NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NGÕ TRE RÌ RÀO (chương 6)

( 28-12-2016 - 07:29 AM ) - Lượt xem: 766

Hiền đang chìm ngập trong những kỹ niệm ngọt ngào và náo nức như vậy thì có tiếng hắng giọng ngoài ngõ của bà Thiều làm cô giật mình. Cô vội vàng thu mọi thứ gói gọn vào mảnh giấy vỏ bao xi măng, rồi với tay xếp nó lên tít chiếc gác tre sát mái nhà.

CHƯƠNG 6


          Những ngày sau Hiền xin nghỉ phép sang ở với bà Thơi mấy hôm cho bà khuây khỏa. Dịp này ông Toàn đi họp ở Hà Nội, chỉ còn bà Toàn ở nhà nên Hiền được bà Toàn cho phép.

Từ nay mối quan hệ giữa Hiền và bà Thơi có phần khăng khít hơn. Sự mất mát vừa qua đã gắn chặt hai người lại với nhau thêm nữa. Hiền thương bà Thơi. Bây giờ ngoài cái tình cảm thông thường tha thiết ra còn là nghĩa vụ nữa. Mọi việc làm Hiền đều có cảm tưởng như có con mắt từ xa đang trìu mến theo dõi Hiền…Còn bà Thơi bây giờ, đối với Hiền bà không còn cảm giác đấy là một cô con dâu tương lai của bà nữa mà là một cái gì thật ruột thịt, cứ như là trời sinh ra bà thì phải sinh ra Hiền bên cạnh như xưa nay có Thiệp, có Thìn. Nhưng rồi có lúc bà lại sợ hãi khi thấy nghiễm nhiên có mặt Hiền ở cái nhà này. Hình như bà đã mắc vào một cái tội không bình thường. Bao nhiêu năm quá bụa, bà đã cảm thấy thế nào là nỗi cô đơn. Ngày ấy, tuổi bà cũng như tuổi Hiền bây giờ. Xuân xanh hơ hớ. Thế thì làm sao, bà nỡ làm ngơ để cho một tuổi xuân như thế kia phải chịu cảnh như bà thời trước. Mà ngày trước khác, bây giờ khác chứ. Ngày trước ông Thơi đã là chồng bà thực sự, bà đã là mẹ đẻ của hai đứa con và con mắt khắc ngiệt của dư luận luôn bủa vây tứ phía quanh bà. Ngày ấy, nếu mà bà bước thêm bước nữa. Ôi, còn biết nói năng chống đỡ làm sao nếu điều đó là sự thật. Còn bây giờ, với Hiền, Hiền không chịu mội sợi dây ràng buộc nào cả. Hiền là con chim ngoài trời, là con cá dưới sông, cớ sao Hiền lại chịu sự ràng buộc được ? Đêm sau, lúc chỉ có hai người nằm bên nhau thấy Hiền khe khẽ thở dài, bà Thơi mới ướm thử hỏi :

-Này, Hiền ?

Hiền nghe thấy nhưng cô im lặng. Hình như Hiền biết bà Thơi định nói gì. Sau đấy gian nhà càng im lặng hơn. Nghe rõ tiếng lá tre thổi rì rào đằng sau nhà và một mùi hương nhè nhẹ nửa như mùi hoa chè nửa như mùi hoa tầm xuân man mác lan vào trong nhà.

-Hiền ơi, bác nghĩ thế này ?

-Dạ ?

Tiếng Hiền đáp tỉnh khô. Rõ ràng cô cũng không ngủ được và cũng đang ngổn ngang suy nghĩ. Bà Thơi quyết định nói thêm :

-Mẹ thấy thế này (ờ, sao bà lại xưng với Hiền là "mẹ" ).

Con nên thương cái anh gì ở Hà Nội đi. Khi trước, Thiệp còn sống, con không nghĩ đến chuyện ấy, mẹ phục ở tấm lòng ăn ở có tình có nghĩa của con nhưng nay như thế thì không cần thiết con ạ.

Hiền lặng im. Cô không nói gì với bà, chỉ dụi dụi mặt vào nách bà y như một đứa con gái nhỏ. Nước mắt bà Thơi ở đâu úa ra rồi chảy ròng ròng xuống chiếu. Bà cố gắng không cho tiếng nấc bật ra. Nhưng chính lúc đó Hiền lại bật ra tiếng nấc. Đầu Hiền rung rung bên tay bà. Bà Thơi thấy nghèn nghẹn nơi cổ họng. Từ đấy bà không dám nói thêm gì nữa. hai người nằm bên nhau lặng lẽ, phập phồng...

Những ngày nghĩ phép còn lại Hiền dành trọn vẹn cho bà Thơi. Cô lục soát , xem xét lại toàn bộ những sách vở, thư từ, sổ chép bài hát của Thiệp để lại nhà, xếp đặt, gói ghém từng thứ riêng ra. Suốt buổi sáng hôm ấy cảm xúc của Hiền cứ mỗi lúc mỗi thay đổi rồi nhiều lúc lại đan chéo nhau : nhớ thương, buồn bã, bâng khuâng, đau xót...Sự thay đổi cung bậc ấy phụ thuộc vào từng kỷ niệm. Đây là những mẫu giấy nhỏ, Hiền viết cho Thiệp khi hai đứa còn học chung ở lớp chín lớp mười. Cô không ngờ Thiệp giữ những thứ này một cách kỹ lưỡng và cẩn thận là vậy. Đây là thư " khiêu chiến". "Thiệp không đồng ý cách nói của Hiền ngày hôm qua". Mấy chữ ấy là Thiệp viết cho Hiền. Lẽ ra thì Hiền phải " lịch sự" đáp lại bằng một mảnh giấy khác nhưng Hiền đã trêu ngươi bằng cách viết luôn mấy chữ nguệch ngoạc ra sau mảnh giấy đó. Hôm ấy, Hiền lại làm thơ mới buồn cười chứ : " Phải mưa làm gió nổi lên. Hay là tại gió đã đem mưa vào ". Hiền chia đều cái nguyên nhân của sự giận nhau cho hai đứa. Ngày ấy kỹ thuật chuyền thư của Thiệp là cách "búng" ngón tay rất thiện nghệ. Anh vê tròn mảnh giấy lại, để lên mặt bàn và lấy ngón tay trỏ búng một cái. Sau một tiếng "tạch", mẫu giấy đã rơi gọn vào trang vỡ trước mặt Hiền rồi. Nhưng rồi nhiều bữa Thiệp cũng bị thầy giáo bắt quả tang và làm Hiền phải chịu phạt. Lần ấy Hiền phải đứng lên nhắc lại một công thức hóa hữu cơ dài dằng dặc. Hiền đã không thuộc nên bị lĩnh điểm một. Thực ra lúc ấy không phải Hiền dốt mà vì tâm trí Hiền đang dồn cả vào mấy dòng chữ của Thiệp nên cô quên hết tất cả mọi chuyện trên đời. Hiền cảm thấy chưa bao giờ cô bị nhục như thế. Nhưng lúc ấy cô không khóc, về đến nhà cô cũng không khóc, cho đến lúc xế chiều Thiệp sang chơi, vừa nhìn thấy Thiệp, cô đã khóc nức nỡ cứ như là anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước lỗi lầm của cô ! Rồi lại còn những lúc ghen nhau nữa chứ. Cái ghen của tuổi học trò thật buồn cười. Cứ như phường chèo và viết thư thanh minh thì cứ như ca cải lương với nhau : " Em ơi, em hãy hiểu cho lòng anh. Ước gì nó như quyển sách để anh mở ra cho em xem " . Tuổi thanh niên mới lớn thật ngộ. Chả có gì đáng ghen mà cũng cứ ghen. Ngày ấy, lớp chín của Hiền và Thiệp học buổi sáng, còn buổi chiều dành cho lớp tám. Chiếc bàn Thiệp và mấy anh con trai ngồi buổi sáng thì buổi chiều là đám con gái lớp tám ngồi. Mấy đứa ấy đứa nào mặt cũng tròn và đen như hột nhãn. Nhất là con cái Thúy. Ngày ấy nó mới khoảng mười lăm tuổi mà đã lớn phồng như một thanh niên. Câu chuyện rắc rối này đã là do giữa nó với Thiệp gây ra. Buổi chiều hôm ấy sau khi tan học, Thúy để quên lại trong ngăn bàn một cái bút máy Trường Sơn. Sáng hôm sau Thiệp lại nhặt được cây bút ấy rồi nhờ văn phòng nhà trường trả giùm cho người đánh mất. Thế là hôm sau Thiệp nhận được lời cám ơn viết lên mặt bán. Khổ nỗi là nhà trường mới trang bị cho bọn Thiệp một cái bàn mới thay thế cho chiếc bàn cũ đã long chân xiêu vẹo. Thư cám ơn mà lại viết rất hách dịch : " Ai đó, nhặt được bút máy trả lại tốt quá nhỉ. Cám ơn nhé". Ký tên : " Thúy-mắt hột nhãn". Hôm sau Thiệp mới bực mình viết một bức thư thật dài. Cũng viết ra bàn. Đại khái Thiệp chê cái cô "mắt hột nhãn" nào đó là bất lịch sự. Tất nhiên Thiệp sẽ nhận được "thư" trả lời vào buổi sáng sớm hôm sau. Sau đó Thiệp lại viết thư trả lời. Cứ như thế trận bút chiến xảy ra liên tục và dai dẳng. Chẳng mấy ngày mà chỗ bàn Thiệp ngồi đã đen kín những chữ là chữ. Cuối cùng "Thanh niên cờ đỏ" đã đưa đám Thiệp- Thúy ra phê bình về tội làm hại của công. Hai bạn phải làm tờ kiểm điểm và phải lấy mảnh chai cạo cho sạch mặt bàn.

Ấy thế mà Hiền lại ghen với Thiệp. Hai đứa giận nhau hàng tháng trời. Nhìn mặt nhau thì thấy thương muốn làm lành nhưng xáp gần lại nhau thì thấy ghét, thấy cứ muốn giận mãi...

Hiền đang chìm ngập trong những kỹ niệm ngọt ngào và náo nức như vậy thì có tiếng hắng giọng ngoài ngõ của bà Thiều làm cô giật mình. Cô vội vàng thu mọi thứ gói gọn vào mảnh giấy vỏ bao xi măng, rồi với tay xếp nó lên tít chiếc gác tre sát mái nhà.

Bà Thiều vào thấy căn nhà gọn ghẽ, sạch sẽ và lại thấy Hiền đang cắm cúi quét nhà nên cất tiếng khen ngay :

-Ờ phải đấy, con giúp bà ấy thế này là tốt. Khốn khổ, đã có một mình lại nay họp mai họp còn lấy đâu thời gian mà thu xếp việc nhà được nữa. Mà bà ấy đi đâu rồi hả con ?

Hiền bỏ chổi vào góc nhà, phủi tay nói với bà Thiều :

-Cô ngồi chơi, có nước chè nóng trong ấm ủ ấy cô ạ, tay cháu không được sạch, cô rót nước giùm cháu với.

Bà Thiều cười dễ dãi :

-Mẹ cha con nhà chi khéo miệng. Tao là khách đấy phải không mà mày mời ?

Nói thế nhưng trong bụng bà Thiều rất ưa cái tính nói năng dịu dàng, cách cư xử đâu ra đấy của Hiền.

-Con còn được nghỉ mấy hôm nữa ?

Bà Thiều bưng bát nước chè lên tay, hỏi Hiền.

-Cháu được nghỉ nốt hôm nay. Ngày mai phải về cơ quan rồi !

-Ờ ! Con cứ lo công tác đi. Mọi việc ở nhà đã có bà con hợp tác, có cô đi lại với bà ấy con ạ.

-Dạ....

Hiền khe khẽ đáp.

Bà Thơi đi chợ về. Hiền chạy ra giúp bà nhấc cái thúng trên đầu xuống. Cô nhanh nhảu như một đứa con nhỏ chờ mẹ đi chợ về, mở tấm vỉ đậy miệng thúng ra, rồi reo lên :

-Chà, mẹ định làm gì mà nhiều thế này. Đã mướp lại bí,lại bánh đa, lại còn thịt nữa này...Còn cái gì nữa đây ?

Hiền mở cái gói nhỏ bọc lá chuối ra. "A, mẹ mua cho ai thế này hở mẹ ? ".

Bà Thơi mắng yêu :

-Mày rõ khéo. Còn của ai nữa. Mê bánh giày đỗ như là...- Bà Thơi không tìm được câu gì để ví von thêm nên đành bỏ quãng.- Lấy bánh mời cô đi.

Hiền rưng rưng ở nơi khóe mắt. Cô chớp chớp mi...Bà Thơi nhìn tủm tỉm cười:

-Cái con này đến là mau nước mắt. Thôi này, mướp đây lấy dao gọt đi.

Có tiếng gà kêu quang quác trong chuồng. Hiền chạy ra giữ tay bà Thơi lại :

-Thôi mẹ, ăn thế là sang rồi. Mẹ để dành khi có khách. Nếu mẹ thịt gà, con không ăn đâu đấy mẹ ạ.

Bà Thơi làm bộ giận dỗi :

-Khách thì đã có tiêu chuẩn của khách. Còn nhà người không ăn thì cút đi. Hai chị em tôi ăn càng tốt.iếp

(còn tiếp)

NGUYỄN KHOA ĐĂNG

Các Bài viết khác