NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TRANG VĂN CLB
Ba tôi không phải là người ham mê của cải vật chất, nên ông chỉ mang về làm quà từ miền Nam một số vật dụng gọn nhẹ có giá trị tinh thần. Nhưng phần đông cán bộ miền Bắc được cử đi công tác miền Nam lúc này đã tìm mọi cách để mang về nhà tất cả những gì mà họ muốn có (họ chuyển ‘hàng” ra bằng cả đường bộ và đường biển): máy nghe nhạc nổi chạy “băng cối” với những cặp loa thùng truyền âm thanh “stereo” cường độ mạnh; TV, xe hon đa, quạt điện, tủ lạnh...
Tại doanh trại ở Lùng Tém (Lạng Sơn), qua làn sóng điện của Đài Tiếng nói Việt Nam (phát trên loa truyền thanh công cộng) và cả Đài phát thanh Sài Gòn (thu được qua các đài bán dẫn), chúng tôi theo dõi sát sao quá trình sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, nghe được cả bài diễn văn từ chức của Nguyễn Văn Thiệu (21-4) rồi đến tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh đúng ngày 30-4-1975.
Nhận thấy trên toàn miền Nam quân địch đã mất tinh thần chiến đấu, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội NDVN chỉ thị cho Bộ Tư lệnh QGP trên các chiến trường miền Nam đẩy mạnh tiến công theo tư tưởng chiến lược “thần tốc, thần tốc hơn nữa - táo bạo, táo bạo hơn nữa” để đánh nhanh thắng nhanh khiến cho địch không kịp hồi phục mà nhanh chóng sụp đổ.
“Thưa thầy, đây là tiêu chuẩn của công đoàn khoa mà em đã ‘bắt thăm’ mua được giúp thầy!...”. Thầy mừng rỡ tiến đến bắt tay cảm ơn và mời anh Nham vào uống trà cùng tôi. Nhưng anh Nham còn bận nhiều việc khác nên đã tạm biệt thầy cô và tôi để về trường.
Một ngày hè dưới nắng vàng chói chang đầu tháng 7-1973, tôi đạp xe ra ga Việt Trì để lên tàu đi nhận công tác mới ở thủ đô. Không hẹn mà gặp; các em Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Đức Mậu cùng nhiều học sinh khác của lớp 10D và cả các lớp khác vừa tốt nghiệp đã có mặt ở sân ga để tiễn thầy giáo của mình. Không lời lẽ nào cho đủ để diễn tả cảm xúc bùi ngùi lưu luyến của thầy trò chúng tôi trong giờ phút chia tay ấy.
Đặt bút văn chương lòng cảm xúc Chân tình thổ lộ một tâm trai.
Nửa đêm tỉnh giấc mơ mòng Bỗng nhiên hào hứng mấy dòng thơ Xuân
Xuân muộn còn hơn là không đến/ Chạy cả ngàn cây đón mùa xuân !
Hiệp định này được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao; nhờ đó hai tác giả chính của nó là Henry Kissinger và Lê Đức Thọ đã được Hội đồng Hoàng gia Na Uy trao tặng cùng nhau Giải Nobel Hòa Bình năm 1973. Tuy nhiên, đồng chí Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải
ngày 26-12 thì bom đạn ngập tràn đã kéo tôi ra khỏi chốn bồng lai. Đêm ấy, ba vệt bom B52 đã rải thảm suốt dọc phố Khâm Thiên ở Hà Nội, phá tan 2.000 ngôi nhà, giết chết và làm bị thương gần 600 người (khu phố An Dương ở Hải Phòng cũng bị bom rải thảm tương tự); nhưng 8 chiếc B52 đã bị tên lửa SAM2 bắn rơi.
cuộc đàm phán hòa bình tại Paris giữa Cố vấn Chính trị Lê Đức Thọ (đại diện Việt Nam DCCC) với Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger (đại diện chính phủ Hoa Kỳ) đã có những bước tiến tốt đẹp khi cả hai bên cùng chấp nhận những điều kiện của nhau (Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam trong khi Quân đội NDVN vẫn tại vị, Chính phủ CMLTCHMNVN cùng tồn tại với Chính phủ VNCH để tiến tới xây dựng chính quyền mới hòa hợp hòa giải giữa 2 bên). Theo đó, bản dự thảo Hiệp định Hòa bình cho cuộc chiến tranh Việt Nam đã hình thành và Kissinger tuyên bố “hòa bình đã ở trong tầm tay” (26-10). Để thúc đẩy việc ký kết hòa bình, tổng thống Nixon tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Trường PTC3 Việt Trì đã góp phần xương máu trên chiến trường Quảng Trị 1972 với các liệt sĩ Lê Văn Thọ, Nguyễn Văn Song, Tạ Thanh Huyền, Đỗ Công Lĩnh… Cựu học sinh PTC3 Việt Trì trở thành sinh viên Đại học Bách khoa là Lê Văn Giao (em ruột anh Lê Văn Long) đã hy sinh tại thành cổ Quảng Trị ngày 9-9-72 ( chỉ 3 ngày trước khi có lệnh rút quân), để lại một tập thơ bị thất lạc và một thi hài không ai tìm thấy được
« 1 2 3 4 5 »