NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

HỒ CHÍ MINH – HIỆN THÂN CHIẾN THẮNG HUY HOÀNG

( 05-06-2015 - 06:26 PM ) - Lượt xem: 1114

Hồ Chí Minh cũng chính là vị chủ soái chiến thắng trên mặt trận tư tưởng. Người chủ trương đấu tranh từ chính mình, để tự vượt mình vươn lên. Đó là khởi đầu của một sự tu thân để rồi tề gia,trị quốc như quan niệm của người xưa. Phải khám phá chính mình cùng với khám phá thiên nhiên và xã hội.

Bài tứ tuyệt Không đề (3/1968) mở ra như lời nói chuyện hồn nhiên, vui tươi và dí dỏm: “Đã lâu không làm bài thơ nào/ Nay lại thử làm xem ra sao/ Lục khắp giấy tờ vần chưa thấy… Câu kết đột ngột độc đáo:

Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao

Vần thơ vút lên, câu thơ cất cánh và tâm hồn như bay bổng bầu trời cao thẳm… Bài thơ  “không đề” mà chủ đề thâm trầm, sắc sảo. Hiện ra một  khí phách hào sảng, toát lên một khí thế cuốn bốc . Ấy là cốt cách tinh thần tuyệt vời Hồ Chí Minh –con người của chiến đấu và chiến thắng!

Mừng xuân 1968 nhà thơ lớn đã tiên đoán : “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua/ Thắng trận tin vui khắp nước nhà”.Không đề mang khí thế Tổng tiến công nổi dậy. Tổng kết  : “Năm qua thắng lợi vẻ vang”(Mừng xuân 1969),Người gửi thư- thơ Chúc Tết…(Xuân Kỷ Dậu) tới cán bộ đang công tác tại Hội nghị Paris với kỳ vọng mãnh liệt  như một tiên tri linh nghiệm không lâu sau đó: “Gà xuân túc tác rạng đông/Đưa tin thắng lợi cờ hồng bay cao”

HỒ CHÍ MINH – NGỌN CỜ QUYẾT CHIẾN, QUYẾT THẮNG VẺ VANG.

Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, suốt đời Người chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, giành quyền sống và hạnh phúc chân chính. Lý tưởng đấu tranh“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là học thuyết Hồ Chí Minh trong thời đại. Nhà báo Liban Naga Alusi viết: “Có thể thâu tóm cuộc đời của con người ấy trong hai tiếng: đấu tranh. Cụ Hồ Chí Minh chiến đấu vì sự nghiệp của nhân dân Việt Nam và vì sự nghiệp của cả loài người”.

Nói một cách khái quát: Hồ Chí Minh là con người của sự nghiệp chiến đấu và chiến thắng – là con người quyết chiến và quyết thắng. Người đã mang một sứ mệnh lịch sử vĩ đại : “Làm tên quân cảm tử đi tiên phong/ Đánh trăm trận, thề trăm phen quyết thắng”( Hồ Chí Minh-Tố Hữu,8/1945 ).

Vào tuổi thanh niên, chàng trai Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Anh đã gặp Luận cương Lênin như nhà khoa học phát hiện ra chân lý mới - ở đây là chân lý khoa học cách mạng.

Luận cương đã  hoàn toàn xâm chiếm trái tim và khối óc. Nhà cách mạng trẻ nhận ra tác dụng như một “cẩm nang thần kỳ”, một kim chỉ nam, và hơn thế, “còn  là mặt trời soi sáng con đường mà chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng”[1.52]. Từ chiến thắng bước đầu ấy, Nguyễn Ái Quốc đã mở ra một cuộc chiến đấu mới trong những năm của thập niên 20 và 30 với các hoạt động cách mạng sôi nổi của phong trào Cộng sản Quốc tế.

Sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài – từ Pháp qua Anh, sang Liên Xô rồi tới Trung Quốc, Xiêm,… năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo công cuộc  cách mạng trong nước, tiến tới giành độc lập, tự do hoàn toàn cho dân tộc.

Trong chuyến đi Trung Quốc năm 1942, thật không may, Người bị bắt và giam hãm suốt 14 tháng trời ở nhà tù của Trung Hoa Dân quốc. Nhật ký trong tù đã ra đời trong hoàn cảnh ấy, ghi chép lại toàn bộ những tháng ngày bị đày ải trong “địa ngục trần gian” với muôn ngàn khổ ải, tủi nhục và cay đắng nhất là mất tự do. Người tù vĩ đại ấy đã thể hiện ý chí quyết chiến: “Không chịu lùi một phân” và tự dặn lòng: “Gian nan rèn luyện mới thành công”, giữ vững chí khí kiên cường, bất khuất của một nhà cách mạng giàu trải nghiệm.

Sau đó, Người được giải thoát, về nước và tiếp tục lãnh đạo cách mạng  trong tình thế quốc tế chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho sự nghiệp giải phóng. Mọi hoạt động tổ chức, mở rộng vùng chiến khu, gây dựng cơ sở cách mạng, thành lập đội tuyên truyền vũ trang, vận động xây dựng và ủng hộ mặt trận Việt Minh diễn ra hết sức khẩn trương, ráo riết. Vận hội mới đang đến.Chẳng  may, Người bị ốm nặng, nhưng quyết tâm không hề bị lay chuyển: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Thời cơ ngàn năm có một đã tới. Người lãnh đạo toàn dân nổi dậy cướp chính quyền, tiến hành Tổng khởi nghĩa toàn quốc. Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập, tạo nên một kỳ tích vang dội trên toàn thế giới. Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 thể hiện quyết tâm sắt thép của một dân tộc anh hùng.

Giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta. Lời kêu gọi của lãnh tụ là tiếng hịch cứu nước, tuyên bố một tinh thần quyết chiến ghê gớm: “Dù phải gian khổ, thiếu thốn, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta” (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, 19/12/1946).

Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp 1954, đất nước tạm  bị chia cắt thành hai miền. Mỹ hất cẳng Pháp, biến miền Nam trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới.

Tháng 8/1965, Mỹ trực tiếp đổ 30 vạn quân viễn chinh vào miền Nam, gây ra cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Một lần nữa, Chủ tịch nước ra lời kêu gọi như lời hiệu triệu khẩn thiết: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.“Ra trận” là sứ mệnh lịch sử của toàn dân tộc trong thời đại.“Kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn… Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta… sẽ hoàn toàn thắng lợi…”. Người đưa ra những giả định chiến sự hết sức ác liệt nhằm thể hiện ý chí vô cùng  mãnh liệt của dân tộc: “Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc hơn nữa. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song người Việt Nam quyết không sợ…”.

Ngay sáng 17/7/1966, đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi trên làn sóng điện thế giới tinh thần bất khuất,ý chí quyết chiến,quyết thắng Việt Nam với tiên tri lịch sử:

“Nhân dân Việt Nam nhất định thắng. Giặc Mỹ xâm lược nhất định thua”.

 HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI KIẾN TẠO KỲ TÀI MỌI  THẮNG LỢI .

Hồ Chí Minh là nhà tổ chức thiên tài mọi thắng lợi. Người đã đưa dân tộc Việt Nam từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trên tiến trình lịch sử cách mạng:

Từ lâu Người hóa tinh thần. Người hóa non sông

Là chiến thắng huy hoàng trời Tổ quốc

Người hóa dựng xây, Người hóa vun trồng.

Trong lăng và ở bên ngoài - Chế Lan Viên

Chiến công trong sự nghiệp Hồ Chí Minh là trên cả hai phương diện chủ yếu: kháng chiến và kiến quốc.

Vị Đại tướng công Hồ Chí Minh là cha đẻ của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là người giáo dục, rèn luyện đội quân bách chiến bách thắng ấy. Lá quân kỳ của lực lượng vũ trang nhân dân là lá quốc kỳ có ghi bên trên góc trái  hai chữ QUYẾT THẮNG.

Dưới sự chỉ đạo của nhà quân sự thiên tài, nhân dân ta, mà chủ yếu là 3 thứ quân, đã chiến đấu ngoan cường để đuổi  Nhật, đánh Pháp, diệt Mỹ trong cách mạng và kháng chiến trường kỳ của lịch sử hiện đại.

Nhà chiến lược lỗi lạc Hồ Chí Minh đã tổ chức “đường lối chiến đấu hoàn hảo nhất như lời ca ngợi của bạn bè quốc tế [2.156].

Cuộc kháng chiến lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc – “Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông” (Phạm Tuyên) đã kết thúc vẻ vang. Hồ Chí Minh tỏ rõ là một nhà khoa học và nghệ thuật quân sự tài giỏi bậc nhất trong lịch sử: vừa tiếp thu được tinh thần truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta từ hàng nghìn năm, lại vừa kết hợp được những tri thức quân sự hiện đại.

Người đã tổ chức một cách  hết sức tài giỏi tiến trình  kháng chiến ( các  thời kỳ, giai đoạn…) chống lại thế lực đế quốc siêu cường trong thời đại, lại biết kết thúc chiến tranh với thắng lợi tuyệt đẹp: kẻ thù phải đầu hàng, rút quân .Các thành phố lớn, Hà Nội, Sài Gòn được tiếp quản không tốn một viên đạn, không hề có cuộc tàn phá, tàn sát. Người lại biết kết hợp tài tình giữa quân sự với chính trị, ngoại giao và tuyệt vời vận dụng thời cơ, tạo ra  thời điểm.

*

Sự nghiệp kiến quốc sau Cách mạng và trong kháng chiến cũng là chiến công kỳ diệu. Nước Việt Nam “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Chủ tịch đã xây dựng nên một đất nước từ  nghèo nàn, kiệt quệ, hai bàn tay trắng. “Tuần lễ vàng” được lạc quyên ban đầu tạo vốn cứu đói cho ngân sách nhà nước.

Từ đó, chiến lược kinh tế là dựa vào tấm lòng vàng góp công, góp sức của người dân yêu nước cần cù,dũng cảm.

Vừa sản xuất, vừa chiến đấu là nghĩa vụ của công dân – chiến sĩ. Khẩu hiệu như phương châm chỉ đạo, hành động: “Ruộng rẫy là chiến trường/ Cuốc cày là vũ khí/ Nhà nông là chiến sĩ”. Việc động viên thi đua đã tạo ra sức mạnh tổng hợp:

Công nhân phất cao ngọn cờ Duyên Hải

Nông dân phất cao ngọn cờ Đại Phong

Bộ đội anh hùng phất cao cờ “Ba Nhất”

… Chủ nghĩa xã hội nhất định đại thành công

Bắc Nam nhất định thống nhất, non sông một nhà

Công, nông, binh thi đua1961

Thành công,  không thể đến  trên con đường trải  thảm đỏ. Thắng lợi không phải là từ trên trời rơi xuống. Muốn hoàn thành sự nghiệp lớn , trước hết phải có đường lối đúng đắn, rồi phải có phương pháp tốt, cuối cùng là tổ chức, chỉ đạo giỏi: “Kế hoạch một phần, biện pháp hai phần và quyết tâm làm phải ba phần”[2.T10,tr 265]

Khi tiến hành hoạt động phải có lộ trình, đường đi nước bước, có tiệm tiến, có nhảy vọt. Từ lý thuyết đến thực hành, qua trải nghiệm, cần thiết thì phải điều chỉnh, thay đổi. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã tự thân tổ chức việc huấn luyện đội ngũ cán bộ cốt cán để làm thắng lợi các kế hoạch, dự án  với quan niệm rất coi trọng cán bộ, bộ máy lãnh đạo: Chính phủ là công bộc của dân[2.T9,tr 22]. Trong Vấn đề cán bộ, Người chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc… Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[2.T5,tr269-275].Người soạn thảo Đường cách mệnh (1927), Sửa đổi lối làm việc (1947) là nhằm mục đích giác ngộ và huấn luyện cán bộ.

Bí quyết thắng lợi của Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng, triết lý của Người, trong đó có ba nhân tố cốt lõi, chủ yếu nhất.

Trước hết là lý tưởng độc lập, tự do như một học thuyết chính trị có sức mạnh tuyên truyền, cổ động hết sức lớn lao, lay động hàng triệu con tim, khối óc toàn thế giới, tạo ra động lực đấu tranh  dũng mãnh: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động” (Đường cách mệnh).

Tiếp theo là tư tưởng đại đoàn kết – đại nghĩa. Đây chính là chủ thuyết nhằm tập hợp lực lượng lớn nhất, nhanh nhất và mạnh nhất.

Những năm 20, hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa và ra báo Người cùng khổ(Le Paria). Bản thân nhà cách mạng trẻ tuổi cũng tham gia vào các tổ chức (câu lạc bộ, hiệp hội…) địa phương, quốc gia, quốc tế, đặc biệt là Quốc tế Cộng sản.Là phái viên Đông phương bộ, Nguyễn Ái Quốc đi công cán ở nhiều nước với tư cách cộng tác hoạt động. Qua đó, Người mở rộng quan hệ bè bạn, đồng chí và tranh thủ được rất nhiều cảm tình, hỗ trợ, ủng hộ về vật chất và tinh thần.

Những trước tác văn xuôi (văn chính luận, truyện, ký,…) có chủ đề đoàn kết, chiến đấu rất nổi bật. Thơ ca quốc ngữ những năm 40 cũng tập trung vào chủ đề trên. Từ một bài Thơ đề tranh cổ động báo Việt Nam độc lập cũng kêu gọi: “Đoàn kết vững bền như khối sắt/ Để cùng nhau cứu nước non ta” đến lời khuyên mua báo: “Cho ta biết kết đoàn tổ chức”. Có nhiều bài ca vận động các giới cứu quốc “Cùng nhau vào hội Việt Minh”(Ca dân cày, Ca phụ nữ, Ca binh lính, Ca công nhân), lại có bài ca Kêu gọi thiếu nhi: “Vậy nên trẻ em nước ta/ Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh”.

Ngôn từ thẩm mỹ như nhãn tự của các bài thơ là chữ “đồng” – đồng tâm, đồng lòng,…: “Dân ta nên nhớ chữ đồng… Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng”, hoặc “một lòng”– “Cả nước dốc sức một lòng:..Quân dân đoàn kết một lòng… Toàn dân đoàn kết một lòng… Anh em ruột thịt đấu tranh một lòng… Đấu tranh anh dũng cả nước một lòng”…

Tổ chức Đảng Cộng sản là sách lược chính trị thống nhất lực lượng lãnh đạo.

Tổ chức Mặt trận ( hội, đoàn…) qua các thời kỳ chính là  quốc sách về đoàn kết.

Cuối cùng là ý thức dân chủ, cũng có thể gọi là thuyết lý thân dân cách mạng của Hồ Chí Minh.

Người từng thâu tóm ý tưởng qua những mệnh đề ngắn gọn, súc tích về Dân vận: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dânNói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”[2.T6,tr 698].

Hồ Chí Minh thường tôn vinh sức mạnh nhân dân là vô địch.

*

Có cuộc chiến đặc biệt là “chiến tranh trắng” trên mặt trận tư tưởng, tuy không có bom đạn, nhưng cũng quyết liệt không kém. Đây là mặt trận như vô hình mà lại có hai phe, hai phía, có địch, có ta, tức có trận tuyến, có lực lượng đối kháng, đối chọi. Việc giành được chiến thắng trên mặt trận này không hề dễ dàng, đạt thắng lợi nhiều khi rất kỳ công và không kém vẻ vang.

Hồ Chí Minh cũng chính là vị chủ soái chiến thắng trên mặt trận tư tưởng. Người chủ trương đấu tranh từ chính mình, để tự vượt mình vươn lên. Đó là khởi đầu của một sự tu thân để rồi tề gia,trị quốc như quan niệm của người xưa. Phải khám phá chính mình cùng với khám phá thiên nhiên và xã hội.

Trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, có tư tưởng  đạo đức, và Người đã đưa ra luận thuyết về đạo đức cách mạng. Rất nhiều lần, Người đã đề cập tới vấn đề đạo đức và xây dựng đạo đức mới trên sự tiếp thu truyền thống và tiếp nhận những tư tưởng đạo đức cách mạng chiến đấu.

Có danh ngôn nổi tiếng của Người: “Những người Việt Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình về mặt tinh thần bằng cách đọc tác phẩm của Khổng Tử, và về cách mạng thì cần đọc tác phẩm của Lênin”[2 T2.tr454].

Nhật ký trong tù, trên một góc độ, là cuốn sách giáo khoa  tu dưỡng từ  hiện thực đời sống nghiệt ngã, hiểm nghèo nhất, trước hết với người tù vĩ đại (Tự khuyên mình, Nghe tiếng giã gạo,…). Trước tác nổi tiếng Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân là loại sách luân lý xã hội hàng đầu để xây dựng con người mới, xã hội mới: “Muốn đánh thắng kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân”[2 T11,tr372-373].

Có các danh ngôn: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”, “Thắng vạn quân không khó, thắng chính mình khó hơn”. Mác cũng từng nói với con gái: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Theo Lênin, chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất.

Hồ Chí Minh là người chiến thắng trên lĩnh vực đấu tranh đối kháng  về ý thức hệ tư tưởng, về chính trị và văn hoá. Người đã nêu gương đạo đức cách mạng tuyệt đẹp, như biểu tượng những đức tính và lý tưởng cao cả nhất, tập trung những phẩm giá cao quý nhất với danh hiệu Con Người.

Tựu trung, đó là  tiến hành cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa chính và tà, tốt và xấu, tích cực và tiêu cực có ý nghĩa triết học.

 HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI LÀ NIỀM TIN TẤT THẮNG CHÓI NGỜI.

Những ước vọng, chúc tụng, động viên của Chủ tịch nước bao giờ cũng là sự khẳng định mạnh mẽ bằng những từ ngữ như được chốt chặt, được đóng chắc : ắt, tất, nhất định, chắc, chắc chắn, quyết…

Thắng lợi có nhiều dạng. Từ làm được một bài tập khó, hay tìm ra được một giải pháp khoa học trong công nghệ đến đề xuất được một lối thoát cho cuộc chiến tranh. Nhưng tất cả đều phải là thắng lợi toàn vẹn.

Trong bất kỳ trận đánh nào, thắng phải cho ra thắng: phải “toàn thắng”. Với dân tộc, chiến thắng phải  mang tầm vóc, kích thước của sự nghiệp lớn lao và con người khổng lồ ngang tầm thời đại.

Trong những lời kêu gọi kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh ước vọng: “thắng lợi hoàn toàn”. Những năm đánh Mỹ, qua lời hiệu triệu và thơ mừng xuân, là lời chúc: “thắng to”, “thắng lợi vẻ vang”.

Lịch sử đã diễn ra như niềm tin và dự đoán của Người:“PARIA đạp đổ một triều vua, ba triều đế quốc/ Con cắt con đánh ngã ông Đùng” (Nếu quên thanh gươm, ta chẳng hiểu Người – Chế Lan Viên).

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc ngày 30/4/1975 là cuộc Đại thắng cũng lừng lẫy năm châu như Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ - thơ Người viết ngày 12/5/1954. Đó là truyền thống của Hàm Tử, Chương Dương, của Chi Lăng, Đống Đa lẫy lừng lịch sử xưa chống bọn quỷ xâm lược phương Bắc, được tiếp nối với Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không (12/1972) vang động thế giới, chống bọn hung thần đế quốc Mỹ ngày nay.

Để có thể ca vang cùng “Người Thủy Thủ”vĩ đại trên “Bể loài người”, Việt Nam đã vứt xuống thềm lục địa này ba tên đế quốc (Bể và Người – Chế Lan Viên).

Ước mơ một đời Hồ Chí Minh là: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Ngay cả trong ngục tù, cũng là: “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”. Bởi vì, đó là ngọn cờ“in máu chiến thắng mang hồn nước” (Quốc ca). Tâm hồn Người hồng thắm ánh quốc kỳ.

Mệnh lệnh Hồ Chí Minh là chân lý lịch sử:

Bác bảo đi, là đi

Bác bảo thắng, là thắng

Sáng tháng NămTố Hữu

Hồ Chí Minh là hiện thân của chiến thắng:

Lời Bác nay thành chiến thắng huy hoàng

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng Phạm Tuyên

Ở đâu có chiến thắng, ở đó có tinh thần Hồ Chí Minh. Chiến thắng trong đấu tranh và chiến thắng trong cả  xây dựng.

Trong bản trường ca chiến đấu của Hồ Chí Minh, “chiến thắng” luôn là điệp khúc vang dội.

Hồ Chí Minh là người xây dựng tương lai với niềm tin chiến thắng  mãnh liệt.Vị Kiến trúc sư vĩ đại đã thiết kế và chỉ đạo  hiện thực hoá công trình kiến thiết  cuộc sống mới trong chế độ mới. Người từng phát biểu về mối tương quan giữa độc lập, tự do và hạnh phúc. Nếu dân sinh không được cải tạo và nâng cao thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì. Phải hoàn thành xuất sắc chủ nghĩa tam dân cách mạng: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Thế giới ca ngợi: “Đồng chí Hồ Chí Minh là  một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời những nhà xây dựng lớn” qua Hội nghị Quốc tế “Việt Nam và thế giới” (Hà Nội-5/1980)[4,tr118].

Cuộc kháng chiến chống Mỹ để lại những tổn thất cực kỳ nặng nề. Lãnh tụ gửi lại tấm lòng và niềm tin  qua Di chúc:

Còn non, còn nước, còn người

Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay

Và, một nước Việt Nam, từ trong máu lửa: “Người vươn lên như một thiên thần” (Tố Hữu). Nhà thơ đã dựng lên một hình ảnh Việt Nam máu và hoa rất đỗi hào hùng. Như ngày nào“Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng/ Ta mọc dậy trước mắt nhìn nhân loại” (Thời sự hè 72 – bình luận, Chế Lan Viên).

Theo tinh thần và khí phách Hồ Chí Minh:

Người chiến thắng là người xây dựng mới

Với Đảng, mùa xuân – Tố Hữu

Chính Trung  tướng  Phạm  Tuân,  người  anh  hùng đã  hạ

chiếc “pháo đài bay” B52 đầu tiên cũng là người Việt Nam trước nhất  tham gia chuyến bay tuyệt vời vào vũ trụ!

Thời hòa bình sau 1975, đất nước ổn định và phát triển, bước vào hội nhập với thế giới đã mở ra những quang cảnh phồn vinh bước đầu rất đáng nức lòng. Nước ta tiến  lên mức các quốc gia có thu nhập trung bình. Đô thị hóa phát triển với nhiều thành phố  đẳng cấp với dự án không gian đa chiều. Các công trình kỷ lục thế giới và kỷ lục châu Á xuất hiện – nhà cao tầng có sân trực thăng trên nóc, tháp truyền hình sẽ xây chót vót  nhất khu vực ASEAN,… Giao thông ngày hiện đại hơn với 700 km đường cao tốc. Cầu dây văng dài nhất châu Á, đường sắt sắp lột xác với tàu tốc hành sức chạy hàng trăm km/h, tuyến tàu điện ngầm cao tốc khởi công…Công nghệ thông tin, kỹ thuật số đi vào kinh tế và đời sống ngày càng rộng khắp.

Đã hiện hình rõ cảnh tượng “xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn,to đẹp hơn”sau  40 năm thắng Mỹ.

Đồng thời con người cũng đang nâng cao tầm trí tuệ. Một thế hệ học sinh  mới đã và đang vươn lên “sánh vai với các cường quốc năm châu”.Từ 1974, các đội tuyển Olympic học sinh Việt Nam đi đua tranh thế giới,  nhiều năm lọt vào top xếp hạng cao,liên tục đoạt giải Khoa học Trẻ Quốc tế. Giáo sư đặc cách Ngô Bảo Châunhận Giải thưởng Toán – Huy chương Fields  ngang tầm Nobel…

 Trình độ văn hóa, văn minh xã hội được nâng cao. Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới.

Nhà văn Marquez (Columbia) kể trong một cuộc trả lời phỏng vấn: “Hầu như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói có mấy từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Người nói: “Chúng tôi sẽ thắng, chúng tôi sẽ thắng, chúng tôi sẽ thắng”.Niềm tin chiến thắng ấy đã nhập vào tâm hồn nhà văn, đại diện cho lương tri con người : “Tôi luôn luôn tin tưởng tuyệt đối rằng, Việt Nam sẽ chiến thắng”[4, tr54-55].Tinh thần chiến thắng đã tiếp sức cho những con người chân chính.Theo Chủ tich Hội đồng Hoà bình thế giới Romesh Chandra, chiến sĩ Châu Phi khi chiến đấu họ mang trong tim hai chữ  “Việt Nam” và giương cao ngọn cờ có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người Ấn Độ muốn nói rằng Việt Nam,Hồ Chí Minh đã cho họ niềm tin  chắc chắn sẽ thắng trong trận đánh chống đế quốc và vì một cuộc sống mới cho nhân dân [4,tr264]. Hồ Chí Minh là chỗ dựa của niềm tin, là điểm tựa cho sức cất cánh “Ta lớn lao lên,bay bổng diệu kỳ”(Tố Hữu). “Khi gặp khó khăn lớn tưởng chừng không thể vượt qua nổi, người ta lại noi theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh để vượt qua chiến thắng”.Đó là lời khái quát mang tầm nhân loại của nguyên Đại sứ Grenada tại Cuba Richard Dohasov[4,tr 261].

“Chúng tôi sẽ thắng”.

Câu nói  của một thời mà cho mãi mãi.Hồ Chí Minh đã có một danh ngôn ngời sáng như báu vật ban tặng cho tất cả:sống,chiến đấu vớiniềm tin tất thắng.Và, chính Người  đã là hiện thân của danh ngôn kỳ diệu ấy.

Nhân loại ân tình còn  nhắc mãi “Ngọn cờ chiến thắng của Hồ Chí Minh sẽ vĩnh viễn tồn tạinhư nhân dân và núi sông của Tổ quốc Người”[4,tr 29].

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Chí Minh (1970) – Mãi mãi đi theo con đường của Lênin vĩ đại – Sự thật.

[2] Hồ Chí Minh (1995) – Toàn tập – Chính trị Quốc gia.

[3] Hồ Chí Minh (2000) – Thơ toàn tập – Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu Quốc học.

[4] Nhiều tác giả (2007) – Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh – Thanh niên.

PGS.TS ĐOÀN TRỌNG HUY

Các Bài viết khác