NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

CHÚ TRỌNG PHÁT ÂM CHUẨN

( 20-03-2014 - 10:17 AM ) - Lượt xem: 978

Tiếng Việt thật giàu và đẹp! Về mặt âm thanh thì đúng là “nhất thế giới”: trong khi tiếng tây, tiếng tầu chỉ có 2-3 thanh để “xì xà-xì xồ” thì Tiếng Việtthật sự phong phú về âm thanh: có đến 6 thanh (thanh không, thanh huyền, hanh hỏi, nganh ngã, thanh sắc, thanh nặng) cho nên khi nói thì người Việt Nam “nói như hát” là như vậy.

Tôi được nghe nói rằng: “Những người nước ngoài am tường Tiếng Việt đều khen rằng: “nghe người Việt Nam nói, như nghe họ hát”. Có phải như vậy chăng?. Tôi không ở trong nhóm những người Việt Nam “nhẹ dạ” : khi nghe người nước ngoài khen ngợi một sự việc nào đó của Việt Nam là tiến bộ, là ưu điểm, là vượt trội thì cứ “tưởng bở” mà cho rằng “mình giỏi thật sự”, cả thế giới phải kính cẩn, ngả mũ để khâm phục, chứ đâu có biết rằng: nhiều khi người ta khen thì đó chỉ là “lời lẽ ngoại giao”, khen thì ít mà “bốc thơm” cho vui thì nhiều. Thế mà vẫn còn có người cho rằng: “VIỆT NAM HÌNH CHỮ ÉT–SÌ (S)/ SO VỚI THẾ GIỚI CÁI GÌ CŨNG HƠN”. Cứ tư duy kiểu này thì sao mà mong hơn người được! Nói chung là như vậy, nói riêng về Tiếng Việt thì dù khiêm tốn cũng phải thừa nhận rằng:

 Tiếng Việt thật giàu và đẹp! Về mặt âm thanh thì đúng là “nhất thế giới”: trong khi tiếng tây, tiếng tầu chỉ có 2-3 thanh để “xì xà-xì xồ” thì Tiếng Việtthật sự phong phú về âm thanh: có đến 6 thanh (thanh không, thanh huyền, hanh hỏi, nganh ngã, thanh sắc, thanh nặng) cho nên khi nói thì người Việt Nam “nói như hát” là như vậy.

Đọc một câu ca dao:

“MÌNH VỀ, TA CHẲNG CHO VỀ

TA NẮM VẠT ÁO, TA ĐỀ BÀI THƠ”,

Hoặc một câu trong Truyện Kiều:

“CỎ NON XANH TẬN CHÂN TRỜI,

CÀNH LÊ TRẮNG ĐIỂM MỘT VÀI BÔNG HOA”,

Hoặc một câu thơ Tản Đà:

“NON CAO NHỮNG NGÓNG CÙNG TRÔNG,

SUỐI KHÔ DÒNG LỆ CHỜ MONG THÁNG NGÀY”,

Thì ngoài cái hay về nội dung tư tưởng còn hàm cái hay về hình thức âm thanh: sự hài hòa và phong phú về nhạc điệu càng làm tăng giá trị của nội dung biểu hiện. Thật đáng tự hào cho Tiếng Việt!. Điều nói trên còn đòi hỏi rằng phát âm Tiếng Việt phải phát âm chuẩn. Còn nhớ trong một cuộc Hội thảo toàn quốc về “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”, do hai Trường Đại Học: Trường Đại Học Sài Gòn và trường Đại Học Ngoại Ngữ -Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh liên kết tổ chức  tại Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 18/06/2010, có một đại biểu yêu cầu phát âm chuẩn khi nói Tiếng Việt, như phải nói: “SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT”, chứ không nói “XỰ CHONG XÁNG CỦA TIẾNG VIỆT”, phải nói “HIỆU TRƯỞNG, GIÁO SƯ, SINH VIÊN, RÕ RÀNG, VIẾT VĂN, NGHIÊN CỨU…” chứ không nói: “HIỆU CHƯỞNG,  GIÁO XƯ, XINH DIÊNG, DÕ DÀNG, DIẾT DĂNG, NGHIÊN KÍU …”, phải nói “VUI SAO nước mắt lại TRÀO”, chứ không nói : “DUI XAO nước mắt lại CHÀO” v.v… Đòi hỏi phát âm chính xác như đã nêu là một yêu cầu đúng đắn và nghiêm túc. Thế mà có một vị trong Đoàn chủ tịch (có học hàm, học vị: Giáo sư Tiến sĩ Khoa học về Ngôn ngữ học) không tán thành mà cho rằng phát âm Tiếng Việt cần phải được tự do, không nên gò bó vì mỗi vùng lãnh thổ có một cách phát âm riêng (NV nhấn mạnh). Câu nói có “tính chỉ đạo” này đã gây ra không ít thắc mắc cho nhiều người dự hội thảo. Có lẽ điều này cần phải được thảo luận một cách nghiêm túc về cách phát âm chuẩn: có cần phải phát âm chuẩn Tiếng Việt hay cứ để phát âm tùy tiện theo vùng lãnh thổ? Vấn đề này lệ thuộc vào một câu hỏi lớn: THẾ NÀO LÀ CHUẨN ÂM CỦA TIẾNG VIỆT? Các nhà Ngôn ngữ  học của Việt Nam cần phải trả lời nhân dân ta và cả nhân dân thế giới - những người sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp bằng những câu giải đáp thỏa đáng mang tính khoa học có sức thuyết phục cao. Xin “các nhà” nhớ cho món nợ này! Và theo ý riêng thì phải nói rằng: khi ta sử dụng ngôn ngữ một nước ngoài nào đó thì ta phải phát âm chuẩn ngôn ngữ đó. Cái định lệ chung này phải được áp dụng một cách tự nhiên và công bằng với Tiếng Việt của chúng ta.

Nhân sự kiện trọng đại này, xin có đôi lời “phiếm luận” về một vài trường hợp đặc biệt đáng chú ý về phát âm không chuẩn trong giao tiếp bằng Tiếng Việt.

Một là: Ta không thể “dung thứ" cho một người nói ngọng, dù là nói ngọng từ bẩm sinh, hoặc cố tình không chịu sửa sai cho căn bệnh phát âm sai khi anh ta đọc câu thơ dân gian, rằng:

“LỖI LIỀM LON LƯỚC LÃO LÙNG

NOẠN NI, NƠ NÁO, NẠNH NÙNG, NẼ NOI”

(Trường hợp này đã phát âm sai hoàn toàn các tiếng có phụ âm L và N),

Hoặc làm mất cái khí thế oai hùng của Từ Hải khi anh ta đọc bốn câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, rằng:

“Thừa cơ CHÚC chẻ ngói tan/ (TRÚC chẻ ngói tan)

Binh uy từ ấy XẤM DAN CHONG ngoài/ (SẤM RAN TRONG ngoài)

CHIỀU đình DIÊNG một góc CHỜI/(TRIỀU đình RIÊNG một góc TRỜI)

Gồm hai DĂNG DÕ, DẠCH đôi XƠN hà / (VĂN VÕ,

RẠCH đôi SƠN hà)”.

(Trường hợp này đã phát âm sai những tiếng có phụ âm TR,S,R,V).

Hai là: Có những tiếng nếu phát âm sai sẽ thành tiếng thô lỗ, tục tĩu cần phải tránh, nhưng vì đã trót nói sai nên đành phải chấp nhận những sự thô tục này.

Đó là trường hợp cuốn TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của NXB Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) đã ghi sai câu tục ngữ: “KHÔN cho người ta RÁI…” thành: “Khôn cho người ta DÁI…”, khiến cho nhiều người phải “đỏ mặt” vì xấu hổ với cái rất tục mà đáng lẽ không bao giờ có cái tục tĩu ấy ở trong câu nói khuyên răng đúng đắn của nhân dân ta.

Và một trường hợp nữa: sau ngày đất nước được thống nhất, có một Đoàn Cải lương Nam Bộ ra biểu diễn ở Miền Bắc (tại tỉnh Thái Bình). Nội dung vở diễn rất hay và rất cảm động: có một nữ nhân vật của vở diễn khấn chồng, rằng: “Ông ơi, tôi thắp một nén nhang thơm DÀ DÁI ông ba DÁI…”. Khán giả tự nhiên cười ồ, không phải vì bất nhã, mà vì câu nói tự nhiên của nữ diễn viên trên sân khấu: “Tôi DÁI ông ba DÁI, nghe rất lạ tai. Bởi vì phải phát âm chính xác là: “ Tôi VÁI ông ba VÁI”, chứ sao lại nói tục?. Phát âm sai thì tai hại như thế đấy!.

Ba là: Có trường hợp phát âm sai đã gây ra một sự ngỡ ngàng và rất khó chịu cho người nghe. Một người viết báo TUỔI TRẺ CƯỜI (đã trên chục năm rồi, nhưng vẫn còn đầy đủ tính thời sự và hài hước) rằng: một nữ ca sĩ rất duyên dáng và khá nổi tiếng về phát âm chuẩn đã kết thúc một bài hát trữ tình bằng cụm từ: “Ta TRIA tay nhau!”, khiến cho nhà báo phải bình luận rằng: “Thế thì đành TRỊU vậy, biết LÓI NÀM XAO bây giờ!”

Đây là chuyện có thực, hay là chuyện bịa đặt? Có lẽ cả hai!

XUÂN TƯ

Các Bài viết khác