NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

MỘT KỈ NIỆM NHỎ VỀ NHÀ THƠ TRÀO PHÚNG TÚ MỠ

( 23-11-2014 - 07:20 AM ) - Lượt xem: 1151

Hôm ấy, nhà thơ Tú Mỡ nói khá đầy đủ về nội dung và nghệ thuật thơ trào phúng của nhà thơ Tú Xương(1870-1907). Ai nấy đều thấy thỏa mãn và thích thú. Có một chi tiết nhiều người còn nhớ:

Từ sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi(1954), nhân dân ta bắt đầu xây dựng lại miền Bắc trong hòa bình. Đời sống văn hóa được coi trọng và rất sôi nổi. Trong đó có khá nhiều diễn đàn về văn học nghệ thuật rất bổ ích và lý thú, được tổ chức khá quy mô, nhất là ở Thủ đô Hà Nội. Các nhà nghiên cứu , các văn nghệ sĩ đã trình bày nhiều vấn đề rất cơ bản trong đời sống văn hóa, góp phần nâng cao trình độ nhận thức và thưởng thức về văn học-nghệ thuật của nhân dân. Hầu như các cuộc sinh hoạt văn hóa này đều đã lưu lại những ấn tượng rất tốt đẹp trong các cử tọa, nhất là trong giới sinh viên đại học ngày ấy. Bản thân tôi còn ghi lại không phai mờ một kỉ niệm nhỏ về nhà thơ trào phúng Tú Mỡ khi ông nói chuyện và bình luận về thơ văn của nhà thơ trào phúng lớp trước: nhà thơ Trần Tế Xương( tức Tú Xương).

Đó là vào khoảng tháng 8-1957,sinh viên khoa Văn của các Trường Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp Hà Nội của chúng tôi, vô cùng hào hứng được nhận giấy mời tập thể đến Thư viện Trung ương ở phố Tràng Thi để nghe nhà thơ Tú Mỡ “diễn thuyết” về nhà thơ Tú Xương. Riêng cái “danh mục” này đã tự nhiên cổ động sôi nổi sinh viên chúng tôi đến dự rất đông. Thính phòng rất rộng đã không đủ chỗ cho cử tọa. Nhiều người phải ngồi nghe ở sân thư viện và ở các lối đi, sau khi đã đảo qua “sân khấu” để nhìn một lần cho thấy rõ hình dung của nhà thơ trào phúng đương thời…..Ai cũng tưởng rằng cái bút danh Tú Mỡ là của một người to béo, không ngờ lại là một người gầy và cao, duy chỉ có khuôn mặt  thì mới thoạt nhìn đã thấy cái “chất trào phúng”nó bộc lộ khá rõ rệt, rất đáng kính trọng và khâm phục.

Hôm ấy, nhà thơ Tú Mỡ nói khá đầy đủ về nội dung và nghệ thuật thơ trào phúng của nhà thơ Tú Xương(1870-1907). Ai nấy đều thấy thỏa mãn và thích thú. Có một chi tiết nhiều người còn nhớ:

Tú Mỡ kể rằng: Thành phố Nam Định, nơi ở của nhà thơ Tú Xương, những năm đầu của thế kỉ XX, có nhân vật “cậu ấm Kỉ”, con nhà quan,học thì dốt nhưng nổi tiếng chơi ngông. Thế mà sau này cũng đổ cử nhân. Tú Xương có thơ chế nhạo:”Cử nhân cậu ấm Kỉ/Tú tài con Đô Mĩ/Thi thế cũng là thi/Ơi khỉ ơi là khỉ.”Bà mẹ cậu ấm Kỉ hay đi lễ Phật ngày mồng một và ngày rằm tại chùa Phù Long(ở phía Đông Bắc ngoại thành Nam Định) và cũng nổi tiếng về việc “ăn nằm” với nhà sư ở chùa Phù Long. Dân Nam Định ai cũng biết chuyện này.    Nhân đó, Tú Xương có làm bài thơ trào phúng để nhắn nhủ cậu ấm Kỉ như sau:

“Ấm Kỉ mày ơi,tớbảo này.

Cha con mày phải cái này cay.

Thôi đừng điếu tráp vênh vang nữa.

Thằng tiểu Phù Long nó chửi mày”

Và Tú Mỡ bình thêm rằng: nếu không hiểu ngôn từ trào phúng của Tú Xương thì không thể biết được cái thâm thúy của câu thơ cuối: “Thằng Tiểu Phù Long nó chửi mày”. Ý của cụ Tú Vị Xuyên (tức Tú Xương) ở làng Vị Xuyên, Nam Định) không nói thẳng ra mà nói lỡm:“Thằng tiểu Phù Long nó chửi mày” tức là nhà sư ở chùa Phù Long “ăn nằm” với mẹ cậu ấm . Xin phép nói thực ra,”nó chửi mày” là cách nói thanh của câu chửi tục “nó đ.m mày”, nghĩa là nó “tư thông” với mẹ cậu ấm. Nhà sư ở chùa Phù Long được gọi là”Thằng tiểu Phù Long”, cũng là một cách gọi trào phúng, nhưng lại có 3 chữ đi sau”nó chửi mày” để nói về chuyện tục  thì thật là tuyệt tác .

Đây là một câu chuyện trào phúng rất …..trào phúng và đáng rất ghi nhớ.

XUÂN TƯ

Các Bài viết khác