NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

ĐỌC TAM QUỐC NHỚ VỀ ĐẤT VIỆT

( 22-11-2016 - 02:27 PM ) - Lượt xem: 762

Tôi tự hỏi cái thời Tam Quốc ấy, Bà con dân Việt sống bằng gì? Để tồn tại qua những ngày khói lửa Chiến tranh quần trên mảnh đất suy vi.

Trong đêm khuya tôi nhớ về Tam Quốc
Viết về ngàn năm trước, âm hưởng mấy ngàn sau (1)
Quán Trung ngòi bút sao diễm tuyệt
Tả quần hùng tranh đấu thật sắc màu!

Kết nghĩa vườn đào như điển hình huynh đệ
Kể trung nghĩa tất phải nhắc Quan Công
Văn hóa Hán thấm sâu vào dân Việt,
Bắc thuộc ngàn năm, Mẹ Đất Việt khóc ròng.

Tôi tự hỏi cái thời Tam Quốc ấy,
Bà con dân Việt sống bằng gì?
Để tồn tại qua những ngày khói lửa
Chiến tranh quần trên mảnh đất suy vi.

Có câu chuyện về thái thú Sỹ Huy (2)
Nối nghiệp cha vỗ về yên dân chúng
Giao Chỉ chống lệnh Ngô-Tôn Quyền ban xuống
Sỹ Huy bay đầu, năm anh em bắt tội về Ngô.

Đất Việt cảm ơn ông Sỹ Nhiếp thầy đồ (3)
Nên tôn làm Nam Giao Học Tổ
Chốn quê hương, nơi sinh và nơi ở
Tự hỏi lòng mình, băn khoăn tiếng Quê Hương?

Ôi Quê Hương ,hai tiếng thân thương
Nên Bà Triệu mới cầm quân đánh giặc
Thua Lục Dận Đông Ngô chiến binh già dặn(4)
Bà hy sinh vì nơi đã sinh ra.

Đất Việt cảm ơn công người giúp lúc can qua
Bảo vệ xóm làng, chăm lo người dân Việt
Đúng sai, sai đúng ở đời khó nói hết
Lịch sử qua rồi còn lại những công ơn.

Chiến tranh là điều dân chúng căm hờn
Tan hợp, hợp tan, thịnh suy thời thế
Ai ngăn được dòng đời dâu bể,
Ai sống được chứng kiến mấy nghìn năm?

Mấy nghìn năm đất Việt trải khó khăn
Tồn tại được nhờ tinh thần không chiến bại.
Lớp người đến, lớp người đi, lớp người ở lại.
Sóng xô dòng lịch sử, sóng Việt Nam.

Khép quá khứ, lịch sử đã sang trang
Ta hãy sống cho những điều đáng sống
Giữ trong tim mình Lạc Hồng dòng máu nóng
Giữ cho trọn tình hai tiếng “Việt Nam”.


Hà Nội, ngày 24/10/2016
Văn Việt- người yêu sách phố Hàng Giấy

Ghi chú:
(1) La Quán Trung (1330 – 1400) viết tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh sau thời kỳ Tam Quốc (189-280) khoảng 1.000 năm .
(2) Sỹ Huy là con trai Sỹ Nhiếp – Thái Thú Giao Chỉ. 6 anh em đều bị giết trong cuộc nổi loạn chống lệnh áp đặt của Tôn Quyền
(3) Sỹ Nhiếp là Thái Thú Giao Chỉ có công lao khai sáng dân trí và được người dân yêu quý nhất trong các đời Thái Thú. Trong 40 năm ở đất Việt, ông đã mở mang nền học vấn Nho học nên được tôn làm Nam Giao Học Tổ. Đền thờ Sỹ Nhiếp đặt tại xã Tam Á, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
(4) Lục Dận là cháu Lục Tốn, dòng dõi danh tướng Đông Ngô
Tiểu dẫn:
• Thời kỳ Tam Quốc diễn ra trong lịch sử từ năm 189 đến năm 280 sau công nguyên. Tác phẩm “Tam Quốc Chí” do Trần Thọ (233-297) biên soạn vào thế kỷ thứ 3. Trăm năm sau Bùi Tùng Chi tập hợp và chú giải các bản Tam Quốc Chí do các nhà viết sử khác nhau biên soạn. Bản Tam Quốc Chí thông dụng nhất hiện nay là bản do Trần Thọ biên soạn và Bùi Tùng Chi chú giải, hay còn gọi là “Trần chí Bùi chú”.
• Lập trường chính trị: Trần Thọ là quan nhà Tấn nên lấy Tào – Ngụy (triều đại nhường ngôi cho nhà Tấn) làm chính thống.
• Bùi Tùng Chi sống thời Đông Hán (206 – 220).
• La Quán Trung (1330 - 1400) sinh cuối thời Nguyên, đầu thời Minh (giữa thời Nguyên Thuận Đế và đầu thời Chu Nguyên Chương).
• Khoảng thời gian khi La Quán Trung viết “Tam Quốc diễn nghĩa” so với “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ đã hơn nghìn năm. Lập trường tư tưởng của “Tam Quốc diễn nghĩa” là “Tôn Lưu Hạ Tào”, ca ngợi Lưu Bị, hạ thấp Tào Tháo. Cuốn “Tam Quốc diễn nghĩa” sau khi sáng tác đã ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần dân tộc Trung Hoa và các nước xung quanh đến tận ngày nay.

Các Bài viết khác