỉ có cuộc tiến quân vào thành phố với cờ hoa trên mũi súng  reo vui  “lúc quân thù  đầu hàng”

Cũng tự hào biết bao khi ta liên hệ  với lịch sử   “Đại Pháp”. Thời thế chiến  II Pháp thất thế, để bảo toàn thủ đô hoa lệ không bị sứt mẻ vì phi pháo, đã tuyên bố “để ngỏ” Paris cho Đức Quốc xã ung dung vào chiếm đóng tháng  6/1940.Thực chất đó là sự đầu hàng. Ít ngày sau  chính phủ Pétain ký hoà ước với Đức.Thống chế từ anh hùng cứu quốc thành tên phản quốc để lại vết nhơ trong lịch sử.

Thủ đô giải phóng  qua  “cay đắng tám năm ròng”, trải những tháng năm đau thương anh dũng. Không ai quên  “ mỗi tấc đất Hà Nội nhuộm thắm máu hồng tươi” (Người Hà Nội). Nhìn tới phía trước“Chúng ta ươm lại hoa sắc hương phai ngày xa. Ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu ”(Tiến vế Hà Nội). Một tương lai mới đã mở ra ….

                                                                 *

Có một sự lý thú trong cuộc đời riêng. Ít năm sau ngày Thủ đô giải phóng tôi  “Lại về” Hà Nội, khi vẫn đang tuổi thanh niên.Tôi may mắn được  ngồi trên giảng đường Đại học danh tiếng của Hà Nội.Khi tốt nghiệp lại được đứng trên bục  giảng và cũng thành danh từ đó. Đến nay, không còn làm việc chuyên môn tôi vẫn được mang chức danh khoa học  của đơn vị nhà trường.

Hà Nội đã tận tình  nuôi dưỡng tôi và tôi cũng chưa và sẽ không bao giờ phụ lòng  Hà Nội.

  Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

-----------------------------

Đ0ÀN TRỌNG HUY, PGS.TS Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

 

Các Bài viết khác