NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

VĂN HỌC VIẾT VỀ CÁC NHÀ TÌNH BÁO

( 14-04-2015 - 12:41 PM ) - Lượt xem: 4615

tác phẩm văn học của Việt Nam viết về các nhà hoạt động tình báo đầu tiên chính là cuốn Hồi ký Đội tình báo thiếu niên của tác giả Phạm Thắng, NXB Hà Nội 1964, về sau cuốn này được phát triển thành truyện dài có tên Đội thiếu niên tình báo bát sắt lấy chất liệu có thật từ Đội thiếu niên tình báo bát sắt, từ đó đến nay đã co khoảng 100 tác phẩm tình báo viết về các nhà tình báo có thật ngoài đời.

Trong nền văn học cách mạng, truyện tình báo là một trong ba thể loại của truyện trinh thám. Hai thể loại kia là truyện phản gián và hình sự hay còn gọi là vụ án .

Truyện tình báo là thể loại viết về hoạt động bí mật của điệp viên hoạt động trong lòng địch, truyện phản gián là công tác điều tra và vô hiệu hoá điệp viên của đối phương hoạt động trong nội bộ của ta. Còn truyện hình sự-vụ án là công tác điều tra tội phạm hình sự của cơ quan công an.

Thời kỳ trước 1975 nền văn học cách mạng ở miền Bắc, các truyện tình báo hầu hết là dịch của Liên Xô với các tác phẩm nổi tiếng như  Bí mật trên trường bắn(1955), Giữ nước(1955), Chiếc khuy đồng(1959), Hầm bí mật bên bờ sông En-bơ(1963), Nam tước Phôn-gôn-rinh(1963), người tình báo vĩ đại(1972)…

Trong đó truyện Chiếc khuy đồng, Nam tước Phôn-gôn-rinh, Người tình báo vĩ đại là những tiểu thuyết được xây dựng từ hình mẫu có thật.

Còn tác phẩm văn học của Việt Nam viết về các nhà hoạt động tình báo đầu tiên chính là cuốn Hồi ký Đội tình báo thiếu niên của tác giả Phạm Thắng, NXB Hà Nội 1964, về sau cuốn này được phát triển thành truyện dài có tên Đội thiếu niên tình báo bát sắt lấy chất liệu có thật từ Đội thiếu niên tình báo bát sắt do quận trưởng công an quận 6 Hà Nội thời 1946-1948 Lê Hồng Hà thành lập cuối năm 1946 và NXB Kim Đồng in tháng 6 năm 1976.

Cùng thời gian này Nhật báo SGGP cũng cho ra mắt X.30 phá lưới của tác giả Đặng Thanh, nhân vật chính của tiểu thuyết là chiến sĩ tình báo Phan Thúc Định mà ngoài đời có tên là Trần Đình Thọ. Cuốn truyện có trên 100 nhân vật có thật ở ngoài đời trong đó có nhiều cán bộ và chiến sỹ công tác trong ngành công an vẫn còn sống và làm việc tại thời điểm cuốn sách ra đời. Đây là một tác phẩm viết về ngành tình báo đặc sắc trong lịch sử chống Mỹ cứu nước và thật sự là một tác phẩm lớn có kết cấu hiện đại, chặt chẽ và logic. Ngay lần xuất bản đầu tiên 200.000 cuốn đã bán hết ngay trong năm 1976. Tác phẩm cũng từng được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản tại: Nga, Mỹ, Nhật, Bungari...

         Nhà văn Đặng Thanh chính là cán bộ công an, ông nguyên là Trưởng ban 2 Công an Thừa Thiên có tên thật là Vũ Long. Trong kháng chiến đã tổ chức thành công nhiều chiến dịch tình báo, ông cũng là người đầu tiên trong cả nước được tặng thưởng huân chương Kháng chiến hạng 2 (1952). Vì là người lãnh đạo công tác tình báo trong kháng chiến chống Pháp và đầu kháng chiến chống Mỹ; với tư liệu có sẵn trong tay ông đã viết liên tục đến năm 1993, ngoài X.30 phá lưới ông đã ra thêm 11 tác phẩm tình báo và phản gián như: Tấm bản đồ thất lạc, NXB Măng Non 1983; Nữ điệp viên Sao Chăm Pa, NXB Trẻ 1988; Lá thư vĩnh biệt của Jacqueline, NXB Thanh Niên 1990; Sự  thật về X.30, NXB Văn Hoá 1991; Truyện tình X.32, NXB Thanh Niên 1993,..v…v…Các nhân vật của ông đều là nguyên mẫu có thật hoạt động trong ngành tình báo.

Nhà văn tiên phong tiếp theo là Đại tá nhà văn quân đội Nguyễn Trần Thiết, ông là nhà báo xông xáo không ngại khó khăn và ràng buộc của cơ chế để tiếp cận với nguyên mẫu và tư liệu lưu trữ, ông đã cho đời hơn 20 tác phẩm về các chiến sỹ tình báo mở đầu là cuốn Điệp viên 004, NXB TPHCM 1981 viết về nhà tình báo Lê Kim Triệt hoạt động trong bộ Tham mưu sư đoàn 9 của chính quyền Sài Gòn, tiếp sau là cuốn Người giao liên tình báo NXB TPHCM 1982 viết về anh hùng tình báo Nguyễn Văn Thương. Đặc biệt ông có 2 tác phẩm đặc sắc viết về nhà tình báo Đặng Trần Đức là Tôi đi tìm cái chết của tôi, NXB Thanh Niên 1992 và Ông tướng tình báo và hai bà vợ, NXB Quân đội Nhân Dân 2003. Hai tác phẩm này đã có tiếng vang lớn,  là tiếng chuông nhắc nhở nhà nước về chính sách hậu phương quân đội đối với người thân của các chiến sỹ tình báo ở hậu phương trước và sau giải phóng. Và tác phẩm cuối cùng của ông là Dương Văn Minh tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn, NXB Văn Hoá Thông Tin 2013 cũng viết về công tác hoạt động tình báo xung quanh nhân vật Dương Văn Minh.

Anh hùng tình báo Đinh Thị Vân, người vẽ sơ đồ giới tuyến 17 là chiến sỹ tình báo đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (1970), ngay từ năm 1981 nhà văn Khánh Vân đã có tiểu thuyết tư liệu tình báo viết về bà mang tên Trên trận tuyến đặc biệt, NXB TPHCM 1981, lần tái bản 1985 có sữa chữa với tựa Nữ anh hùng tình báo

Sau năm 1986, văn nghệ được cởi trói, nhiều tài liệu bắt đầu được giải mật, nhiều nhà văn có tên tuổi tìm kiếm các chất liệu cho tác phẩm của mình từ những nhân vật tình báo. Từ tháng 10 năm 1985 đến tháng 11 năm 1988 nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý lần lượt cho ra mắt 6 tập Ván bài lật ngửa lấy hình mẫu từ nhà tình báo Phạm NgọcThảo, một nhà tình báo hoạt động đơn tuyến, một chuyên gia đảo chính, chỉ nhận lệnh từ trung ương do NXB Hậu Giang ấn hành. Đây là một tác phẩm tình báo đồ sộ có độ dầy hơn 2000 trang.

Nhà văn Hữu Mai với Ông cố vấn, NXB Quân Đội Nhân Dân tháng 3-1988 với tập 1, còn tập 2, tập 3 xuất bản năm 1999 viết về nhà tình báo nổi tiếng Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ - cụm trưởng cụm tình báo chiến lược A.22, người là cố vấn cho 3 đời tổng thống chế độ Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của ông, cụm A.22 đã làm nên những chiến công tình báo không tiền khoáng hậu làm đối phương hoang mang nhưng vẫn phải kính phục.

Hai bộ tiểu thuyết tình báo Ông cố vấn (3 tập) và Ván bài lật ngửa (6 tập) gây tiếng vang lớn trong đời sống xã hội, được nhiều người tìm đọc và dựng thành phim. Nhưng đến nay cũng phải tiếc rẻ cho Ông cố vấn Vũ Ngọc Nhạ, một tình báo siêu hạng lập nên những chiến công như thần thoại, một con chiên hết lòng vì đất nước, vì Chúa, ông không những không được phong quân hàm Tướng mà bộ phim về ông chỉ hoàn thành được 1 nửa (10/20 tập).

Tổ điệp báo A13 được thành lập tháng 7 năm 1949 và giải

thể tháng 9 năm 1950 sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Tổ điệp báo đã làm nên những chiến công lừng lẫy, cuối cùng là đánh chìm chiến hạm AMYOT DINVILLE  với hơn 200 sỹ quan, binh lính Pháp và hàng trăm tấn vũ khí,  khí tài của Thực dân Pháp có trên chiến hạm được tái hiện qua các tác phẩm CLB chính khách NXB Công An 1986-1987 của tác giả Lê Tri Kỷ; Tiếng Nổ trên chiến hạm AMYOT DINVILLE  của Văn Phan, NXB Công An 1995 và Tổ điệp báo A13 của Mai Vũ, NXB Hà Nội 2000.

Cũng bắt đầu từ năm 1986 văn học viết về các nhà tình báo có đa dạng hơn về thể loại như thể loại hồi ký, tiểu thuyết tự truyện, ký sự nhân vật. Ở thể loại Hồi ký có tác phẩm Tôi đi làm tình báo, NXB Quân Đội Nhân Dân 1986 của Anh hùng tình báo Đinh Thị Vân. Tiểu Thuyết tự truyện có Điệp viên giữa sa mạc lửa, NXB Công An Nhân Dân 1987; Bên bờ vực thẳm 1988 của Nhị Hồ  bút danh của nhà tình báo Lê Hữu Thúy là cụm phó A.22 mà cụm trưởng là thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ. Nhưng trọn bộ 3 tập mang tên Điệp viên giữa sa mạc lửa thì mãi đến năm 1995 mới hoàn thành. Ở thể loại này cũng phải kể đến cuốn Điệp viên nhảy dù thành giám đốc công an Trung bộ của chính điệp viên Nguyễn Văn Ngọc; tác phẩm viết về các chiến sỹ cộng sản bị thực dân Pháp bắt tù đày từ năm 1941 bị đưa đi đày sang Ma-đa-gát-xca, cuối năm 1944 nhóm chiến sỹ cộng sản này được chính phủ Đờ-gôn thả dù về vùng phát xít Nhật kiểm soát ở nước ta để hoạt động điệp viên nhằm cung cấp tin tức tình báo cho họ để đánh Nhật, các chiến sỹ này nhân cơ hội đó để trở về phục vụ cách mạng và nhân vật chính Nguyễn Văn Ngọc đã trở thành giám đốc công an Trung bộ. Ngoài ra, còn có hồi ký của nhà tình báo hoạt động trong kháng chiến chống Pháp Trần Hiến với tựa Những năm tháng sóng gió cuộc đời NXB Công An 2001.

Cụm tình báo chiến lược H.63 là cụm tình báo được phong Anh hùng đầu tiên của cả nước, trong cụm có 4 nhà tình báo được phong Anh hùng, cụm có cả thảy 45 chiến sỹ trong đó có 27 chiến sỹ hi sinh mà chủ yếu là liên lạc viên, người tình báo nổi tiếng nhất trong cụm là thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn cùng người chỉ huy của cụm là Đại tá anh hùng Nguyễn Văn Tàu còn gọi là Tư Cang. Người cụm trưởng này đã cho xuất bản những cuốn hồi ký viết về hoạt động của chính tác giả và của cụm tình báo H.63 như Sài Gòn Mậu Thân 1968 NXB Văn Nghệ 1988; Nước mắt ngày gặp mặt NXB Văn Nghệ 1989, Trái tim người lính NXB Văn Nghệ 1991, Hoàng hôn trên chiến trường NXB Văn Nghệ 1994 và gần đây nhất là Tình báo kể truyện NXB VH-Văn Nghệ 2014, Bước ra từ thầm lặng viết cùng với Mã Thiện Đồng, NXB HCM 2014.

Một số tác phẩm văn học viết về các nhà tình báo

Với thể loại ký sự nhân vật, tiêu biểu có nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải. Bà nói “… Tôi mong ước, tái hiện những tâm hồn và năng lực tinh thần người Việt Nam. Đặc biệt năng lực ấy trong nhiều năm được bộc lộ qua các cuộc chiến tranh…” và “Viết về tình báo, điệp báo tôi không đi theo kiểu phản ánh điệp vụ. Với  tôi, tâm hồn bí ẩn của con người luôn là điều hấp dẫn và đáng yêu hơn hết..”, từ trong tác phẩm bà đã tinh tế  nhặt ra “ hạt bụi đường đời” của nhân vật. Với tư duy sâu sắc,  bà đã cho ra mắt độc giả tập ký sự nhân vật về nhà tình báo nổi tiếng Phạm Xuân Ẩn với tựa  Phạm Xuân Ẩn tên như cuộc đời, NXB Công An Nhân Dân 2002; Trần Quốc Hương người thầy của những nhà tình báo huyền thoại, NXB Công An Nhân Dân 2003 viết về nhà lãnh đạo tình báo chiến lược Trần Quốc Hương trong kháng chiến chống Mỹ, người xây dựng mạng lưới tình báo dày đặc trong lòng kẻ thù. Gần đây là tác phẩm Đời người xuyên thế kỷ, NXB Trẻ 2012 viết về điệp viên Hoàng Đạo - tổ trưởng tổ điệp báo A.13. Qua tác phẩm của nhà văn,  người đọc sẽ nhận thấy những nhân vật thiên tài ấy đời thường hơn, gần gũi hơn nhưng vẫn toát lên sự to lớn, siêu việt hơn người của nhân vật. Tác phẩm của bà đã thực sự thành công đến nỗi các tác giả sau này là nhà sử học, nhà báo người nước ngoài viết về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn cũng phải tham khảo tác phẩm của bà và đánh giá cao ngòi bút của tác giả. Để đạt sự thành công đó bà đã dành thời gian tiếp xúc hàng chục lần với nhân vật bà đã nghiền ngẫm, chắt lọc từng chi tiết trong cuộc đời và tâm lý nhân vật.

Ở thể loại ký về nhà tình báo cũng phải nhắc tới tác phẩm viết về nhà tình báo Đào Phúc Lộc, người chỉ huy tình báo đầu tiên của cách mạng từ tháng 10-1945. Ông đã hi sinh năm 1969, để có thể tái hiện hình ảnh về ông, bà Đào Thị Minh Vân - con gái đầu lòng của nhà tình báo đã lặn lội từ bắc chí nam, từ đông sang tây tìm đến những người bạn, đồng chí, đồng đội, học trò của nhà tình báo để ghi chép lại. Với tư liệu có được do bà cung cấp, nhà văn Hàn Song Thanh đã tái hiện nhân vật qua tác phẩm Chân dung một nhà tình báo NXB Văn Nghệ TPHCM 1999. Con gái nhà tình báo vẫn tiếp tục tìm đến các nhân chứng với tham vọng tái hiện một cách đầy đủ nhất về người cha kính yêu của mình. Năm 2002 bà tiếp tục in cuốn Chuyện chưa biết về người anh hùng, NXB Công An Nhân Dân; năm 2008 là Khúc bi tráng trên sông Vàm cỏ tác phẩm là những ký ức của đồng đội, của những nhân chứng về người nhà tình báo tài ba. Tiếp theo, tháng 12-2014 in cuốn hồi ký  Không thể mồ côi, NXB Công An, qua hồi ký  bà đã kể lại hành trình đi tìm chân dung người cha qua  lời kể của đồng đội.

Điểm lại, các tác phẩm viết về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn cũng khá đa dạng. Đầu tiên  là một thể loại ký, tác phẩm  Thời gian của người, NXB Quân Đội Nhân Dân 1985 của nhà văn Nguyễn Khải, ông được Bộ Quốc Phòng cấp giấy phép “khai thác” nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn và sau nhiều lần gặp gỡ ông đã hoàn thành tác phẩm. Cuốn thứ hai là Phạm Xuân Ẩn tên người như cuộc đời, NXB Công an Nhân dân 2002 của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải, một thể loại ký sự nhân vật. Cuốn thứ ba là tiểu thuyết tình báo thật sự có tựa  Người im lặng, NXB Quân Đội Nhân Dân năm 2005 của nhà văn Chu Lai. Cuốn thứ tư là Phạm Xuân Ẩn, Một người Việt Nam thầm lặng NXB Thanh Hoá năm 2006 của tác giả Jean – Claude Pomonti, dịch giả Nguyễn Văn Sự cũng là một loại ký sự nhân vật. Cuốn thứ năm Điệp viên hoàn hảo, NXB Thông Tấn năm 2007 của Larry Berman dịch giả Nguyễn Đại Phương. Đến tháng 9 năm 2013, NXB Hồng Đức và First News cho ra mắt ấn phẩm X6 Điệp viên hoàn hảo  tác phẩm của Larry Berman, tác giả đã bổ sung những câu chuyện và tình tiết mới mà quyển trước, Điệp viên hoàn hảo năm 2007 chưa  thể hiện đầy đủ. Tác phẩm của Lar Berrman thực sự là một tư liệu lịch sử có giá trị tra cứu về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn. Gần đây nhất là cuốn Z.21 Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ NXB Hồng Đức tháng 12 năm 2013 của tác giả Thomas A.Bass người Mỹ.

Theo thống kê chưa đầy đủ của tôi, hiện nay đã có gần 100 tác phẩm viết về các nhà tình báo Việt Nam của các tác giả trong và ngoài nước. Với khả năng có hạn, tôi xin điểm qua vài nét về các tác phẩm chính có tiếng vang trong giới bạn đọc, giới sưu tầm về thân thế và sự đóng góp to lớn của các nhà tình báo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, dành độc lập cho đất nước.

PHẠM THẾ CƯỜNG

Các Bài viết khác