NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TRANG VĂN CLB » HỒI KÝ
Chưa đầy ba tháng sau khi nhập học, chúng tôi được dự buổi lễ “ Quốc tế Hiến chương các Nhà Giáo” lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc vào ngày 20-11-1958. Sáng hôm ấy, một sân khấu được dựng lên giữa sân trường để làm lễ, nổi bật với hình chiếc huy hiệu của Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục được phóng to, với hình một bó đuốc có ngọn lửa cháy đỏ trên nền cuốn sách trắng in đậm 4 chữ cái FISE (tên viết tắt bằng tiếng Pháp của tổ chức đó)
Như con chim bay, tung cánh đi khắp nơi nghe nhịp nhàng/ Đời sống đang vươn lên trên đất nước chúng ta/ Cất tiếng cười trên cánh đồng bao la/ Nhà máy vang tiếng búa trong câu ca./ Bao lớp người ta sẵn sàng đi lên/ Gìn giữ tương lai, đắp xây vinh quang/ Từ nay ta sống giữa tươi vui hạnh phúc/ Muôn ngàn cánh tay đổi mới các thôn làng…/
“Em là con thầy Hiệu trưởng, nên phải chăm học hơn nữa để làm gương cho các bạn khác!”. Nghe lời anh, tôi cũng nhủ thầm là mình sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng là con của ba má. Nhưng các trò chơi vẫn lôi cuốn tôi rất nhiều, mỗi khi có bạn rủ đi chơi thì tôi khó ngồi yên mà học được.
Trong đêm trước hôm rời tỉnh Thanh, tôi thả hết dế mèn ra vườn, đi tìm Chương-Quang nhưng không gặp tụi nó, rồi tha thẩn trở về. Dưới ánh trăng non mờ ảo, tôi vừa đi vừa ôn lại những kỷ niệm đã qua và cảm thấy lưu luyến biết bao với con người và cảnh vật nơi này. Tôi tìm nhặt một hòn đá ở sân trường để mang theo về Hải Phòng.
Trong một giờ tập viết, thầy dạy chúng tôi viết chữ “N” hoa. Tôi đã được má dạy chữ này, nên nhận thấy thầy viết không đúng. Đáng lẽ cả hai nét đứng của chữ này đều uốn cong phía dưới rất đẹp, thầy lại viết nét thứ nhất đứng thẳng trên dòng kẻ mà không có đoạn cong ở dưới. Tôi thắc mắc và không muốn viết theo thầy, nhưng cũng không dám hỏi lại thầy, đành phải về nhà hỏi má. Má cũng không bảo rằng thầy đã viết sai, mà chỉ nói sẽ hỏi lại thầy
Nhớ sáu điều Bác Hồ khuyên ta mến nước thương nòi/ Nhớ sáu điều Bác khuyên ta mến thích ưa lao động/ Làm cho Bác vui lòng thì ta tuân theo kỷ luật/ Giữ vệ sinh ta cố gắng công học hành cho chăm…/
Hà Nội đẹp sao, ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng/ Bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng…/ Hà Nội vui sao, những cửa đầu ô/ Tíu tít gánh gồng đây ô Chợ Dừa, kia Ô Cầu Dền...
Nhà em nay được chia ruộng cấy/ Nhà em lại có trâu cày/ Bóng em chạy nhảy trên đường thênh thang/ Em lại chăn trâu trên đồi/ Em hát em cười tươi như con sáo/ Nắng vàng, nắng vàng cả chiếc áo màu hoa…
Vào một buổi trưa hè năm 1954, tôi bỗng nghe tiếng bác Đoàn Nồng từ ngoài đường gọi to: “Anh Nguôn ơi, hòa bình rồi!”. Ba tôi từ trong nhà chạy vụt ra ôm chầm lấy bác. Hai người vừa khóc vừa cười vỗ vào lưng nhau thùm thụp. Cảnh tượng ấy khắc ghi đậm nét trong tâm trí tôi, dù mãi về sau tôi mới biết đó đúng là một thời điểm lịch sử: cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp đã kết thúc bằng Hiệp định Giơnevơ, hòa bình lập lại trên đất nước Việt Nam đầy máu lửa
Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa Đây Trung Hoa hương sắc hoa muôn nhà Hoa lan sang Triều Tiên khói lửa Hoa lan sang đồng Việt Nam ta Gió đưa hoa về ngập miền dân chủ Cánh hoa muôn màu đẹp đời tự do!...
Tôi say mê tập vẽ chân dung ba vị lãnh tụ theo trí nhớ của mình. Hóa ra hình Bác Mao không có râu mà có vầng trán cao, mái tóc gợn sóng và nốt ruồi dưới cằm dễ vẽ nhất. Hình Bác Xít Ta Lin có bộ râu mép oai vệ và khuôn mặt nghiêm trang trong bộ quân phục khó vẽ hơn. Nhưng vẽ chân dung Bác Hồ là khó nhất. Khi vẽ Bác, tôi luôn thầm hát bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng”:
Bà ngoại với dì Quỳ hay kéo sợi bằng chiếc xa quay tay mà tôi rất thích quay mỗi khi được phép. Tôi còn tỉ mẩn xem cái cày và những chiếc liềm, hái, cào cỏ và gàu tát nước. Có lần, khi cậu Bính vác cày và dắt trâu ra đồng, tôi đã lẽo đẽo theo sau để xem cậu cày ruộng như thế nào
« 4 5 6 7 8 »