NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

BUỒN VUI VỊ TẾT XƯA

( 08-02-2019 - 06:16 PM ) - Lượt xem: 589

Mùa xuân, cái Tết đối với chúng tôi hoàn toàn vô nghĩa, không có hoa, không có bàn thờ ông bà, không có pháo nổ, không có bánh tét, nồi thịt kho; chỉ có những cõi lòng trĩu nặng

Đã 43 năm trôi qua từ ngày miền Nam được “giải phóng”, đất nước thống nhất, hòa bình đã về, chấm dứt cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn tuy bất phân thắng bại. Hồi tưởng lại những cái Tết đi qua nhanh với bao mùa xuân đến rồi đi,  nhiều kỷ niệm buồn vui, gia đình hợp rồi tan, song thân đã qua đời hết, giờ đây anh chị em không sum họp đủ đầy vì cuộc sống nên có người mỗi ngã. Kẻ ở tận trời Tây, người ở lại vẫn còn lo âu thời buổi kinh tế gạo tiền, đời sống đầy đủ hơn nhưng luôn trăn trở với nền dạo đức xã hội ngày càng suy đồi, gia đình đôi khi không còn là diểm tựa vì quan điểm sống khác biệt.

Gia đình tôi chỉ đi xa Sai Gon có 6 năm, ngày trở lại cách đây trên 30 năm, ngày ấy chốn xưa vẫn không có gì thay đổi và buồn hắt hiu vì lớp người cũ có kẻ đi đâu hết, có người vượt biển tìm chân trời mới, còn lại gia đình tôi và những người khác lắt lay làm đủ mọi nghề để tồn tại. Cái Tết năm đó mấy chị em lưu lạc chốn thị thành vốn dĩ là nơi sinh ra, buôn bán lặt vặt mà vẫn không đủ no đành đón Tết với nồi chè đậu xanh vốn là tiêu chuẩn của cô em gái học Đại học. Ngày Tết mấy chị em cuốc bộ vòng Sai Gon tìm người quen để nhờ giúp đỡ, gót chân mòn nẻo đường mà không ai giúp được gì vì không hộ khẩu, không nhà, ở thuê nhà trọ và một lý lịch không mấy sáng sủa để xin việc làm, đành chọn lề đường kiếm sống qua ngày, có khi còn bị Công an nhắc nhở phải về quê xin tạm vắng mới cho tạm trú . Trời ạ, có khi thuê nhằm nhà trọ chứa gái, biết chuyện, mấy chị em phải tìm cách trả phòng thuê chỗ khác.

 Mùa xuân, cái Tết đối với chúng tôi hoàn toàn vô nghĩa, không có hoa, không có bàn thờ ông bà, không có pháo nổ, không có bánh tét, nồi thịt kho; chỉ có những cõi lòng trĩu nặng vì còn lo lắng cho cha mẹ già và vài đứa em còn ở quê, chưa có cách nào để đoàn tụ. Tôi có chờ đâu có đợi đâu mùa xuân, chỉ mong sao có gạo ăn và có tiền trả thuê chỗ trọ. Nhớ làm sao anh xích lô bên nhà trọ thông cảm hoàn cảnh mấy chị em, sau một cơn “gia biến” trở thành kẻ không nhà. Anh cũng nghèo nhưng biết thơm thảo, sẻ chia, đó là tính cách của người Sài Gòn muôn thuở. Rồi ông chủ nhà trọ người Tàu tốt bụng, thường cho chúng tôi ít thức ăn do chính tay ông nấu và xổ một tràng tiếng Tàu hoặc tiếng Việt lơ lớ, chúng tôi nghe câu được câu mất mà cười ngặt nghẽo để quên nỗi buồn của kẻ lữ khách, mặc dù hôm nay tôi đã là người Sài Gòn tìm lại cố hương sau khi bắt buộc phải rời xa. Lúc đó cha mẹ tôi vì sợ  chính quyền cách mạng với lời kêu gọi nên rời khỏi thành phố để hồi hương, hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới nên ba tôi phải lo bán nhà, một căn nhà tường khá đẹp đẽ để về quê cất một căn nhà lá trơ trọi giữa cánh đồng, năm ấy gấn tết, gió mùa đông hun hút thổi lạnh co ro mà tự hỏi: chúng tôi đang ở đâu trên xứ sở này, một miền quê có ruộng cày mà vẫn đói khổ, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu cả niềm tin. Nhớ lại những cái Tết sau ngày giải phóng, bữa Tết không có thịt kho tàu, chỉ có chai mỡ heo của người ta cho mà ăn sạch nồi cơm. Thứ trái cây mà chúng tôi được ăn thoải mái nhất là chuối do chính ba tôi trồng, ruột đỏ au, có khi ăn trừ cơm. Vì là đất giồng có thể trồng rau nên gia đình tôi ăn nhiều rau hơn cơm. Mùa xuân năm 78 xảy ra một trận lũ lụt nặng nề ở Tiền Giang, tiếp theo là năng suất thấp vì đồng khô cỏ cháy và chỉ làm một vụ mùa, gia đình tôi phải ăn lúa miến hoặc bo bo thay cho cơm. Dù phải sống cực khổ quá sức tưởng tượng, bị phân biệt đối xử  nhưng chúng tôi vẫn cố sống và mơ một ngày trở lại quê hương Sai Gon. Tuy vậy, làm sao quên được không khí trong lành miền quê nghèo, đêm trăng sáng, tình người quê hồn hậu đối với chúng tôi, có lần bệnh thập tử nhất sinh của má tôi,  kẻ gian cắt vách trộm quần áo, lần té ao suýt chết của đứa em vẫn mong  vượt biển đổi đời nhưng dịp may không đến và đêm đêm mở đài nước ngoài nghe những bài hát Sai Gon xưa như để sống lại  tuổi thanh xuân như vẫn còn đâu đây.

Sài Gòn thập niên 90 đã mở cửa, nhiều năm sau  nữa gia đình tôi  cật lực kiếm sống và đã có nhà, ổn định chỗ ở và  được đón những cái Tết ý nghĩa hơn, tiếng pháo nổ giòn đón xuân sang nhưng vài năm sau bị cấm vì sự nguy hiểm gây thương vong của nó. Sài Gòn lúc ấy có thay đổi nhưng chưa nhiều lắm, nét xưa vẫn còn đó và tôi có cơ hội đi học lại những năm sau. Sài Gòn lại bao dung , che chở và tạo điều kiện cho những người đi hồi hương như chúng tôi hoặc dân kinh tế mới chấp nhận ngủ lề đường trong cuộc di dân tìm lại chỗ của họ trước đây, vì chấp hành chủ trương giản dân và thành phần chế độ cũ không việc làm phải rời khỏi thành phố để nhường chỗ cho những người có công lao đóng góp cho cách mạng để “giải phóng miền Nam”!

Giai đoạn 70 – 80 chấm dứt chiến tranh xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn và bức tranh màu xám của xã hội đương thời với những người ở lại và những người sống chết ở đại dương để đi tìm ý nghĩa của lẽ sống!

Người ta thường nói,  ở vào tuổi sắp hoàng hôn hay nhớ về dỉ vãng xa xôi, nhất là quảng đời buồn nhiều hơn vui một thập niên sau ngày “giải phóng miền Nam”! Mỗi khi Tết đến Xuân về, lòng chạnh lòng nhớ những mùa xuân năm cũ, hình ảnh song thân hiển hiện, anh chị em chúng tôi vẫn không sao quên được quá khứ nhiều nhọc nhằn trên bước đường  đến ngày mai bằng đôi chân và nghị lực sống. Nhưng còn biết bao số phận con người đã lụi tàn theo dòng chảy của cuộc đời, đã khuất bóng và bị lãng quên bởi một biến cố lịch sử…

PHƯƠNG DUNG

Các Bài viết khác