NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ NỐI KẾT

( 27-05-2017 - 12:03 PM ) - Lượt xem: 1270

Không hề khô khan như nhan đề, tác giả đưa người đọc vào một "bữa tiệc tri thức" mà ở đó chính tác giả là "chủ xị". Độc giả sẽ được tiếp cận tri thức qua những câu chuyện kể rất đơn giản, hài hước với lối viết không hề "đao to búa lớn".

Một cái duyên đến với quyển sách trình bày khá bắt mắt này khiến mình mở ra trong đầu lối tư duy mới mẻ, viết ra đây để giới thiệu đến mọi người. Nhan đề có vẻ "sặc mùi" kinh tế chính trị nhưng nội dung cuốn sách trình bày rất dễ hiểu, diễn giải sâu các lí thuyết bằng trải nghiệm thực tế và kinh nghiệm làm việc của chính tác giả.


Không hề khô khan như nhan đề, tác giả đưa người đọc vào một "bữa tiệc tri thức" mà ở đó chính tác giả là "chủ xị". Độc giả sẽ được tiếp cận tri thức qua những câu chuyện kể rất đơn giản, hài hước với lối viết không hề "đao to búa lớn".


Khi cầm quyển sách này trên tay, mình thật sự hơi e dè vì sợ rằng nền tảng kiến thức của bản thân quá thấp không theo kịp tư duy của cuốn sách. Nhưng bất ngờ là, càng đọc càng hứng thú, bị lôi kéo rất nhanh vào lối dẫn dắt tự nhiên vô cùng có duyên của tác giả.


Cứ tưởng rằng cuốn sách sẽ đi vào góc cạnh triết học của vấn đề: "giá trị thặng dư”. Nhưng không, toàn bộ lí thuyết được trình bày dựa trên những gì mà tác giả được giác ngộ sau quá trình học tập, làm việc, trải nghiệm. Ngay từ những trang đầu tiên của phần 1, tác giả đưa người đọc vào thế giới kinh tế tư bản từ một tác phẩm văn học quen thuộc “Robinson Crusoe”. Có lẽ vì thế mà một kẻ “ngoại đạo” không có kiến thức nền tảng về kinh tế như mình, khi đọc cũng cảm và thấu hiểu vài phần. Là dân văn chương, sau khi đọc cuốn sách về kinh tế này, mình cảm giác như vừa trải qua một bài nghị luận xã hội thú vị và chắt lọc được cho bản thân khá nhiều thông tin, kiến thức. Từ câu chuyện về ông già Noel và mì gói, độc giả dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của phương thức kinh doanh mang bản sắc dân tộc trong thời đại toàn cầu. Hay như câu chuyện về tôm hùm, món ốc, gà đồi đi bộ; tác giả khiến người đọc nhận ra: sự thay đổi về giá trị văn hóa kéo theo sự thay đổi giá trị hàng hóa, từ đó, áp dụng cho chính ngành nghề của mình.

Tiến sĩ Lê Thanh Hải giới thiệu ấn phẩm mới "Giá trị thặng dư trong nền kinh tế kết nối"

Khi đọc cuốn “nếm Sake ở Kobenhavn” của cùng tác giả, mình suy nghĩ thật nhiều và tự hỏi “tác giả tại sao lại quan tâm đặc biệt đến ẩm thực" và mình có thể tìm được thứ gì tương tự "những chiếc bánh mì chánh hiệu Đan Mạch và đậm đà bản sắc dân tộc Nhật Bản" ở SG không? Lờ mờ nhận ra “câu chuyện văn hóa trong vấn đề làm kinh tế” cho đến khi đọc tiếp quyển sách này: “lịch sử của loài người cũng chính là lịch sử của thực phẩm trong vai trò văn hóa” được minh họa bằng câu chuyện dí dỏm về gia vị và sự thể hiện đẳng cấp của giới thượng lưu.

 

Quý vị sẽ hoàn toàn đồng ý với tác giả rằng “quả cà pháo của người Việt cũng sẽ được thế giới ưa chuộng ngang với quả Oliu của người Ý” nếu đọc hết chương 3 phần 1 bàn về “định giá cho khẩu vị”.

 

Cuốn sách không chỉ dùng cho sinh viên các trường đại học hay những người làm kinh tế. Nói không ngoa tất cả mọi người thuộc mọi ngành nghề khác nhau đều có thể đọc và áp dụng cho nghề nghiệp của mình từ một người nông dân đến cô tiếp viên hàng không... Hơn nữa, nó cũng cực kì hữu ích với những ai làm truyền thông đang loay hoay chưa biết áp dụng các kĩ năng và kiến thức truyền thông văn hóa để phát triển. Độc giả sẽ tìm thấy bài học từ câu chuyện về “Gangnam stye” của Hàn, hay bộ phim Oshin của Nhật mà tác giả lấy làm ví dụ. Bài học truyền thông phát triển sẽ giúp ích rất nhiều cho mọi người đa ngành nghề ngay cả bán cafe hay trồng và thu hoạch lá Nhíp ở Bình Phước...


Tác giả cũng viết về ngôn ngữ truyền thông bằng câu chuyện về nước Nga Sa Hoàng cực kì lí thú, đề cập đến cả thông điệp truyền thông của các tác phẩm hội họa và ở cả một điều đơn giản mà khán giả Việt Nam xem phim Hàn thuộc lòng đó là động tác cầm li rượu cung kính của người Hàn, hay gần hơn là nghi lễ thắp hương cho tổ tiên khấn vái trước bàn thờ...

 

Cuốn sách dành một chương nói về du lịch, có lẽ là người thích đi và cũng đi rất nhiều nên các vấn đề du lịch mà tác giả trình bày trong cuốn sách vô cùng có ích đối với những ai đang làm du lịch, có tâm huyết phát triển du lịch đất nước. Đọc đến đây, mình bỗng nhớ một câu thoại trong bộ phim hoạt hình mà con gái xem: “bộ đồ này đã lỗi mốt 59 giây trước rồi - ai lại dùng điện thoại để nghe gọi bao giờ?”.


Tầm hiểu biết hạn hẹp, song thật sự khi đọc mình nhận ra được nhiều điều như chính tác giả nói là được soi sáng một cách rất hiển nhiên, mọi thứ tác giả đề cập cứ đi vào đầu óc như là chân lý vậy vì nó được mô tả đúc kết từ những ví dụ gần gũi đến không ngờ. Thậm chí dưới sự trình bày của tác giả, nạn “cướp hoa” sau lễ hội cũng có thể tạo ra một “văn hóa tiêu dùng lành mạnh, nâng cao đạo đức cộng đồng nếu những người làm công tác quản lý tích lũy được “nguồn vốn tri thức để phát triển bền vững”
.

Lạc Yên 11/16

Các Bài viết khác