NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TRANG VĂN CLB » HỒI KÝ
Thật không ngờ là buổi nghe thầy hiệu trưởng nói chuyện tại sân trường hôm đó lại chính là cuộc họp mặt cuối cùng của toàn thể học sinh lớp 10 (niên khóa 1963-1964) của trường Ngô Quyền. Sau đó, chúng tôi không được tổ chức một lễ bế giảng tốt nghiệp ra trường một cách trọng thể để kết thúc đời học sinh tươi đẹp như các khóa trước, nên không còn có dịp nào được gặp đông đủ các thầy cô và bè bạn trước lúc chia tay.
Ngay cả đức cha đáng kính Môngtaneli cũng bị sức mạnh bản năng đó lôi kéo, nên đã bất chấp giới luật của giáo hội mà bí mật giao hợp với phụ nữ để sinh ra cậu con trai Áctơ (sau trở thành nhà cách mạng lẫy lừng với bí danh “Ruồi trâu”)
Trong phần văn học sử, chúng tôi được nghe giảng rất kỹ về cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” (1935-1939) giữa các nhà văn hóa macxit thuộc phái “vị nhân sinh”do Hải Triểu đại diện vả những nhà văn hóa tự do theo phái “vị nghệ thuật”với Thiếu Sơn đứng đầu. Để minh họa cho cuộc tranh luận này, chúng tôi được học bài thơ “Là thi sĩ” của Sóng Hồng bảo vệ quan điểm của phái “vị nhân sinh” chống phái “vị nghệ thuật”:
Là con gia đình tư sản, việc Giang được chuyển đoàn khi mới 16 tuổi đã cho thấy sự tu dưỡng kiên trì của bạn ấy. Giang đã viết mấy quyển nhật ký tu dưỡng, trong đó ghi rõ những tấm gương anh hùng liệt sĩ mà bạn đã noi theo
Vì lý tưởng của Đảng ta là đào tạo những người yêu lao động và ghét bóc lột, nên năm học nào chúng tôi cũng có một đợt đi lao động. Năm nay, chúng tôi lại được đi gặt mùa giúp dân ở Hợp tác xã An Lư (thuộc huyện Thủy Nguyên). Đã quen với việc này từ năm ngoái nên chúng tôi tự tin hơn và cảm thấy rất vui trong chuyến đi lần này. Trong một tuần lễ, chúng tôi được chia thành từng nhóm về ở với các gia đình xã viên nên đã học được cách “ba cùng” với dân như các anh bộ đội: cùng ăn, cùng ở, cùng làm...
Trong năm học mới này, kết quả học tập của tôi giảm sút thấy rõ so với năm ngoái, nhất là về toán, lý và hóa. Ngay mấy bài kiểm tra đầu tiên, tôi đã nhận được hai điểm 2 về toán và về lý, điểm các môn khác cũng không khá lắm (chúng tôi gọi việc bị điểm 2 là “xơi ngỗng”, bị điểm 1 là “vác gậy”, còn bị cả hai điểm đó là “vác gậy chăn ngỗng”).
Cùng thời gian này, báo đài lại thông báo cho nhân dân biết rằng ngô là loại lương thực có nhiều chất bổ hơn gạo. Chẳng bao lâu sau, tiêu chuẩn lương thực của mọi người được quy định lại với 1/3 là ngô và 2/3 gạo
Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt/ Đảng ta đây, xương sắt da đồng/ Đảng ta, muôn vạn công nông/ Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin./ Đảng ta Mác-Lê Nin vĩ đại/ Lại hồi sinh, trả lại cho ta/ Trời cao, đất rộng bao la/ Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người…
Sao vàng phấp phới ánh hồng sáng tươi/ Toàn Việt Nam đón chào ngày mới/ Hồ Chí Minh dắt dìu dân nước ta/ Vững bền tranh đấu cho đời chúng ta./ Hồ Chí Minh muôn năm, giải phóng cho nhân dân/ Xây dựng non nước Việt Nam.
phe đế quốc tư bản do Mỹ cầm đầu ngày càng suy yếu, còn phe xã hội chủ nghĩa của ta do Liên Xô và Trung Quốc lãnh đạo ngày càng lớn mạnh. Mỹ có bom nguyên tử, Liên Xô không chỉ có bom đó, mà còn có tàu phá băng nguyên tử đầu tiên trên thế giới mang tên Lê Nin. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô nặng 83 kg, Mỹ theo sau Liên Xô cũng cố phóng vệ tinh, nhưng quả cầu tí hon của Mỹ chỉ nặng chưa đến14 kg! Rồi ông bảo chủ nghĩa tư bản (CNTB) là chế độ người bóc lột người rất thối nát và phản động, phải được thay thế bằng chế độ xã hội chủ nghĩa
“Cú đấm lịch sử” làm vỡ kính đã cho tôi một bài học không thể quên, và tôi nhớ mãi thầy chủ nhiệm Trần Quang Khiết đáng kính.
Trong một giờ sinh hoạt tập thể, thầy chủ nhiệm phổ biến rằng lớp ta phải làm “Kế hoạch nhỏ” để góp phần xây dựng đất nước. Theo sự chỉ dẫn của thầy, chúng tôi đua nhau đi tìm nhặt báo cũ và giấy loại bỏ, chai lọ thủy tinh và ống bơ sữa bò… mang đến lớp gom vào một đống để nộp lên trường. Nghe nói rằng các thứ này sẽ được tận dụng hoặc bán lấy tiền để xây dựng một nhà máy sản xuất đồ chơi và đồ dùng cho thiếu nhi
« 4 5 6 7 8 »