NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TRANG VĂN CLB » HỒI KÝ
Mãi đến hơn chục năm sau, khi đọc được những nguồn tư liệu mới, tôi mới dần dần nhận ra tình hình thực tế không tốt đẹp như vậy. Rồi hơn một chục năm nữa, khi tiếp cận được với những tài liệu lưu trữ của ĐCS (bônsêvích) Liên Xô được giải mật và đọc được nhiều sách từng bị cấm lưu hành, tôi mới biết vì sao người ta nói rằng “Để xây dựng thiên đường CNXH, Stalin đã khởi đầu từ địa ngục”.
Nhìn ngắm từng chi tiết nơi ngôi nhà thân yêu và khuôn viên của nó, tôi càng cảm thấy phi lý khi mình sắp phải rời bỏ nó. Chỗ nào cũng đầy ắp kỷ niệm khiến nó gắn chặt với tâm hồn tôi. Cây phượng nhú quả non bên mấy chùm hoa đỏ cuối mùa vẫn đứng đó với dấu vết hai chữ lồng “Q-T” chưa phai mờ hẳn
Chính cái thái độ ỡm ờ và cách nói úp mở tạo nên vẻ khó hiểu của Hương khiến tôi càng thêm nghi hoặc về phẩm hạnh của nàng. Trong một lúc cởi mở đột xuất, Hương nhận xét rằng tôi “tán kém”!
“Với tôi tất cả như vô nghĩa/ Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!”
Phải thú nhận là mình đã yêu Thiên Hương thắm thiết đến mức tưởng chừng như không thể nào từ bỏ được người ấy. Vậy mà giờ đây chắc đã đến lúc phải chia tay rồi! Có lẽ nào một cô gái đẹp dịu dàng với tính cách hồn nhiên mộc mạc như vậy mà lại ẩn chứa trong lòng những sự toan tính nhỏ nhen trong tình bạn và tình yêu?
Cuộc đời chẳng được bao lâu,/ Hôm nay còn trẻ, mai sau đã già./ Biển đời bát ngát bao la,/ Con người bé nhỏ biết là vào đâu!
Chủ nghĩa Marx coi đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội và bạo lực cách mạng là “bà đỡ” cho một hình thái kinh tế-xã hội mới sinh ra trong lòng một xã hội cũ.
Nhưng tất cả đã quá muộn: lần lượt từ dưới giao thông hào đưa lên mặt đất thi thể của 18 học sinh nam, 12 học sinh nữ cùng cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân đang trong tư thế ôm hai nữ sinh để che chở cho hai học trò tội nghiệp ấy
Ở nhà được ba cho xem một xấp báo mới với mấy số của tờ họa báo “Trung Quốc”, tôi bắt đầu tìm hiểu về cuộc Đại cách mạng Văn hóa Vô sản này. Do đích thân Mao Chủ tịch phát động, cuộc “cách mạng” được khởi đầu cuối tháng 5-1966 từ hai trường đại học lớn nhất ở thủ đô nước này là Đại học Bắc Kinh (nơi xuất hiện tờ “đại tự báo” đầu tiên của nhân vật Nhiếp Nguyên Tử nào đó tố cáo “bọn côn đồ đen tối chống Đảng”) và Đại học Thanh Hoa (nơi thành lập đội “Hồng Vệ binh” đầu tiên). “Cách mạng” nhanh chóng lan tràn trong toàn quốc khi báo đăng ảnh “Mao Chủ tịch bơi qua sông Trường Giang” vào ngày 16-7 với một rừng cờ đỏ đầy khí thế ở hai bên bờ sông.
Thưởng chỉ dẫn cho tôi chính là con đường ngắn nhất để người ta vươn lên Đoàn, vươn lên Đảng và vươn lên mọi chức quyền mà mình khao khát; còn cống phẩm dùng trên con đường này không chỉ là “điếu đóm” theo nghĩa hẹp, mà thường là theo nghĩa rộng với đủ loại giá trị cao hơn nhiều, bao gồm cả cái đồ bí ẩn trong quần lót phụ nữ.
không thể thoải mái nghĩ sao thì nói (hay viết) vậy theo ý thích của mình, mà phải viết (hay nói) sao cho người đọc (hay nghe) hài lòng mà không phản ứng hay thù ghét mình. Nhưng đối với tôi, bài học này quả là khó áp dụng, vì từ bé đến giờ mình chỉ quen nói đúng sự thật bằng cách nói của mình, không hề biết cách nói làm vừa lòng người khác.
Có lẽ ánh mắt ấy bày tỏ sự hài lòng do tôi đã biết kiềm chế không để xảy ra việc gì đáng tiếc. Nhưng tôi vẫn dám đoan chắc rằng cô ấy thầm trách tôi ngu ngốc đã không dám tận dụng cơ hội trời cho để cùng nàng tận hưởng lạc thú của đời. Tôi vô cùng tiếc cơ hội đó và thấy mình như có lỗi với cô ấy.
« 2 3 4 5 6 »