NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

KÉT SẮT TUỔI THƠ

( 25-01-2017 - 02:12 PM ) - Lượt xem: 705

Là một giáo viên dạy Ngữ văn, ngoài kiến thức cần phải truyền đạt thì tôi cần lắm những kinh nghiệm sống và những hiểu biết về bản sắc dân tộc. Bởi đôi lúc tôi cần chúng để giải tỏa căng thẳng cho học trò. Những lúc như vậy, tôi chỉ cần mở nhẹ chiếc két sắt và bao nhiêu là kỉ niệm cứ tràn về. Nó giúp cho tiết học của tôi được các bạn nhỏ yêu thích. Nó giúp tôi luôn nhớ về quá khứ

Cơn mưa cuối đông năm nay sao mà lạnh, cái lạnh thấu tim gan dù tôi đang ở vùng đất phương Nam – vùng đất ấm áp, hiền hòa. Và có lẽ cái lạnh đó còn thấu đến cùng cực với những cảnh đời bất hạnh, trớ trêu, những người không nhà, không cửa, không manh áo lành lặn, cũng chẳng có dưa hành, câu đối đỏ, nhành mai vàng – cái thứ mà mỗi con người đều mong chờ sắm sửa khi cái tết cận kề, khi gió xuân len lõi qua từng kẽ lá. Đơn giản là vậy mà có mấy ai trong cái thời buổi này trân quý và đã dần quên hay tạm gác một bên. Có lẽ cuộc sống hiện đại, hối hả, tấp nập đã khiến họ cất một mảng kí ức, một bản sắc văn hóa vào “két sắt tuổi thơ” và thiết nghĩ chẳng bao giờ họ nhận ra tầm quan trọng của chúng bởi chiếc chìa khóa đã mất trong cái dòng chảy kim tiền này. Tôi thật sự may mắn khi sống trong một gia đình truyền thống, am hiểu về các phong tục cũng như hiểu thế nào là một cái tết đoàn viên nhưng các bạn ơi, tôi cũng đã từng quên đi quá khứ vì cái “dòng chảy” khắc nghiệt ấy và cho đến một ngày tôi nhận ra và trân quý xiết bao.

Cách đây ba năm, tôi bỗng nhớ đến những  người anh quê đất Gò Công, tôi nhủ thầm đi một chuyến để thăm những người năm ấy (đợt đi thực tập tại vùng đất Gò Công Đông) nhưng mục đích chính là du xuân, đổi không khí. Về đến nơi, tôi nhận ra mọi thứ vẫn nguyên vẹn sau ba năm kể từ ngày nhóm chúng tôi kết thúc kì thực tập. Những gương mặt thân quen, những nụ cười ấm áp, những dáng cây, ngọn cỏ, những gian nhà cũ kĩ vẫn còn như ngày nào và một mùi thơm nồng nàn quyện vào hơi thở cùng tiếng nô đùa bên nồi bánh tét với lửa đỏ bập bùng, nhóm trẻ con chơi trò dí bắt, nhóm người lớn lau chùi dọn dẹp nhà cửa lần cuối để đón giao thừa. Tôi ngồi trên hàng hiên mà nhẹ người đến lạ. Tôi phóng tầm mắt ra đường, người người nhộn nhịp. Những đứa trẻ con dường như hài lòng lắm với tấm áo mới mẹ vừa mua bởi nó cứ ôm khư khư như sợ ai cướp mất. Tôi nhoẻn miệng cười và bao mệt mỏi của cả một năm đã trôi theo tiếng cười sảng khoái của trẻ thơ. Chuyến đi ấy – một chuyến đi cuối năm nhưng mang đầy nghĩa tình, mang đầy yêu thương và giúp tôi cố tìm lại những chuỗi ngày xa xưa và cũng trong chuyến đi ấy, trời vẫn mưa lất phất, không lạnh nhưng cũng đủ lòng người xao xuyến. Tôi nghĩ nhiều lắm nhưng chưa đủ. Và tôi đã dần tìm thấy chiếc chìa khóa để mở “két sắt tuổi thơ” của mình trong chuyến đi mà tôi gọi là định mệnh để có được tôi của ngày hôm nay.

Là một giáo viên dạy Ngữ văn, ngoài kiến thức cần phải truyền đạt thì tôi cần lắm những kinh nghiệm sống và những hiểu biết về bản sắc dân tộc. Bởi đôi lúc tôi cần chúng để giải tỏa căng thẳng cho học trò. Những lúc như vậy, tôi chỉ cần mở nhẹ chiếc két sắt và bao nhiêu là kỉ niệm cứ tràn về. Nó giúp cho tiết học của tôi được các bạn nhỏ yêu thích. Nó giúp tôi luôn nhớ về quá khứ và giúp trẻ ra nhiều lắm các bạn ạ.

Hồi nhỏ, tôi chẳng nhớ là năm nào nữa, chỉ biết khi ấy, mỗi lần đi chợ là phải đi bằng đò – mỗi ngày có hai chuyến chạy ngang trước sông nhà tôi. Cũng với cái tết cận kề, được mẹ dẫn đi chợ tết vào ngày 29 âm lịch. Tôi không nhớ những gì mà mọi người trao đổi nhưng biết chắc một điều họ hỏi về mùa vụ, về cái tết lớn nhỏ thế nào (mẹ tôi đã kể lại sau này). Bước xuống ghe rồi xuôi dòng để lên con đường đá đỏ. Hai bên đường là hoa cúc, vạn thọ, mai vàng bày bán la liệt đến mức mê hồn. Những trái dừa bé tý xíu mà mọi người cũng tranh nhau mua. Tôi chép miệng cái này ở nhà quá trời mẹ ha. Mẹ vỗ nhẹ vào đầu tôi rồi hai mẹ con rảo bước. Mẹ mua những thứ cần thiết cho gia đình và mẹ tặng tôi một bộ đồ mới – chỉ là đồ bộ nhưng lúc đó nó có giá trị như các mẫu áo đầm bây giờ. Có lẽ, tôi chẳng mấy hứng thú với cái đầm vào ngày tết hôm nay nhưng ngày xưa tôi cứ dán mắt vào chúng mỗi lần đi ngang qua đấy các bạn. Niềm vui lúc đó to lớn lắm, không thể tả bằng lời bởi tôi đã khóc suốt ngày hôm ấy khi vô tình làm rơi bộ đồ còn trong giấy gói xuống sông mà đúng ra là bãi bồi lúc bước xuống tàu đi về. Cũng may mọi người đã giúp tôi lấy nó lên. Tôi hạnh phúc vô cùng. Niềm vui ngày trước đơn giản lắm. Nó đơn giản như cái chợ thôn quê.

Sau đó là những chuỗi ngày dài lê thê nhưng vui đến lạ. Tết đến mà cả xóm như mở hội.Từ ngày 23 với những phong tục tiễn đưa ông táo, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bánh mức. Anh hái dừa, tôi cắt từng lát mỏng và mẹ thì sên mứt. Đơn giản lắm nhưng chẳng có ai làm mứt dừa mà ngon, mềm, dẻo, trắng tinh và đặc biệt là thơm phức như mẹ làm. Bàn tay khuấy nồi dừa thật điêu luyện, củi đốt phải thật nhỏ lửa nhưng không được tắt, phải nhanh và đều tay để các cọng dừa bong lên trắng muốt của dừa nguyên chất; xanh của lá dứa, đỏ của gấc. Một mùi thơm tỏa cả gian nhà lá đầy ắp niềm vui. Chúng bạn chung xóm thường xúm xít lại để biết và í ới về nhà gọi mẹ làm cho. Tôi cảm thấy mình rất tuyệt khi được mọi người chú ý. Thử hỏi ngày nay làm gì có được cái tục quây quanh bếp lửa hồng để tự tay làm vui ba ngày tết. Thế nhưng với tôi, ngày 15 tháng 12 đã là tết rồi. Bởi thời khắc ấy, tôi phải cong lưng để trẩy lá mai, để cây mai vàng rực một góc sân chào lộc mới. Hồi ấy, nhà không nhiều mai như bây giờ nên anh em chúng tôi trẩy mai rất kĩ. Dường như chỉ cần làm mất đi cái búp nõn nào là giọng điệu khó chịu của tôi lại ca cẩm anh hai suốt cả ngày hôm đó. Tôi cũng nể anh thật, vậy mà cứ chịu đựng nghe tôi ra rả suốt không thôi. Bởi anh cũng biết mất đi một búp nõn là mất đi cái lộc trời ban sau 12 tháng dài đằng đẵng hấp thụ tinh hoa của đất trời. Từng búp nõn cứ lớn dần, xanh dần, căng mọng. Theo đó là những chiếc lá xanh non e ấp đón từng cơn gió xuân tràn về. Để rồi bung xòe trong nắng sớm đầu xuân. Đó là sắc, là hương của mùa xuân và trong tôi còn một thứ tình mãnh liệt hơn với những chiếc bánh tét thon dài

Ngay từ nhỏ tôi đã biết để làm một cái bánh tét ngon phải tốn rất nhiều công đoạn và đòi hỏi con người ta phải tỉ mỉ trong từng việc làm. Nó khó như người làng Vòng chọn lúa giã nên những hạt cốm thơm lựng. Đầu tiên phải chọn nếp và đậu đen thật ngon; lá chuối phải vừa, không non cũng chẳng được già thì nếp mới xanh và thơm; chuối phải chín và muối vừa, đậu xanh phải tươi và thịt phải ướp thật thơm và đặt biệt là cột bánh, cột phải vừa tay, không quá chặt vì sẽ làm nứt bánh, không quá lỏng sẽ bị tuột dây. Người gói bánh như một nghệ sĩ vậy. Họ phải canh vừa nếp, đủ nhân và không thiếu lá chuối. Đó phải là kết quả của bao nhiêu năm kinh nghiệm. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể cột một chiếc bánh đẹp như mẹ đã làm. Chính vì lẽ đó mà ngoài được ngồi ăn bánh thì tôi được giao một việc vô cùng quan trọng đó là canh nồi bánh. Các bạn thử tưởng tượng nấu bánh từ lúc 8h sáng ngày 30 đến tận 21h đêm cùng ngày với một ngọn lửa rực đỏ thì làm sao chịu nỗi. Các bạn trang lứa cùng chơi đùa ngoài sân còn tôi thì… Lần nọ, vì mãi chơi mà tôi đã để nồi bánh kiệt lửa và chỉ còn than hồng. Bị mẹ la nhiều lắm nhưng anh Hai đã nhận hết tội lỗi về mình. Thế là anh vẫn thương tôi ư! Vậy mà bấy lâu nay tôi cứ tưởng… Tết dường như khiến mỗi con người xít lại gần nhau hơn. Đầu óc tôi sao lại nghĩ về gia đình, về người thân của mình như thế chứ. Kể từ lần đó đến nay cũng đã gần 10 năm và tôi đã hình thành thói quen “phải tập trung làm cho xong một việc”

Hàng loạt hình ảnh ngày xưa tràn về trong tâm trí, lấp đầy suy nghĩ. Tôi đung đưa trên chiếc chõng tre ngoài hiên. Mắt nhắm, hơi thở đều đều và chỉ tập trung thính giác để có thể lắng nghe được thứ âm thanh đặc biệt của mùa xuân. Nó như một bản nhạc mà ngày xưa tôi đã tin vào lời nói của mẹ. Bỗng tôi nghe tiếng lẹp kẹp của những đôi dép lê trên nền sân trước nhà. Đó là những phần quà của các anh chị trường đại học gửi về quê cho miền đất Gò Công nghĩa tình có cái tết đoàn viên. Nhìn họ làm việc thật hăng say, thật ấm áp và thiết nghĩ cư dân miền Trung ruột thịt đang hứng chịu những hậu quả nặng nề từ bão lũ trong những ngày cuối đông. Họ làm gì, làm thế nào để có cái tết tạm đủ bây giờ. Cần lắm những tình thương mến thương như tôi đã từng chứng kiến trước đây. Nhìn những ánh mắt ngây thơ, trong sáng, vui mừng, hớn hở mà tôi ước gì bản thân của mình được trở về tuổi thơ, để gói gọn tất cả vào chiếc két sắt và tôi sẽ giữ chiếc chìa khóa ấy bên mình. Để một khi nào đó, với cái se lạnh của cuối đông, đầu xuân, tôi lại mở nó ra và cảm nhận.

VÕ THỊ CẨM TÚ

Các Bài viết khác