NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

HÀ NỘI ĐẸP SAO!

( 05-11-2014 - 05:11 AM ) - Lượt xem: 904

Hà Nội đẹp sao, ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng/ Bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng…/ Hà Nội vui sao, những cửa đầu ô/ Tíu tít gánh gồng đây ô Chợ Dừa, kia Ô Cầu Dền/ Xôn xao rộn ràng Đồng Xuân/ Xanh tươi bát ngát Tây Hồ/ Hàng Đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai/ Ôi tha thiết lòng ta biết bao nhiêu…

Ngày Giải phóng thủ đô Hà Nội (10-10-1954) sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là một cột mốc nổi bật trong lịch sử dân tộc ta. Ngày ấy tôi mới lên 7 tuổi và chưa được chứng kiến sự kiện Đảng-Bác cùng Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào giải phóng thủ đô trong sự đón mừng của nhân dân Hà Nội. Nhưng rất may là chỉ sau đó ít lâu, tôi được theo ba má về thăm Hà Nội khi không khí chiến thắng tưng bừng vẫn còn tràn ngập. Nhờ đó, những kỷ niệm sâu sắc về thủ đô Hà Nội mới giải phóng đã khắc ghi mãi mãi trong tâm trí tôi từ thời thơ ấu. Tôi đã viết lại những kỷ niệm đó trong Chương Ba cuốn Hồi ký “Nước chảy dưới chân cầu”, xin được trích đăng dưới đây.

 Mùa hè 1955, hai anh em tôi được theo ba má về thăm thủ đô Hà Nội. Từ trước, tôi đã được nghe má kể rằng Hà Nội có đèn điện, quạt máy, có cầu Long Biên rất dài bắc qua sông Hồng, có rạp xinêma và  nhiều thứ kỳ lạ khác. Mỗi khi nhớ quê hương, má lại hát bài “Người Hà Nội” nên tôi đã hình dung được những nét mơ hồ về nơi ấy:

Hà Nội đẹp sao, ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng

Bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng…

Hà Nội vui sao, những cửa đầu ô

Tíu tít gánh gồng đây ô Chợ Dừa, kia Ô Cầu Dền

Xôn xao rộn ràng Đồng Xuân

Xanh tươi bát ngát Tây Hồ

Hàng Đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai

Ôi tha thiết lòng ta biết bao nhiêu…

Nay sắp được về thăm xứ sở mà mình hằng mơ tưởng, tôi vui thích quá chừng. Để anh em tôi có bộ cánh mới mặc đi Hà Nội, má mua một tấm vải mộc, đem nhuộm thành màu xanh thẫm, rồi lấy kéo và kim chỉ cắt may cho chúng tôi tôi mỗi đứa một chiếc quần có yếm trước ngực và dải đeo sau lưng vắt qua vai cài khuy vào yếm. Cả gia đình tôi cùng nhiều người lạ lên một chiếc xe ô tô hàng để tiến về thủ đô. Lần đầu tiên được đi ô tô, tôi say mê ngắm cảnh bên đường vùn vụt chạy lùi về phía sau, mặc dù xe chạy rất xóc vì luôn vấp phải những “ổ gà” trên con đường nhựa đã bị chiến tranh tàn phá. Chiếc ô tô này chạy bằng than nên có đeo theo bên ngoài xe một cái bình cao gần bằng người lớn đựng than cháy đỏ. Thỉnh thoảng xe lại dừng, để bác tài bước ra xem xét bình than hay sửa chữa máy, sau đó bác  đút một chiếc cần thép gọi là “maniven” vào đầu máy để quay cho máy nổ, rồi lại bước vào buồng lái cho xe chạy tiếp. Đến một quãng đường vắng hai bên là những đồi cỏ tranh cao lút đầu người, chiếc bình than bỗng nhiên bốc lửa to và xì khói đen mù mịt khiến xe phải dừng lại để sửa chữa. Chỗ cháy được dập tắt, nhưng chiếc xe không sao nổ máy lại được, mặc dù bác tài đã quay maniven đến toát mồ hôi. Mọi người lo lắng không hiểu sẽ đi tiếp bằng cách nào. Nỗi lo sợ tăng lên khi nghe nói vùng này có nhiều hổ thường rình bắt người để ăn thịt. Vừa may có một chiếc ô tô khác chạy đến. Bác tài chạy ra vẫy cho ô tô đó dừng lại. Một anh bộ đội từ buồng lái nhảy ra chạy đến chiếc xe hỏng máy để giúp bác tài sửa chữa, nhưng máy vẫn không nổ. Má chạy đến nói với anh bộ đội xin cho đi nhờ xe. Anh bộ đội gật đầu, ba má lập tức bế hai anh em tôi nhấc bổng lên cho vào thùng xe ở phía sau buồng lái, rồi mang theo hành lý trèo vào. Các anh bộ đội trong thùng xe kéo ba má lên, thế là cả nhà tôi lại được đi tiếp. Ô tô này không có ghế cũng chẳng có cửa sổ, chỉ có mui phủ vải bạt và mọi người ngồi bệt xuống sàn mà nhìn về phía sau thấy con đường chạy lùi trở lại. Các anh bộ đội đeo huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” trên ngực áo, trò chuyện với ba má rất vui, trêu đùa hai anh em tôi, rồi cất tiếng hát vang bài “Tiến về Hà Nội” mà tôi cũng biết:

Trùng trùng say trong câu hát

Lớp lớp đoàn quân tiến về

Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng

Cờ ngày nào tung bay trên phố.

Trùng trùng quân đi như sóng

Lấp lánh lưỡi lê sáng ngời

Chúng ta đem vinh quang, sức dân tộc trở về

Cả cuộc đời tươi vui về đây…

     Cứ đến mỗi nơi nào đó, các anh lại kêu to tên gọi nơi ấy. Khi nghe : “Đến Nam Định    rồi!”, tôi thấy phố xá đông vui tấp nập có nhiều xe cộ trên đường. Khi nghe: “Đến Phủ Lý rồi!” thì thấy ngay tấm bảng ghi tên đó đứng bên đường. Lát sau, má nói nhỏ vào tai tôi: “ Sắp đến Hà Nội rồi con!”. Tôi ngước nhìn thấy mắt má rưng rưng lệ.

Sau chín năm gian khổ với biết bao vật đổi sao dời của cuộc đời, nay được trở lại thành phố quê hương nơi tổ ấm gia đình từ thời thơ ấu và thiếu nữ êm đềm, chắc rằng má vô cùng xúc động, nhưng tôi còn quá thơ ngây nên không thể hiểu được cảm xúc của má.

Ở một quãng đường vòng, một quang cảnh vô cùng hấp dẫn hiện ra: từng đoàn rất nhiều ô tô nối đuôi nhau chạy về Hà Nội. Má chỉ cho anh em tôi chiếc nào là xe hàng, chiếc nào là tắc xi, chiếc nào là xe tải…Lại có cả những ô tô hàng được gọi là “xe thơ” vì nó có cái thùng hình chữ nhật đặt trên nóc đầu xe để đựng thư chuyển cho bưu điện. Sẩm tối, xe chạy qua ga tàu hỏa Văn Điển rồi tiến vào thủ đô Hà Nội rực sáng ánh đèn. Khi ấy, các anh bộ đội lại hát vang:

Ta là người nông dân mặc áo lính

Chiến đấu vì giai cấp bị áp bức từ mấy ngàn năm.

Đau khổ giai cấp là đau khổ của ta

Quyền lợi của ta với nông dân là một…

Tôi đã thuộc bài này, nên cũng cao giọng hát hòa theo. Khi ấy, tôi chưa thể biết được rằng bài hát này đã mô tả sự thay đổi về bản chất của cả một quân đội. Những chiến sĩ quân đội quốc gia mang tên Vệ quốc đoàn anh dũng chiến đấu vì độc lập dân tộc đã rời khỏi thủ đô 8 năm về trước. Nay trở về Hà Nội, họ trở thành chiến sĩ Quân đội nhân dân “chiến đấu vì giai cấp” trong hàng ngũ phe Xã hội Chủ nghĩa của các đảng cộng sản.

 

Nhiều năm sau, tôi sẽ được biết rằng vào lúc gia đình mình cùng các anh bộ đội ấy  được về thăm Hà Nội, thì đấu tranh giai cấp đang diễn ra ở cao trào của cuộc cải cách ruộng đất ngay tại thủ đô. Khi ấy, Gò Đống Đa - nơi Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh và là mồ chôn hàng vạn xác giặc Tàu hồi cuối thế kỷ XVIII - đã trở thành nơi đấu tố địa chủ và cũng là pháp trường xử bắn các kẻ thù giai cấp đó của thủ đô Hà Nội. Mỗi ngày có một cuộc đấu tố với kết quả giống nhau: tên địa chủ trong trang phục áo dài khăn đóng bị “Tòa án nhân dân” kết án tử hình, lập tức bị trói vào cột, bịt mắt và bắn chết tại chỗ. Ngày hôm sau lại đến lượt một tên khác, và cứ thế tiếp tục.

 

Hà Nội, ba tôi đi lên Bộ Giáo dục để họp, má và hai anh em tôi tôi được tạm trú tại tầng trên một ngôi nhà gạch 2 tầng đeo biển số 6 thuộc phố Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là nơi bác Khâm thuê cả tầng 2 để ở cùng ông bà ngoại tôi mới trở về từ Thanh Hóa. Cậu Bính và các dì mới từ Thanh Hóa về cũng ở tại đây. Khi ấy, cậu Bính đã trở thành họa sĩ của Đoàn kịch nói Nhân dân Trung ương, dì Quỳ là diễn viên Đoàn Ca Múa Nhân dân Trung ương, còn dì Dung thì nhận công tác kế toán ở Xưởng Phim Việt Nam. Cậu và hai dì thường ăn ngủ ngay tại cơ quan công tác, chỉ thỉnh thoảng mới trở về đây, riêng bé Lan Anh (không hiểu vì sao lại bị người lớn gọi là “ con Thỗn”) được giao cho bác Khâm chăm sóc. Hai anh em tôi rất vui khi được má dẫn đến chào ông ngoại, nhưng lại cảm thấy buồn khi đươc biết bà ngoại đã mất vì bệnh ung thư cuống họng. Đến chào bác Khâm, chúng tôi được bác cho  ăn bánh mì và uống sữa bò rất thơm ngon. Sáng hôm sau, má lại đưa em Hùng và tôi đến thăm vợ chồng bác Ngọc ở tầng trên một ngôi nhà 2 tầng thuộc phố Nguyễn Hữu Huân gần cột đồng hồ bên bờ sông Hồng. Chúng tôi được làm quen với các con bác là các anh Phùng Minh Nghĩa (17 tuổi), Phùng Minh Hiệp (14 tuổi), Phùng Minh Quốc (mới tròn 1 tuổi), hai chị Phùng Thị Bích Hà và Phùng Thị Mão (xấp xỉ tuổi tôi với em Hùng); rồi ngẩn tò te xem hai anh lớn chơi phóng mô hình máy bay có chong chóng quay tít và bay như máy bay thật. Buổi chiều, má con tôi lại đến thăm bác Phúc gái, chủ hãng buôn Đức Âm danh tiếng ở  bên bờ Hồ Gươm. Bác đi vắng nhưng các gia nhân vẫn mở cửa mời chúng tôi vào. Chưa bao giờ tôi được vào một tòa nhà rộng lớn đến thế, mà chỉ có ít đồ đạc đặt sát chân tường. Từ góc tường, má dắt ra một thứ đồ chơi kỳ lạ chưa từng thấy. Đó là một cỗ xe tuyệt đẹp do một con ngựa giả kéo chạy bằng các bánh xe: 2 bánh ở hai bên chiếc xe có xích nối trục xe với bàn đạp, còn một bánh nhỏ hơn dưới 2 chân trước con ngựa được điều khiển bằng 2 sợi dây cương buộc vào một cái chốt ở đầu ngựa. Thích quá, tôi ngồi vào xe cầm lấy dây cương, còn em Hùng thì trèo ngay lên mình ngựa. Tôi đạp xe và cầm cương lái nó chạy vòng quanh khắp nhà, rồi đổi chỗ để Hùng đạp cho xe chạy. Chúng tôi say mê chơi trò này, mãi cho đến khi má gọi ra chào một người phụ nữ lớn tuổi mặc áo dài quần đen, vấn khăn và nhuộm răng đen bước vào nhà. Đó chính là bác Phúc gái, vợ của bác Cả Phúc anh ruột má tôi đã mất tích vì bom hồi chiến tranh thế giới.

Hôm sau, má cho chúng tôi đến thăm ông Phùng Văn Cảnh là em ruột ông ngoại, vốn là Tham biện Tòa án Ninh Bình dưới thời Pháp thuộc nên thường đươc gọi là ông Tham Cảnh, hoặc ngắn gọn hơn là ông Tham. Vẫn ở lại Hà Nội trong thời gian chiến tranh, nay thấy các cháu đi kháng chiến trở về đến thăm khiến ông Tham rất mừng. Khi ông gọi các cô con ông ra chào bà chị họ là má tôi, các cô từ tầng trên nối tiếp nhau chạy xuống cầu thang. Trong những bộ quần trắng với áo dài các màu, các cô đều uốn tóc và trang điểm rất đẹp, hiện ra trước mắt tôi như một bầy tiên nữ trong chuyện cổ tích. Từ đó, tôi được biết thêm các cô (theo thứ tự từ lớn đến nhỏ) Phùng Thị Hoài, Phùng Thị Hiếu, Phùng Thị Ngoan, Phùng Thị Yến, Phùng Thị Oanh, Phùng Thị Khanh và Phùng Thị Nguyệt trong họ hàng nhà mình. Ông Tham còn có mấy người con trai (cũng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ) là các chú Phùng Quốc Nông, Phùng Quốc Công, Phùng Quốc Thương (còn gọi là Thường) và Phùng Quốc Anh mà hôm đó tôi chưa được gặp. Sau này tôi sẽ được biết rằng gia đình ông Tham Cảnh đã chia làm hai: ông bà với hai chú lớn và hai cô nhỏ ở lại Hà Nội theo chính phủ miền Bắc; còn các cô lớn theo chồng cùng với hai chú nhỏ đi Hải Phòng rồi xuống tàu thủy di cư vào Nam.

Một buổi tối ba về đưa má và hai anh em tôi đến thăm chú Trần Văn Luân (thường gọi là chú Ba Luân), một người em họ của ba ở quê hương Bến Tre, nay mới đi kháng chiến trở về thủ đô. Chú thím Luân sống ở phố Chùa Một Cột thuộc khu Ba Đình trong một biệt thự hai tầng khá sang trọng, có chậu rửa mặt hình chữ nhật trắng tinh cùng vòi nước mạ kền sáng loáng được gọi là cái lavabô. Hai người con trai của chú thím là Trần Văn Nhạc và Trần Văn Khải khi ấy còn đang học ở Khu học xá của chính phủ ta đặt tại thành phố Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Nhiều năm sau, tôi mới biết chú nguyên là Tổng Lãnh sự của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Miến Điện, đã đóng góp nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Không hiểu vì sao và từ lúc nào chú lại chuyển sang làm Viện trưởng Viện Dược liệu thuộc Bộ Y Tế theo đúng bằng cấp dược sĩ của mình.

Sau khi đã đến thăm đầy đủ họ hàng, má cho chúng tôi đi dạo phố. Vào một cửa hàng bán đồ chơi, chúng tôi mê thích khi được xem bao nhiêu thứ mới lạ bày trong tủ kính hay xếp trong các quầy hàng. Chúng tôi được đi thử mấy chiếc xe đẩy chân có tay lái cao, thấy thích lắm nhưng má không mua. Má chọn một chiếc ô tô nhỏ màu đỏ trong tủ kính và hỏi giá bao nhiêu. Khi bà chủ cửa hàng nói giá tiền, má kêu: “Đắt quá!”. Bà ta liền giải thích: “ Chiếc ô tô này tinh vi lắm! Nó có giây cót để vặn cho chạy chứ không cần buộc dây kéo!”. Vừa nói, bà vừa vặn giây cót rồi đặt xe xuống nền nhà cho chạy. Má bảo: “Bà tưởng tôi là người Mán trên rừng hay sao? Tôi là người Hà Nội gốc đấy. Những thứ này thuở nhỏ tôi đã chơi chán cả rồi!”. Kết quả là bà chủ phải giảm giá để má mua nó và còn mua thêm một quả bóng cao su nữa, khiến anh em tôi mừng rỡ.

Sau buổi dạo phố ấy, má đã đi “phi dê” tóc, tức là uốn tóc quăn giống các cô con ông Tham Cảnh, rồi mua một đôi dép da có đế cao để thay đôi dép lốp, nhưng vẫn mặc quần đen với chiếc áo cánh có cổ bẻ như trước. Hai anh em tôi cũng được may mỗi đứa một chiếc áo mới có hoa văn lạ mắt; tôi còn được anh Tín tặng một chiếc áo vét dạ màu da bò mà anh đã mặc hồi còn nhỏ bằng tôi. Chỉ một tuần lễ được sống ở thủ đô, tôi đã biết Hà Nội là như thế nào. Ở nhà có đèn điện, nước máy, quạt máy;  đi đường không chỉ có xe đạp, mà còn có những chiếc xe “bình bịch” nhãn hiệu Vespa, Solex và ô tô tỏa mùi xăng thơm thơm, lại còn có tầu điện kêu leng keng hay xích lô trải nệm trắng muốt; quần áo mọi người mặc đều đẹp; thức ăn thì ngon ơi là ngon, mà  thích nhất là được ăn kem của hiệu Cẩm Bình và uống nước mía ở Bờ Hồ; lại có quá nhiều thứ đồ chơi hấp dẫn. Tôi rất hãnh diện khi được thỏa thích ngắm Tháp Rùa, được đi qua cầu Thê Húc vào đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm, rồi còn được thấy tòa nhà của Ủy ban Quốc tế treo cờ ba nước Ấn Độ, Ba Lan và Ca Na Đa. Chúng tôi cũng được đến xem Nhà Hát Lớn, Nhà thờ Đức Bà và chùa Một cột. Mấy má con tôi còn  được bác Khâm cho vé xem ba vở cải lương rất hay tại Nhà hát Nhân dân: vở “Hận Tương Giao” kể chuyện anh Trương Chi yêu cô con gái Thừa tướng nhưng thất vọng phải nhảy xuống sông tự tử; vở “Duyên Tiên” kể về một chàng trai nghèo nhưng tốt bụng đã lấy được một cô tiên làm vợ, rồi cô tiên lại bay về trời; và vở “Bạch xà nương” kể chuyện một con rắn trắng hóa thành cô gái đẹp kết duyên với chàng trai Hứa Tiên rồi bị nhốt vào tháp Lôi Phong.

Đối với tôi, Hà Nội tuyệt vời như một chốn thần tiên. Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam lại luôn truyền đi những bài hát vui tươi rộn ràng, khiến cho niềm vui sướng trong tôi còn được tăng thêm nữa. Khi ấy, mọi người được nghe và được hát nhiều nhất là bài “ Tuổi hai mươi” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, còn được gọi là bài “Đời mới”:

Đời mới ai ơi đời mới tuổi thanh niên

Như nắng xuân đang reo cười, như nhựa sống dâng trào.

Tuổi thanh niên, hăng hái tay xiết ngọn cờ

Yêu mến vâng ý Bác Hồ vượt qua bao gian khổ.

Đời mới nghe chăng lòng ta bừng lên với tuổi thanh niên

Tiền phong đi đắp xây đời vui mới…

Trong không khí rộn ràng ấy, chúng tôi đã được dự một đám cưới mà chú rể đẹp trai 23 tuổi là anh Lục Nhất Tín con bác Khâm với cô dâu rất xinh chưa đầy 17 tuổi là chị Phi Nga con bác Giang- nữ chủ nhân một Nhà Hộ sinh danh tiếng. Trước lễ cưới, anh Tín mang ảnh cô dâu ra khoe với họ nhà trai: chị Nga tóc uốn mặc áo dài trông đẹp tuyệt trần. Chú Trinh liền lấy bút chì viết vào sau bức ảnh: “Thỉnh thoảng hít một tí để đỡ nhớ!”. Cậu Bính đùa trêu: “Vợ đẹp thế này thì Tín lại quên hết nhiệm vụ mất thôi! Chú phải viết khẩu hiệu ‘Vui duyên mới không quên nhiệm vụ’ treo trong phòng cưới để nhắc nhở Tín mới được!” (hồi ấy đám cưới của cán bộ kháng chiến luôn phải treo khẩu hiệu này). Anh Tín tưởng thật: “Cháu xin chú! Gia đình chúng cháu ở trong thành vẫn chưa quen với đám cưới đời sống mới!”. Dù sao thì đám cưới ấy cũng rất vui; tôi với em Hùng được mặc quần áo mới, được ăn uống thỏa thích rồi còn được các em trai của chị Nga rủ trèo vào một chiếc xe có 4 bánh đẩy chạy chơi trên suốt đường phố đông đúc.

Anh Tín học giỏi, đã đậu Tú Tài Pháp ban Toán, lại say mê văn chương, âm nhạc và thích thổi kèn clarinet. Sau ngày Bác Hồ về thủ đô, anh được vào trường “Đại học Nhân dân” để thay “đời cũ” bằng “đời mới”, rồi sau khi cưới vợ anh được đưa lên Yên Bái lao động để “đắp xây đời vui mới”. Mãi về sau tôi mới biết trường “Đại học nhân dân” được thành lập không phải để giảng dạy khoa học kỹ thuật, mà nhằm giáo dục chính trị cho các thanh niên trí thức đã sống trong vùng tạm bị chiếm, giúp họ từ bỏ những tư tưởng sai lầm của nền giáo dục thực dân, tiếp thu tư tưởng tốt đẹp của chế độ mới. Các sinh viên phải  thể hiện sự chuyển biến tư tưởng  của mình bằng việc xung phong đi lao động để hàn gắn những vết thương chiến tranh. Anh Tín là một trong những người hăng hái nhất trong việc xung phong đi lao động.

 Trước khi rời Hà Nội, ba má tôi đến thăm lại mái nhà xưa ở số 14 phố Tô Hiến Thành (tức phố Wielé thời trước) nay đã thuộc về chủ khác. Đứng ngoài cổng nhìn vào, má bỗng bật khóc rung cả người khi trông thấy chiếc quạt trần cũ kỹ của nhà mình vẫn quay đều đều trong phòng khách hệt như thuở xưa, tưởng chừng chẳng có gì đổi thay sau khoảng thời gian đằng đẵng chín năm trời đã xóa sạch một tổ ấm gia đình từng tồn tại bao đời ở chính nơi đây.

Tiếp đó, cả gia đình tôi ra hiệu Hồng Quang chụp một bức ảnh kỷ niệm: Ba mặc áo đại cán có 4 túi, má có mái tóc “phi dê” với áo cánh cổ bẻ, hai anh em tôi cùng mặc quần yếm có dải đeo và áo mới. Chỉ cần đối chiếu bức ảnh này với các tấm ảnh mà chàng công tử được gọi là cậu Bảy mặc com lê thắt cravat với cô Thảo tiểu thư tha thướt trong bộ quần trắng áo dài chụp ở Hà Nội trước ngày kháng chiến bùng nổ, là thấy rõ ba má tôi từ lâu đã trở thành con người mới. Nhờ đó, ba đã được tặng thưởng “Huân chương Kháng chiến hạng Nhất” với huy hiệu “Kháng chiến”, còn má thì có huy hiệu “Kỷ niệm Kháng chiến”. Con người mới đã được mô tả rất rõ ràng trong lời 2 của bài “Đời mới”:

Người mới, ai ơi người mới vì nhân dân

Ta quyết trở nên anh hùng, anh hùng mới cách mạng.

Vì nhân dân, phấn đấu cương quyết kiên cường

Nơi khó khăn nhất coi thường, tiền phong ta lên đường…

                       Lê Vinh Quốc

(Trích Hồi ký “Nước chảy dưới chân cầu”)

Ngày Giải phóng thủ đô Hà Nội (10-10-1954) sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là một cột mốc nổi bật trong lịch sử dân tộc ta. Ngày ấy tôi mới lên 7 tuổi và chưa được chứng kiến sự kiện Đảng-Bác cùng Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào giải phóng thủ đô trong sự đón mừng của nhân dân Hà Nội. Nhưng rất may là chỉ sau đó ít lâu, tôi được theo ba má về thăm Hà Nội khi không khí chiến thắng tưng bừng vẫn còn tràn ngập. Nhờ đó, những kỷ niệm sâu sắc về thủ đô Hà Nội mới giải phóng đã khắc ghi mãi mãi trong tâm trí tôi từ thời thơ ấu. Tôi đã viết lại những kỷ niệm đó trong Chương Ba cuốn Hồi ký “Nước chảy dưới chân cầu”, xin được trích đăng dưới đây.

 

Mùa hè 1955, hai anh em tôi được theo ba má về thăm thủ đô Hà Nội. Từ trước, tôi đã được nghe má kể rằng Hà Nội có đèn điện, quạt máy, có cầu Long Biên rất dài bắc qua sông Hồng, có rạp xinêma và  nhiều thứ kỳ lạ khác. Mỗi khi nhớ quê hương, má lại hát bài “Người Hà Nội” nên tôi đã hình dung được những nét mơ hồ về nơi ấy:

Hà Nội đẹp sao, ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng

Bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng…

Hà Nội vui sao, những cửa đầu ô

Tíu tít gánh gồng đây ô Chợ Dừa, kia Ô Cầu Dền

Xôn xao rộn ràng Đồng Xuân

Xanh tươi bát ngát Tây Hồ

Hàng Đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai

Ôi tha thiết lòng ta biết bao nhiêu…

Nay sắp được về thăm xứ sở mà mình hằng mơ tưởng, tôi vui thích quá chừng. Để anh em tôi có bộ cánh mới mặc đi Hà Nội, má mua một tấm vải mộc, đem nhuộm thành màu xanh thẫm, rồi lấy kéo và kim chỉ cắt may cho chúng tôi tôi mỗi đứa một chiếc quần có yếm trước ngực và dải đeo sau lưng vắt qua vai cài khuy vào yếm. Cả gia đình tôi cùng nhiều người lạ lên một chiếc xe ô tô hàng để tiến về thủ đô. Lần đầu tiên được đi ô tô, tôi say mê ngắm cảnh bên đường vùn vụt chạy lùi về phía sau, mặc dù xe chạy rất xóc vì luôn vấp phải những “ổ gà” trên con đường nhựa đã bị chiến tranh tàn phá. Chiếc ô tô này chạy bằng than nên có đeo theo bên ngoài xe một cái bình cao gần bằng người lớn đựng than cháy đỏ. Thỉnh thoảng xe lại dừng, để bác tài bước ra xem xét bình than hay sửa chữa máy, sau đó bác  đút một chiếc cần thép gọi là “maniven” vào đầu máy để quay cho máy nổ, rồi lại bước vào buồng lái cho xe chạy tiếp. Đến một quãng đường vắng hai bên là những đồi cỏ tranh cao lút đầu người, chiếc bình than bỗng nhiên bốc lửa to và xì khói đen mù mịt khiến xe phải dừng lại để sửa chữa. Chỗ cháy được dập tắt, nhưng chiếc xe không sao nổ máy lại được, mặc dù bác tài đã quay maniven đến toát mồ hôi. Mọi người lo lắng không hiểu sẽ đi tiếp bằng cách nào. Nỗi lo sợ tăng lên khi nghe nói vùng này có nhiều hổ thường rình bắt người để ăn thịt. Vừa may có một chiếc ô tô khác chạy đến. Bác tài chạy ra vẫy cho ô tô đó dừng lại. Một anh bộ đội từ buồng lái nhảy ra chạy đến chiếc xe hỏng máy để giúp bác tài sửa chữa, nhưng máy vẫn không nổ. Má chạy đến nói với anh bộ đội xin cho đi nhờ xe. Anh bộ đội gật đầu, ba má lập tức bế hai anh em tôi nhấc bổng lên cho vào thùng xe ở phía sau buồng lái, rồi mang theo hành lý trèo vào. Các anh bộ đội trong thùng xe kéo ba má lên, thế là cả nhà tôi lại được đi tiếp. Ô tô này không có ghế cũng chẳng có cửa sổ, chỉ có mui phủ vải bạt và mọi người ngồi bệt xuống sàn mà nhìn về phía sau thấy con đường chạy lùi trở lại. Các anh bộ đội đeo huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” trên ngực áo, trò chuyện với ba má rất vui, trêu đùa hai anh em tôi, rồi cất tiếng hát vang bài “Tiến về Hà Nội” mà tôi cũng biết:

Trùng trùng say trong câu hát

Lớp lớp đoàn quân tiến về

Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng

Cờ ngày nào tung bay trên phố.

Trùng trùng quân đi như sóng

Lấp lánh lưỡi lê sáng ngời

Chúng ta đem vinh quang, sức dân tộc trở về

Cả cuộc đời tươi vui về đây…

     Cứ đến mỗi nơi nào đó, các anh lại kêu to tên gọi nơi ấy. Khi nghe : “Đến Nam Định    rồi!”, tôi thấy phố xá đông vui tấp nập có nhiều xe cộ trên đường. Khi nghe: “Đến Phủ Lý rồi!” thì thấy ngay tấm bảng ghi tên đó đứng bên đường. Lát sau, má nói nhỏ vào tai tôi: “ Sắp đến Hà Nội rồi con!”. Tôi ngước nhìn thấy mắt má rưng rưng lệ.

Sau chín năm gian khổ với biết bao vật đổi sao dời của cuộc đời, nay được trở lại thành phố quê hương nơi tổ ấm gia đình từ thời thơ ấu và thiếu nữ êm đềm, chắc rằng má vô cùng xúc động, nhưng tôi còn quá thơ ngây nên không thể hiểu được cảm xúc của má.

Ở một quãng đường vòng, một quang cảnh vô cùng hấp dẫn hiện ra: từng đoàn rất nhiều ô tô nối đuôi nhau chạy về Hà Nội. Má chỉ cho anh em tôi chiếc nào là xe hàng, chiếc nào là tắc xi, chiếc nào là xe tải…Lại có cả những ô tô hàng được gọi là “xe thơ” vì nó có cái thùng hình chữ nhật đặt trên nóc đầu xe để đựng thư chuyển cho bưu điện. Sẩm tối, xe chạy qua ga tàu hỏa Văn Điển rồi tiến vào thủ đô Hà Nội rực sáng ánh đèn. Khi ấy, các anh bộ đội lại hát vang:

Ta là người nông dân mặc áo lính

Chiến đấu vì giai cấp bị áp bức từ mấy ngàn năm.

Đau khổ giai cấp là đau khổ của ta

Quyền lợi của ta với nông dân là một…

Tôi đã thuộc bài này, nên cũng cao giọng hát hòa theo. Khi ấy, tôi chưa thể biết được rằng bài hát này đã mô tả sự thay đổi về bản chất của cả một quân đội. Những chiến sĩ quân đội quốc gia mang tên Vệ quốc đoàn anh dũng chiến đấu vì độc lập dân tộc đã rời khỏi thủ đô 8 năm về trước. Nay trở về Hà Nội, họ trở thành chiến sĩ Quân đội nhân dân “chiến đấu vì giai cấp” trong hàng ngũ phe Xã hội Chủ nghĩa của các đảng cộng sản.

 

Nhiều năm sau, tôi sẽ được biết rằng vào lúc gia đình mình cùng các anh bộ đội ấy  được về thăm Hà Nội, thì đấu tranh giai cấp đang diễn ra ở cao trào của cuộc cải cách ruộng đất ngay tại thủ đô. Khi ấy, Gò Đống Đa - nơi Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh và là mồ chôn hàng vạn xác giặc Tàu hồi cuối thế kỷ XVIII - đã trở thành nơi đấu tố địa chủ và cũng là pháp trường xử bắn các kẻ thù giai cấp đó của thủ đô Hà Nội. Mỗi ngày có một cuộc đấu tố với kết quả giống nhau: tên địa chủ trong trang phục áo dài khăn đóng bị “Tòa án nhân dân” kết án tử hình, lập tức bị trói vào cột, bịt mắt và bắn chết tại chỗ. Ngày hôm sau lại đến lượt một tên khác, và cứ thế tiếp tục.

 

Hà Nội, ba tôi đi lên Bộ Giáo dục để họp, má và hai anh em tôi tôi được tạm trú tại tầng trên một ngôi nhà gạch 2 tầng đeo biển số 6 thuộc phố Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là nơi bác Khâm thuê cả tầng 2 để ở cùng ông bà ngoại tôi mới trở về từ Thanh Hóa. Cậu Bính và các dì mới từ Thanh Hóa về cũng ở tại đây. Khi ấy, cậu Bính đã trở thành họa sĩ của Đoàn kịch nói Nhân dân Trung ương, dì Quỳ là diễn viên Đoàn Ca Múa Nhân dân Trung ương, còn dì Dung thì nhận công tác kế toán ở Xưởng Phim Việt Nam. Cậu và hai dì thường ăn ngủ ngay tại cơ quan công tác, chỉ thỉnh thoảng mới trở về đây, riêng bé Lan Anh (không hiểu vì sao lại bị người lớn gọi là “ con Thỗn”) được giao cho bác Khâm chăm sóc. Hai anh em tôi rất vui khi được má dẫn đến chào ông ngoại, nhưng lại cảm thấy buồn khi đươc biết bà ngoại đã mất vì bệnh ung thư cuống họng. Đến chào bác Khâm, chúng tôi được bác cho  ăn bánh mì và uống sữa bò rất thơm ngon. Sáng hôm sau, má lại đưa em Hùng và tôi đến thăm vợ chồng bác Ngọc ở tầng trên một ngôi nhà 2 tầng thuộc phố Nguyễn Hữu Huân gần cột đồng hồ bên bờ sông Hồng. Chúng tôi được làm quen với các con bác là các anh Phùng Minh Nghĩa (17 tuổi), Phùng Minh Hiệp (14 tuổi), Phùng Minh Quốc (mới tròn 1 tuổi), hai chị Phùng Thị Bích Hà và Phùng Thị Mão (xấp xỉ tuổi tôi với em Hùng); rồi ngẩn tò te xem hai anh lớn chơi phóng mô hình máy bay có chong chóng quay tít và bay như máy bay thật. Buổi chiều, má con tôi lại đến thăm bác Phúc gái, chủ hãng buôn Đức Âm danh tiếng ở  bên bờ Hồ Gươm. Bác đi vắng nhưng các gia nhân vẫn mở cửa mời chúng tôi vào. Chưa bao giờ tôi được vào một tòa nhà rộng lớn đến thế, mà chỉ có ít đồ đạc đặt sát chân tường. Từ góc tường, má dắt ra một thứ đồ chơi kỳ lạ chưa từng thấy. Đó là một cỗ xe tuyệt đẹp do một con ngựa giả kéo chạy bằng các bánh xe: 2 bánh ở hai bên chiếc xe có xích nối trục xe với bàn đạp, còn một bánh nhỏ hơn dưới 2 chân trước con ngựa được điều khiển bằng 2 sợi dây cương buộc vào một cái chốt ở đầu ngựa. Thích quá, tôi ngồi vào xe cầm lấy dây cương, còn em Hùng thì trèo ngay lên mình ngựa. Tôi đạp xe và cầm cương lái nó chạy vòng quanh khắp nhà, rồi đổi chỗ để Hùng đạp cho xe chạy. Chúng tôi say mê chơi trò này, mãi cho đến khi má gọi ra chào một người phụ nữ lớn tuổi mặc áo dài quần đen, vấn khăn và nhuộm răng đen bước vào nhà. Đó chính là bác Phúc gái, vợ của bác Cả Phúc anh ruột má tôi đã mất tích vì bom hồi chiến tranh thế giới.

Hôm sau, má cho chúng tôi đến thăm ông Phùng Văn Cảnh là em ruột ông ngoại, vốn là Tham biện Tòa án Ninh Bình dưới thời Pháp thuộc nên thường đươc gọi là ông Tham Cảnh, hoặc ngắn gọn hơn là ông Tham. Vẫn ở lại Hà Nội trong thời gian chiến tranh, nay thấy các cháu đi kháng chiến trở về đến thăm khiến ông Tham rất mừng. Khi ông gọi các cô con ông ra chào bà chị họ là má tôi, các cô từ tầng trên nối tiếp nhau chạy xuống cầu thang. Trong những bộ quần trắng với áo dài các màu, các cô đều uốn tóc và trang điểm rất đẹp, hiện ra trước mắt tôi như một bầy tiên nữ trong chuyện cổ tích. Từ đó, tôi được biết thêm các cô (theo thứ tự từ lớn đến nhỏ) Phùng Thị Hoài, Phùng Thị Hiếu, Phùng Thị Ngoan, Phùng Thị Yến, Phùng Thị Oanh, Phùng Thị Khanh và Phùng Thị Nguyệt trong họ hàng nhà mình. Ông Tham còn có mấy người con trai (cũng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ) là các chú Phùng Quốc Nông, Phùng Quốc Công, Phùng Quốc Thương (còn gọi là Thường) và Phùng Quốc Anh mà hôm đó tôi chưa được gặp. Sau này tôi sẽ được biết rằng gia đình ông Tham Cảnh đã chia làm hai: ông bà với hai chú lớn và hai cô nhỏ ở lại Hà Nội theo chính phủ miền Bắc; còn các cô lớn theo chồng cùng với hai chú nhỏ đi Hải Phòng rồi xuống tàu thủy di cư vào Nam.

 

Gia đình tác giả Lê Vinh  Quốc trong dịp về thăm Hà Nội mùa Hè năm 1955 (chụp tại hiệu ảnh Hồng Quang – Hà Nội)

 

Một buổi tối ba về đưa má và hai anh em tôi đến thăm chú Trần Văn Luân (thường gọi là chú Ba Luân), một người em họ của ba ở quê hương Bến Tre, nay mới đi kháng chiến trở về thủ đô. Chú thím Luân sống ở phố Chùa Một Cột thuộc khu Ba Đình trong một biệt thự hai tầng khá sang trọng, có chậu rửa mặt hình chữ nhật trắng tinh cùng vòi nước mạ kền sáng loáng được gọi là cái lavabô. Hai người con trai của chú thím là Trần Văn Nhạc và Trần Văn Khải khi ấy còn đang học ở Khu học xá của chính phủ ta đặt tại thành phố Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Nhiều năm sau, tôi mới biết chú nguyên là Tổng Lãnh sự của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Miến Điện, đã đóng góp nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Không hiểu vì sao và từ lúc nào chú lại chuyển sang làm Viện trưởng Viện Dược liệu thuộc Bộ Y Tế theo đúng bằng cấp dược sĩ của mình.

Các Bài viết khác