NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

THƯ VIỆN
Chiến tranh đã qua đi nhưng những hồi ức vẫn luôn tồn đọng. Làm sao có thể xóa hết được dấu vết đau thương thời chiến tranh bảo vệ đất nước. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh như trang hồi kí lưu giữ lại xúc cảm người lính năm tháng đầy bom đạn.
Một tập thơ với hai giọng điệu như cố tình đặt phép so sánh, đánh đố tư duy người đọc. Hai tác giả còn rất trẻ. Chỉ mới đôi mươi mà hình như họ đã đi qua những thập niên được dệt bằng muôn sợi thời gian lung linh sắc màu biến cố. Mặc nhiên, họ nói về chính mình với những xúc cảm nội tại. Nếu Bích Ngọc hoang dại như cơn gió thổi qua những cánh đồng, những rừng cây, không cần biết mình đã gieo lại những gì trên mặt đất thì Tiểu Châu tỉnh táo và thản nhiên với những cung bậc tình cảm đầy tiết chế… Gấp tập thơ Mưa phủ bụi thiên đường lại, dường như vẫn nghe tiếng cười lanh canh của tuổi trẻ, của buổi sớm mai tinh khiết, êm dịu với những say đắm, hệt như muôn ngàn ánh đêm phủ trùm lên vạn vật. - Nhà văn Võ Thị Xuân Hà -
Tập thơ \"Trời xanh\" NXB Văn Học 1960, đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn, trong đó bài thơ \"Cửu Long Giang ta ơi\" là một bài thơ hay. Nói như nhà thơ Xuân Diệu, chỉ với một \"Cửu Long Giang ta ơi\", Nguyên Hồng cũng đủ xứng đáng là một nhà văn có tên trong nền thơ Việt Nam hiện đại với một hồn thơ thấm đẫm tinh thần yêu nước, yêu cách mạng bằng một sắc thái riêng biệt.
Có lần tôi đi tàu chợ về Hải Phòng. Tôi vừa thu xếp được một chỗ ngồi thì nghe có tiếng người gọi tên mình. Trong đám đông chen chúc, lố nhố, tôi nhìn thấy Nguyên Hồng ở cuối toa. Ông lách qua đám người, đến chỗ tôi, hỏi thăm tôi đi đâu, có việc gì. Ông bảo, ông đưa con gái học ở Ba Lan về thăm Hải Phòng. Sau này tôi đã ghi lại hình ảnh của ông trong lần gặp gỡ tình cớ ấy vào một bài thơ có tên :Nhà văn Nguyên Hồng
Tại lễ trao giải Sách Hay 2013 được tổ chức tại rạp Rex sáng ngày 22/9/2013, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, thành viên ban giám khảo hạng mục Văn học đã có bài phát biểu về hai tác phẩm được giải là Biển và chim bói cá (tác giả Bùi Ngọc Tấn)và Nắng tháng tám (tác giả William Faulkner , dịch giả Quế Sơn). Được sự đồng ý của ông, BBT đăng lại bài phát biểu này phục vụ bạn đọc.
Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng, một thành viên của CLB, tuy tuổi đã bước vào các tuổi U80, nhưng ông vẫn ham viết và viết khỏe. Ông mới ra mắt tiểu thuyết Mây Chiều Bảng Lảng viết về đề tài hôn nhân. BBT xin giới thiệu đôi nét về tác phẩm mới này.
Về bài thơ Nhà Tôi, nhà thơ Yên Thao kể như sau: “ Năm 1949, tôi công tác văn nghệ tại Quân đội Liên khu 3, theo một đơn vị đánh vào một đồn binh Pháp đồn trú cạnh sông ở một làng Đồi. Trong lúc đợi chờ giờ nổ súng, tôi trò chuyện với anh em và được biết ở đơn vị này có một cậu quê ở ngay làng Đồi đó. Phía bên ấy đang còn mẹ và vợ. Cậu ta lấy vợ được chừng tháng thì chiến tranh bùng nổ. Chàng lên đường đi kháng chiến, chia tay người vợ trẻ. Trong câu chuyện, mấy lần cậu ta nhắc đến giàn thiên lý của nhà mình. Tôi rất thích câu chuyện nên viết nên bài thơ “Nhà tôi”…”.
Đọc Hoàng tử bé tôi đã khúc khích cười với tâm hồn nhỏ, hình ảnh “con trăn kín”, “con trăn hở” mà người lớn không thể nào thấy, tình cảm của bông hồng duy nhất ở hành tinh của “ông hoàng nhỏ”,… mọi thứ khiến tôi thấy niềm vui, Có phải người lớn thật buồn chán, vị vua già một mình luôn chú trọng đến uy quyền, một gã khoác lác đầy lòng ham danh vọng, một tên bợm nhậu không trí hướng, nhà doanh nghiệp, người thắp đèn hay nhà địa lí, người lớn xuất hiện trên cuộc hành trình với bao bận rộn, toan tính cá nhân. Họ gạt bỏ mọi ý nghĩ đáng yêu như gạt bỏ niềm vui bên họ, sống vì cái bận rộn cá nhân, cái bản ngã của mình. Antoine de Saint- Exupéry đã viết lên thế giới con người thu nhỏ trong sự sáng tạo của trẻ thơ ngây ngô mà mang bao ý nghĩa, “họ chui vào các chuyến tàu nhanh, nhưng họ chẳng biết mình tìm kiếm thứ gì. Thế mà họ cứ cuống quýt lên và quay cuồng…”
Những thông tin “chính thống” về ông không nhiều. Tác phẩm của ông để lại cũng rất ít. Bởi vậy, lớp hậu sinh như chúng tôi ít biết về ông. Dẫu là người chịu khó đọc, tôi cũng chỉ biết ông là Trưởng ban Tổ chức Lễ Độc lập mùng 2 tháng 9 năm 1945. Nhìn ngắm quang cảnh Lễ đài và xem những thước phim hiếm hoi về ngày lễ ấy, bất cứ ai cũng phải xúc động và cảm phục. Thật hoành tráng và hào hùng. Sau đó, được biết tất cả khối công việc đồ sộ ấy chỉ được chuẩn bị gấp rút trong vòng bốn ngày, không có bất cứ thứ gì trong tay. Thế mới biết tài tổ chức, vận động quần chúng của Nguyễn Hữu Đang phi thường như thế nào…
Cứ Đến Dịp Hè, Lòng Em Lại Nôn Nao, Háo Hức! Nôn Nao Vì Em Sẽ Được Đọc, Tìm Hiểu Nhiều Sách Hay Từ Thư Viện Gia Đình Bác Phạm Thế Cường Và Tham Gia Các Hoạt Động Của Câu Lạc Bộ Người ...
“Vòng cung lửa trên bầu trời Hà Nội” của Đại tá Lê Văn Chung - Nguyên là trợ lý của Thượng tướng Phùng Thế Tài, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, người đã chỉ huy chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử này. Sách do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản .
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, được sự chỉ đạo của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước – Bộ Nội vụ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II tổ chức biên soạn bộ sách: Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, gồm hai tập: Tập 1 \"Đánh và đàm (1968-1972)\" và Tập 2 \"Ký kết và thực thi (1973-1975)\" do Trung tâm Lưu trữ quốc gia II tổ chức biên soạn.
« 1 2 3 4 »