NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

CHUYỆN PHIẾN

( 06-01-2015 - 06:52 AM ) - Lượt xem: 1295

Thú vui tao nhã là thú vui tinh thần, nó nâng cao tâm hồn, trình độ và kiến thức của người chơi, nó không gây hại về sức khoẻ và hao tốn vật chất. Trái với nó là tứ đổ tường là thú vui vật chất, nó hạ thấp tư cách con người, làm bại hoại cơ thể, tiền bạc và làm băng hoại xã hội

Ông cha ta xưa có nói đến thú vui tao nhã là cầm, kỳ, thi, hoạ. Thực ra đó là của Tàu. Trong thời kỳ bị Tàu đô hộ, do ảnh hưởng của Hán học, ông cha ta đã "adapté" và nhắc đi nhắc lại riét rồi thành như của mình hồi nào không hay. Đó không những là thú vui của các bậc hiền nhân, quân tử mà giới bình dân ít học cũng có thể tham dự. Nhưng tại sao lại gọi là tao nhã? Theo Đào Duy Anh thì tao nhã là lối thơ nhị nhã (gồm Đại nhã và Tiểu nhã) và lối phú ly tao là lối văn rất thanh cao, nên khen người có văn tài là tao nhã. Ngày nay người ta hiểu hơi khác một chút là cao thượng, lịch thiệp và mềm mỏng, theo thiển ý nó cũng biến thể theo thời gian như chữ lịch sự. Lịch sự nguyên nghĩa là kinh lịch sự đời, nay người ta hiểu là tế nhị trong cách xử thế và giao tiếp với mọi người.

Thú vui tao nhã là thú vui tinh thần, nó nâng cao tâm hồn, trình độ và kiến thức của người chơi, nó không gây hại về sức khoẻ và hao tốn vật chất. Trái với nó là tứ đổ tường là thú vui vật chất, nó hạ thấp tư cách con người, làm bại hoại cơ thể, tiền bạc và làm băng hoại xã hội. Tuy nhiên chúng ta là con người, ngoài một tâm hồn để hướng thượng, còn có một thân xác ta cũng không tránh được một trong tứ đổ tường, nhưng chỉ là thoáng qua chứ không miệt mài ngày nọ sang tháng kia. Thỉnh thoảng ta cũng xuống xóm thăm em, cầm một tụ bài hay làm vài ngao di mây về gió. Nói nôm na tứ đổ tường đối với chính nhân, quân tử chỉ là thú vui giải trí trong chốc lát chứ không phải là cứu cách (trừ trường hợp thi sĩ Đinh Hùng khi ông hô hào thanh niên đứng lên vì non sông đất nước là lúc ông đang từ từ nằm xuống bên bàn đèn).

Tôi có một người bạn trước đây học trường Pháp tại Saigon cho biết  nhà văn André Gide trong lúc đang viết văn, nếu bị thúc bách về vấn đề sinh lý, ông chui xuống gầm bàn làm một hand job (masturbation), xong, lại ngồi lên viết tiếp (sic).

S. Freud nói những nghệ sĩ, nhất là nhạc sĩ, ca sĩ (dẽ có cơ hội tiếp xúc với người khác phái) là những kẻ dâm. Cái dâm (libido) thăng hoa thành nghệ sĩ. Cũng như một phản ứng hoá học, hai chất tác dụng với nhau, nhiều khi một chất có dư sau khi phản ứng hoàn tất. Do đó cái dâm nhiều quá sau khi thăng hoa thành nghệ sĩ, thế nào cũng có dư. Chính cái dư này làm cho "sĩ" thay vợ, đổi chồng như thay áo. Ngày xưa ông bà ta không biết Freud's psychoanalysis là gì chỉ nói nôm na là xướng ca vô loài. Thật đúng. Khi người ta hằng ngày ăn cơm, chất cơm dư nên người ta ngán cơm thèm phở. Không biết có ai trong chúng ta muốn thành nghệ sĩ? "Sĩ" ngáp, "sĩ" văn, "sĩ" thơ, "sĩ" bonsai?. Không biết "sĩ" nào hơn "sĩ" nào?  Nói chơi cho vui, nếu có cũng là bình thường.

Leo (Lev) Tolstoy nói nếu không có tình yêu thì không thể viết văn được. Tôi xin bổ túc thêm là không làm nghệ sĩ được. Tình yêu đây không nhất thiết là tình yêu trai gái. Tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, tình yêu nòi giống, tình yêu thiên nhiên là động lực cho các "sĩ" sáng tạo. Thú thực đứng trước đền Angkor Wat tôi cũng xúc động nhưng không bằng đứng trước các lăng tẩm triều đình Huế. Chụp một cô em hái trái cây hay cắt lúa miền Tây vẫn thích hơn chụp một cô chèo đò trên giòng Tonlé Sap hay một "noòng" trên sông Mékong Hạ Lào. Tôi cực đoan chăng? Chưa hẳn. Cái gì cũng có giới hạn, kể cả tình cảm con người. Trọng tâm chính là thân mình, nó toả từ từ ra xung quanh là vợ, con, cháu, chắt, làng, xóm, bạn bè, họ hàng, đất nước vv... Dĩ nhiên càng xa thì nó càng nhạt bớt đi. Đó là điều tự nhiên. Hiện nay tôi bước vào bảy bó. Tôi vội vã với chút thời gian còn lại (không biết là bao nhiều?). Hôm nọ ngồi với Tường ngựa ở quán Saigon Steakhouse của Nguyễn Tiến Chỉnh trước nhà thờ Tân Định, Chỉnh có nói đến một ông bạn (vắng mặt) khó tính của chúng mình là "mày khó tính vừa vừa chứ, khó quá chơi với ai được, bây giờ là bảy bó, chỉ vài năm nữa là đi gần hết, kèn cựa làm chi"  Câu nói như nhắc nhở tôi phải tận dụng triệt để những phút giây còn lại để làm một việc gì có ích cho mình và tha nhân dù chỉ là nhỏ nhoi. Tôi nghĩ đến một người có cuộc sống thực vật thì chán quá, không những bản thân khổ, tuy không biết, nhưng làm khồ cho vợ, con, thà chết quách còn hơn. Một ngày tôi có thể đi xe máy cả trăm cây số để săn ảnh là chuyện thường. Càng đi, phong cảnh đất nước hiện ra trước mắt, càng thấy vui. Mỗi nơi tôi đến đều có cái lạ. Thật không đâu bằng quê hương.Trong sách Quốc văn Giáo khoa thư có nói đến một người đi du lịch nhiều nơi, khi về mọi người hỏi phong cảnh ở đâu đẹp, ông ta trả lời chốn quê hương đẹp hơn cả. 

Tôi may mắn hay bất hạnh hơn các bác là được chụp hình quê hương? Cái này khó nói. Hạ hồi phân giải.

Chụp hình rồi lại phải chia xẻ với bạn bè. Chẳng lẽ gửi hình không? Muốn diễn giải lại phải dùng đến văn tự. Đây là nhược điểm của hình ảnh. Một mình nó không tự nói hết được. 

Văn chương cũng như mọi ngành nghệ thuật khác như thơ, nhạc, nhiếp ảnh, hội hoạ, điêu khác đều gọi chung là nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật thì cái đích cuối cùng của nó là chân, thiện, mỹ. Nếu ví nghệ thuật từ thấp lên cao như một cái kim tự tháp thì chân, thiện, mỹ nằm trên đỉnh. Nó toả xuống dưới thành các nghệ thuật khác nhau. Mỗi cái cũng có cách thể hiện khác nhau. Nhạc dùng tiếng hát và nhạc cụ, Nhiếp ảnh dùng máy ảnh, Văn chương dùng tiếng nói và văn tự. Hội hoạ dùng cọ, bay và màu sắc vv.... Tuy khác nhau nhưng nó có liên quan với nhau, nghĩa là có khác biệt nhưng cũng có tương đồng. Thí dụ: nhiếp ảnh nhiều trường hợp phải học lóm cách bố cục và phối màu của hội hoạ. Cách sáng tạo nhiếp ảnh, nhạc và văn chương giống nhau đó là năng khiếu. Nói khác đi năng khiếu là cái đầu. Thiếu cái đầu, chỉ có đôi tay thì chỉ làm một tên thợ chứ không làm thầy được. Có người cả đời chụp hình dịch vụ nhưng không thành nhiếp ảnh gia. Có người hằng ngày viết văn nhưng không thanh nhà văn. Vì sao? Vì thiếu cái đầu. Cái đầu do trời ban cho. Không phải ai tốt nghiệp trường dạy viết văn hay Quốc gia Âm nhạc đều trở thành nhà văn hay nhạc sĩ. Có nhiều nhạc sĩ làm được vài bản nhạc rồi...tịt ngòi. Có nhà văn chỉ viết vài quyển tiểu thuyết rồi ngưng luôn. Có người làm thơ hay nhưng viết văn xuôi thì dở òm như Xuân Diệu. Có người cả đời chưa gieo vần bao giờ nhưng lại thành nhà phê bình thơ có tiếng như Hoài Thanh, Hoài Chân. Trái lại Phạm Duy và Trịnh công Sơn sáng tác rất nhiều và bài nào cũng được công chúng đón nhận. Lê Văn Trương tuy văn không gọt dũa nhưng ông đã sáng tác được gần 300 tiểu thuyết, một thời được các bà nội trợ ngày nào đi chợ về cũng không quên mua một tờ báo có đăng truyện của ông về đọc.

Nhà văn Nhất Linh nói muốn viết văn phải có cái gì để viết, nói theo Tây phương là phải có một câu chuyện dù thực hay hư cấu để kể cho mọi người nghe. Nhà văn sẽ thành một story teller. Có người ví nhà văn với nhà đầu bếp. Nhà đầu bếp dở chỉ làm quanh đi quẩn lại vài món. Trái lại nhà đầu bếp giỏi có thể làm nhiều món khác nhau. Một nhà đầu bếp giỏi cho vào một nhà bếp trong đó chỉ có thịt bò và một hũ mắm tôm, chắc ông ta sẽ nướng hay luộc thịt bò rồi chấm với mắm tôm. Một nhà văn tuy giỏi nhưng không có gì để viết thì cũng không thể có tác phẩm.

Đại văn hào Nga Leo Tolstoy nói muốn viết văn hay làm cảm động lòng người thì mỗi lần chấm mực phải để lại một miếng thịt trong bình mực. Ý ông nói nhà văn phải trung thực và có tâm huyết thì mới truyền cảm được cho người đọc.

Nhà biên khảo cần phải đọc nhiều đẻ nâng cao kiến thức. Trái lại nhà văn không những cần phải đọc nhiều mà cần có nhiều kinh nghiệm sống thì mới có "cái gì" để viết va tác phẩm mới gần và phản ảnh được cuộc sống.

Có người tốt nghiệp cử nhân khoa học nhưng lại trở thành nhà văn như Nhất Linh. Có người tốt nghiệp kỹ sư canh nông lại trở thành học giả như Nguyễn Hiến Lê. Phải chăng cái tài cũng có số như số phận con người?

Nhân đây tôi xin bàn qua về tướng số để hầu các bác trong lúc trà dư tửu hậu ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" đọc chơi. Dù sao ý kiến của tôi cũng chỉ là ý kiến cá nhân, có tính cách chủ quan. Nếu bác nào thấy không hợp thì xin bỏ qua.

Tôi có đọc một số sách tướng để biết chứ chưa đủ để làm thầy, vì tôi cũng không thích làm thầy tướng. Tôi rút ra một kết luận mọi sự vật trên đời đều có số và số thì bất di, bất dịch không thay đổi được. 

Có người hỏi bây giờ người ấy làm việc thiện có đổi được số không? Chưa chắc. Lại có người hỏi tại sao có người hung ác nhưng lại được hưởng giàu sang phú quý, trái lại có người hiền lành lại phải chịu khổ cả đời?

Xin thưa, khoa tướng số đáng tin cậy nhất là khoa tử vi mà học giả Nguyễn Hiến Lê trong tác phẩm "Cháp Nhận Cuộc Đời" đã viết như sau:  Có thể lừa nhân loại vài chục năm chứ không thể lừa từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, Nếu khoa tử vi mà sai sẽ không còn ai tin và nó sẽ không còn được lưu truyền đến ngày nay.

Tôi tạm thời tin cụ Nguyễn Hiến Lê vì học giả này chưa khi nào nói hay viết bừa bãi bao giờ

Một lá số tử vi có 12 cung trong đó cung phúc đức cho biết người có lá số đó giàu sang, phú quý hay nghèo hèn, cùng khổ, Phúc đức là do ông bà, cha mẹ để lại cho con, cháu, như vậy phúc đức đi theo luật nhân quả. Nhân nào sẽ đưa đến quả đó. Có thể ví nếu một người trồng cây ngắn ngày thì có thể hưởng được quả, nếu trồng cây dài ngày thì đến khi mình chết rồi cũng chưa có quả mà ăn, nhưng con cháu sẽ được hưởng. Một người hung ác nhưng được hưởng giàu sang phú quý là do cái phúc do ông bà, cha mẹ người ấy để lại. Việc làm của ông ta đời này, đời sau con cháu phải gánh chịu. Trái lại một người hiền lành phải chịu nghèo khổ là do phúc mỏng hay vô phúc do trước đây ông bà, cha mẹ người ấy làm điều thất đức. Ngày nay ông ta tu thân tích đức thì đời con cháu sẽ được hưởng. Cho nên nếu chỉ nhìn bề ngoài thì không giải thích được vấn đề mà nhiều người hoài nghi.

Trong các tác giả viết về tướng số tôi chỉ thích Vũ Tài Lục. Ông này có bằng cử nhân luật lại ham đọc sách nên biết nhiều và có lối trình bày mạch lạc và khoa học. Trái lại đa số thầy tướng như Hà lạc Dã phu Việt Viêm Tử, Trung Điền Thái thứ Lang, Phát Lộc vv... vì chỉ biết chữ Nho (không biết tới trình độ nào?), thiếu Tây học nên quý vị trình bày lôi thôi, luộm thuộm. đôi khi nhuốm mùi thần bí, mê tín, dị đoan.

Tôi đã đọc cuốn I Ching (Dịch kinh) do John Blofeld dịch tại Bangkok, xuất bản năm 1963, giời thiệu về Kinh Dịch. Phần cuối sách nói trước khi bói bằng Kinh dịch thì phải tắm rửa sạch sẽ, giữ tâm hồn thanh tịnh, thắp nhang lên khấn vái và sau đó xóc quẻ như ở Lăng Ông Bà Chiểu làm tôi thất vọng, và xếp sách lại một xó.

Tại sao người ta lại đi xem tướng? Quá khứ thì đã biết rồi, hiện tại thì đang chứng kiến, do đó chỉ còn tương lai. Vì người ta không biết trước đời mình sẽ ra sao, nếu may mắn người ta sẽ hân hoan đón chờ, nếu xui xẻo người ta sẽ chuẩn bị sẵn tinh thần chấp nhận nó một cách không ngỡ ngàng, nói khác đi là không bị shock.

Về cách xem tướng ngoài tử vi còn có xem chỉ tay, Ma Y thần tướng, Nhâm độn, bói bài và nhiều thứ linh tinh khác vv... Bản thân tôi không tin bói bài, khoa xem chỉ tay và Ma Y thần tướng chỉ nói lên được một phần nào. Vì mỗi số phận đã được định sẵn nên những khoa như phong thuỷ, cúng dâng sao giải hạn hòng xoay đổi cuộc đời toàn là bố láo. TT Thiệu cho ếm đầu rồng ở dinh Độc Lập, đuôi ở hồ Con Rua rồi cũng mất chức. Có người nói có thể thầy phong thuỷ đó tay nghề còn...yếu. Ngay bản thân khoa phong thuỷ muốn thay đổi cuộc đời đã làm chuyện đội đá vá trời. Nếu ai cũng áp dụng phong thuỷ để đổi đời thì số phận đâu còn gì để bàn. Đó là điều phi lý.

Đến đây xin các bác đến tuổi này cứ yên tâm về số phận mình, không cần phải đi xem tướng nữa, vì các bác đã thấy trước mắt như cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều :

                               Trăm năm còn có gì đâu,

                               Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì.

                                                                                               Hà Sgn

 11/2014

 

Các Bài viết khác