NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

DỊCH GIẢ…: MỘT THỜI VÀ MÃI MÃI

( 18-03-2016 - 11:32 AM ) - Lượt xem: 1329

Dịch giả đã góp phần không nhỏ bắc nhịp cầu đưa độc giả ra thế giới rộng lớn, đến những miền đất nước xa xôi mà ở đó có những con người với những phong tục, tập quán, lối sống thật đa dạng, phong phú, hấp dẫn.

Đã từ lâu nhiều tác phẩm của văn học nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt và được độc giả tìm đọc rất say mê, thích thú và thán phục.

Dịch giả đã góp phần không nhỏ bắc nhịp cầu đưa độc giả ra thế giới rộng lớn, đến những miền đất nước xa xôi mà ở đó có những con người với những phong tục, tập quán, lối sống thật đa dạng, phong phú, hấp dẫn.

Dịch giả thì có nhiều nhưng có những dịch giả được nêu dưới đây là những con người rất tài giỏi, quý hiếm, có nhiều công trình dịch thuật ấn tượng cho một thời, cho ngày nay và cho cả mãi về sau.

Giáo sư Cao Xuân HạoNhà ngôn ngữ học tài ba, dịch giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm dịch đồ sộ từ văn học Nga “Chiến tranh và hòa bình”, “Tội ác và hình phạt”, “Con đường đau khổ”….

Dịch giả biết nhiều ngoại ngữ, riêng tiếng Pháp và Nga thì có nhiều khả năng nghe nói như người bản ngữ. Thời gian rất dài bị ngưng giảng dạy ông đã lấy việc dịch sách làm kế sinh nhai. Dịch giả Cao Xuân Hạo đã nhận được giải thưởng dịch thuật của Hội nhà văn Việt Nam.

“Lối dịch của Cao Xuân Hạo vừa sáng sủa, vừa chuẩn nhưng vừa mờ ảo. Đó là điều không hề dễ dàng với bất cứ dịch giả nào, khi bản dịch không “xấu hổ” có thể đứng đàng hoàng bên cạnh nguyên tác, không hề “phản”, cũng không hề hạ thấp chất văn trong nguyên tác, mà lại hạ thấp chất văn trong Việt ngữ. Có được thành công ấy, Cao Xuân Hạo trong sâu thẳm tâm hồn mình là một nghệ sỹ, một nghệ sỹ ngôn từ, nghệ sỹ của tiếng Việt”. (Nhà thơ Thành Thảo)

Dịch giả Phạm Hồng SơnPaven Việt Nam (Hình ảnh Paven Coosaghin anh dũng trong chiến đấu và quả cảm trong công cuộc xây dựng đất nước đã được tác giả Nicolai Ostrovski miêu tả rõ nét, thuyết phục trong cuốn truyện “Thép đã tôi thế đấy”. Hình ảnh Paven Coosaghin là chính tác giả đã vượt qua bóng tối mù lòa để thực hiện ước mơ trở thành nhà văn).

Dịch giả Phạm Hồng Sơn nguyên là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 307 (thời kỳ 1952-1954), là thương binh hạng một, bị liệt nửa thân dưới, hai chân teo quắt. Khao khát được tiếp tục chiến đấu cho công cuộc giải phóng đất nước không còn có thể thực hiện, ước mơ dạy học cũng không thành, Phạm Hồng Sơn noi gương Paven Coosaghin với vốn văn hóa ngoại ngữ Anh, Pháp  lại tiếp tục lao vào tự học tiếng Nga. Mười ba năm nằm nghiêng trên giường bệnh học, viết, dịch mỗi ngày chín, mười tiếng, có khi hơn. Năm 1959, nhà xuất bản Kim Đồng đã xuất bản cuốn Lời hứa danh dự của tác giả L.Panteleev được Phạm Hồng Sơn dịch đầu tiên và từ đó với sự say mê, hăm hở đã dịch hàng chục bản dịch và được xuất bản: Mặt trời trên thảo nguyên, Những mẫu chuyện về Tsapaep, Khuất Nguyên, Ngày và đêm, Suối thép, Viết dưới giá treo cổ,… Dịch giả Phạm Hồng Sơn đã thực hiện trọn vẹn lời nói của bác Hồ: “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Dịch giả, nhà văn, nhà giáo Lê Khánh Trường (1942-2006) – đã từng giảng dạy môn Phương pháp dạy tiếng Nga, môn Văn học Nga tại các trường Đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội và Đại học sư phạm TP.HCM. Với năng khiếu ngoại ngữ, với quyết tâm cao và phương pháp tự học hợp lý, mặc dù chỉ được đào tạo trong nước nhưng dịch giả đã làm chủ, nhuần nhuyễn tiếng Nga. Dịch giả Lê Khánh Trường cho rằng để có một bản dịch tốt, ngoài giỏi ngoại ngữ thì đồng thời phải giỏi tiếng Việt, phải am hiểu văn hóa, tinh thần cội nguồn tiếng Việt mà trên hết phải say mê với công việc dịch thuật. Cường độ làm công việc này của dịch giả thật đáng nể, có lúc 15 tiếng một ngày “buông bút cầm đũa, buông đũa cầm bút” để cho ra đời trong thời gian ngắn gần trăm tác phẩm văn học và cũng hàng ngàn trang công trình dịch đủ mọi thể loại: Văn học, giáo dục, khoa học, kinh tế, chính trị, lịch sử, triết học,… Một vài tác phẩm dịch từ văn học Nga được trích dẫn ra đây làm điển hình: Đoạn đầu đài của Aimatốp 550 trang (dịch trong 10 ngày), Bọn trẻ phố Acbat của Rưbacốp 1.000 trang (dịch trong 3 tháng), Mười bảy khoảnh khắc Mùa xuân của Xemiôlốp 300 trang (dịch trong 10 ngày), Bác sĩ Zhivago 900 trang (dịch trong 60 ngày).

Với năng khiếu cộng với sự kiên trì và bền bỉ, ở tuổi 54 dịch giả học thêm tiếng Hoa để rồi sau đó dịch được 8 tập trọn bộ tiểu thuyết nổi tiếng của Kim Dung, dịch Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Quốc (2.400 trang), Trung Hoa dưỡng sinh báo điển (3 tập), biên soạn cuốn Từ điển tục ngữ Hán – Việt.  Tháng 9/2006, kỷ lục Việt Nam đã trao tặng dịch giả Lê Khánh Trường danh hiệu “Người dịch nhanh và nhiều nhất”.

Dịch giả Lê Khánh Trường đã từng vượt qua những thăng trầm, những khó khăn trong cuộc sống nhưng đã không vượt qua nổi cơn bạo bệnh hiểm nghèo ở tuổi 64. Dịch giả đã ra đi mãi mãi để lại sự tiếc nuối cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và độc giả.

PHAN VĂN BẢO

Các Bài viết khác