NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NGÕ TRE RÌ RÀO

( 23-11-2016 - 06:05 AM ) - Lượt xem: 888

– TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN KHOA ĐĂNG- NXB QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN IN LẦN THỨ NHẤT NĂM 1991. Sau 25 năm với sự cởi mở hơn và có độ lùi thời gian để trải nghiệm, nhà văn đã sửa chữa và bổ sung

Tóm tắt nội dung

 Thiệp, con trai duy nhất của ông bà Thơi đang chiến đấu ở chiến trường miền Nam thì có giấy báo tin hy sinh. Bà tuy đau xót nhưng cũng cảm thấy tự hào vì con trai đã hoàn thành nhiệm vụ với dân với nước.Nhưng niềm vui, niềm tự hào ấy, phút chốc tan tành, trở thành nỗi nhục nhã, sự sợ hãi của bà, khi không bao lâu sau lại có tin dữ (qua đài phát thanh của đối phương) con trai bà đã chiêu hồi theo giặc và đang ung dung sống ở Sài Gòn. Từ đó bà Thơi cứ khư khư giữ nỗi lo ấy như giữ một khối u ung thư.. Từ đây bà sơ, sợ tất cả. Sợ từ câu hỏi thăm vô tình của ai đó về Thiệp. Sợ từ việc xã ưu tiên cho cấp gạch để bà xây nhà. Nhưng bà sợ nhất là Mân, lão hàng xóm, người đã đem cái đài bán dẫn cho bà nghe, để vừa hù dọa vừa làm tiền bà. Bà sợ cái đài phát thanh của Sài Gòn như sợ quỷ ámi. Tiếp đó, bà Thơi lại chịu một nỗi đau khác. Sau ngày 30.4.1975, bà vào Sài Gòn để xem thực hư chuyện của Thiệp thế nào. Vào đến đây bà mới sững sờ, bởi đúng là Thiệp đã chết thật. Nhưng khổ nỗi, anh không chết vì bệnh tật hoặc tai nạn gì đó, mà chết vì đạn của …quân giải phóng, của chính những đồng đội trước đây của anh. Trớ trêu là cái quan tài củaThiệp hôm đám tang ở Sài Gòn (bà Thơi được nhìn thấy qua ảnh) lại được phủ bởi lá cờ vàng ba sọc đỏ, của chính quyền mà mọi người ngoài Bắc vẫn gọi là ngụy, trong khi đó, quan tài của Thiệp ở ngoài bắc, dù chỉ là mô hình trong buổi lễ truy điệu lại được phủ bằng lá cờ đỏ sao vàng quốc kỳ của nước CHXHCNVN. Bà đã muốn chết nửa con người, nhưng vì lòng tấm lòng của một người mẹ, bà vẫn phải đến thăm mộ của Thiệp ở nghĩa trang binh lính Biên Hòa (của chế độ cũ). Đến đây bà lại gặp trên mộ chí dòng chữ tên tuổi, quê quán của Thiệp. Hệt như trên tấm bằng Tổ quốc ghi công trong nghĩa trang liệt sĩ ngoài quê. Không thể chịu nổi những đòn tâm lý nặng ký này, bà Thơi tức tốc đòi được trở ra. Ánh sáng của con đường hầm đã lóe lên. Hóa ra, con trai bà không phải đã chết trong một tư thế như thế. Mà chết trong một tư thế đường hoàng của một người lính cách mạng. Riêng ngôi mộ của Thiệp cùng những nghi lễ mai táng, đó chẳng qua chỉ là những thủ thuật của những người thương quý anh…Như vậy, trong chừng mực nào đó, Thiệp vẫn là liệt sĩ! Bà Thơi lượm một nắm đất trên ngôi mộ của Thiệp ở mảnh đất miền Nam đem về miền Bắc quê hương, trộn vào với nắm đất đựng trong bát hương trên bàn thờ Thiệp ở quê nhà. Các bạn thử đoán xem bà Thơi sẽ làm gì khi trở lại quê hương?  

22.11. 2016

Nguyễn Khoa đăng

Các Bài viết khác