NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

GIỖ TO” ÔNG GIÀ ĐI BỘ

( 08-09-2013 - 10:18 AM ) - Lượt xem: 1261

Tiền Giang. Ấn tượng đầu tiên đối với tôi khi đặt chân đến vùng đất này là cái mùi mặn mòi của đất Nam bộ. Tôi sinh ra ở TP.HCM, lớn lên cũng ở đó, cái mùi khói bụi và bận rộn của nó đôi khi làm tâm hồn tôi đặc cứng. Miền Tây khác, vì cái mùi mặn mòi tôi nói là mùi cỏ tây, sông nước, mùi phù sa, ghe thuyền, cả mùi thiệt thà chất phác của con người nơi đây...

“GIỖ TO” ÔNG GIÀ ĐI BỘ

 

PHAN HOÀNG LÊ UYÊN

 

Tiền Giang. Ấn tượng đầu tiên đối với tôi khi đặt chân đến vùng đất này là cái mùi mặn mòi của đất Nam bộ. Tôi sinh ra ở TP.HCM, lớn lên cũng ở đó, cái mùi khói bụi và bận rộn của nó đôi khi làm tâm hồn tôi đặc cứng. Miền Tây khác, vì cái mùi mặn mòi tôi nói là mùi cỏ tây, sông nước, mùi phù sa, ghe thuyền, cả mùi thiệt thà chất phác của con người nơi đây.

 

Cảm giác khi về miền Tây luôn sâu sắc và bùi ngùi …

 

Quê tôi cũng ở miền Tây, lần này về miền Tây cũng sâu sắc và bùi ngùi như thế …

 

Ngày 19/8 vừa qua, tôi và bác Phạm Thế Cường đã đến nhà lưu niệm nhà văn Sơn Nam nhưng không phải trong một ngày bình thường mà tại đây chúng tôi một lần nữa tưởng nhớ ông – nhà văn Nam Bộ - Sơn Nam – trong ngày giỗ lần thứ năm của ông.

 

Tôi chưa có dịp đến đây lần nào mặc dù có lần các thành viên trong CLB người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng đã ghé thăm nơi đây. Ấn tượng về cảnh vật đã khiến tâm hồn người ta bâng khuâng nhưng không bằng ấn tượng về người đã khuất … Tôi có lần đọc một bài cảm nhận của một thành viên trong CLB, ông đã nói lối vào nhà lưu niệm song song hai hàng lót 82 viên gạch. Tôi tò mò nên đã đếm thử, quả thật con số 82. Vâng, 82 viên gạch tượng trưng cho 82 năm Sơn Nam đã sống và viết. Chữ nghĩa ăn sâu vào máu, lịch sử, văn hóa, con người sàng lọc qua đôi mắt ông trong những chuyến đi bộ … Và cứ thế cuộc đời Người đã hóa những bản du ca trên trang giấy … mỏi mòn cùng thời gian …

 

Ngày giỗ, nghi ngút khói hương, tôi và bác Phạm Thế Cường đến nhà lưu niệm cùng đoàn với những văn nghệ sĩ tuổi đã về già. Họ hoặc là bạn chí cốt với nhà văn Sơn Nam, hoặc là người mến mộ, hoặc là người thương nhớ … Tất cả về lại đây trong không khí đậm ấm, bùi ngùi, nuối tiếc …

 

Tôi thấy đến với đám giỗ có nhà văn, nhà thơ nổi tiếng và là bạn thân một thời của Sơn Nam, đó là nhà văn Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng, nhà thơ Kiên Giang, họa sĩ Hoài Nam,  năm nay đều đã ngoài 80, sức khoẻ đã yếu với những bước đi đã run rẩy, bốn vị “lão làng” này thành kính thắp những nén nhang thơm lên bàn thờ Sơn Nam và thành kính khấn. Tiếp đến là đoàn NXB Trẻ do Giám đốc Nguyễn Minh Nhựt dẫn đầu cũng đến dâng hương. Bên cạnh đó còn các nghệ sĩ Mạc Can, nghệ sĩ Kiều Lệ Thu, nghệ sĩ Thiên Kim, …Họ về trong tình thân, nghĩa ái, trong “chuyện xưa tích cũ”. Sau đó họ bồi hồi nhớ nhau, các ông, các cụ ngồi chung quanh bàn đá, lụm khụm bưng tách trà nghi ngút khói, kính lão mờ mờ, mở miệng cười giơ mấy cái răng cũ kĩ: “Hồi đó, ông Sơn Nam ổng …” Tôi thích nghe cái giọng rặc Nam Bộ, cái giọng thiệt thà đó khiến tôi thấy ấm lòng như đầm mình thỏa thích giữa cái xứ cha sanh mẹ đẻ mình vậy …

 

Mà thiệt, cái tình không phải qua câu chữ, người ta để lại cho nhau qua cái ấm áp thân tình, trong “miệt vườn” ngữ điệu. Tôi nói vậy chứ Bắc _ Trung _ Nam, 3 miền đều là ruột thịt, đều là Việt Nam, trong bút hiệu của ông Sơn Nam, chữ “Nam” đâu phải riêng miền Nam mà là nước Việt Nam, nước Nam. Thế nên về thăm ông không chỉ người Nam Bộ thương mến, giọng Bắc, Trung có đủ. Bác Phạm Thế Cường cũng là người gốc Bắc chứ còn gì !!!

 

Gần 12 giờ trưa, chúng tôi được vợ chồng bà Thuý Hằng, con  gái

và con rể Sơn Nam mời vào mâm giỗ với bảy mâm giỗ bày chén đũa khang trang đã chờ sẵn. Sau lời cám ơn của gia đình là những lời tâm sự nhưng sâu lắng của nhà thơ Kiên Giang và cũng trong bữa ăn ấm áp tình người có phần góp vui văn nghệ của các văn nghệ sĩ .

 

“Năm nay giỗ to, đông ghê, mà vui !”, tôi thoáng nghe mấy cụ chép miệng bàn tán. Bên phía gia đình nhà văn Sơn Nam cũng chia sẻ: “Nhà bày giỗ 7 mâm, dự trù 2 mâm, vậy mà vẫn thiếu” … Thiếu gì chứ tôi thấy thừa niềm vui, tình thương và sự ấm áp bao trùm cả 2 thế giới và thế giới bên kia có ông già đi bộ thân thương đang mỉm cười …

 

Bữa giỗ đã tàn, nhưng mọi người vẫn chưa muốn chia tay, nhất là các văn nghệ sĩ lớn tuổi. Họ đã bao lần bắt tay, nói lời tạm biệt nhưng còn nấn ná không nỡ rời nhau. Các cụ sợ năm sau ông trời có còn cho họ gặp nhau đông đủ như bữa giỗ hôm nay hay không.

 

 

 

Các Bài viết khác