NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

RÉT ĐẦU MÙA NHỚ NGƯỜI ĐI BIỂN

( 12-06-2015 - 08:38 PM ) - Lượt xem: 1748

Với nhà thơ Chế Lan Viên, cuộc đời thơ của ông phản ánh chận thật cái tôi của đời sống cá nhân: sáng tạo, đa sắc thái, đa giọng điệu, luôn tìm tòi nét mới cho thơ. Chế Lan Viên đã sống trọn cuộc đời cho thơ ca với nét tài hoa vào bậc nhất. Là nhất trụ trong tứ trụ của “ Bàn thành tứ hữu” vang vọng trên văn đàn Việt Nam, có những đóng góp cho Văn học Việt Nam. Và “là bậc thi hào mà những sáng tạo nghệ thuật chưa có hồi kết”

Cái rét đầu mùa se se lạnh. Chỉ se se lạnh thôi cũng đã làm nên một câu chuyện tình yêu bằng thơ. Bài thơ vỏn vẹn chỉ có 4 câu, mỗi câu 8 chữ, nhưng 32 chữ ấy đã viết nên một câu chuyện tình yêu vừa có sắc thái miên man lạnh, vừa có sắc thái ấm áp lạ lùng:

Cái rét đầu mùa anh rét xa em 

Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa 

Nửa đắp cho em ở vùng sóng bể

   Nửa đắp cho mình ở phía không em.

Khí hậu đầu mùa, thu đã trở mình chuyển sang đông, chuyển cái nóng ấm sang giá lạnh. Chỉ đầu mùa đông, nhưng chính sự chuyển động của thời tiết làm gợi nhớ rằng “anh đang rét xa em”. Sự ngăn cách đã làm cho tim anh cũng rét, thân anh cũng rét. Sự diễn tả tinh tế tình cảm cách xa nằm chính trong ngôn ngữ thơ giàu chất lãng mạng.

 “Anh rét xa em”, mấy ai là nhà thơ có cách diễn tả tâm trạng như thế? Và trong cái nhớ nhung rét mướt vì xa cách ấy, tấm chăn bỗng trở thành vật chứng cho sự nhớ nhung, là cầu nối cho anh và em đắp cùng một chiếc. Và chỉ một chiếc chăn chung mà thôi, dù anh và em đang “ ở hai đầu nỗi nhớ” cách xa. Thật là khéo khi bày tỏ tình cảm nhớ thương da diết thế.

 Ca dao xưa có bài: Tát nước đầu đình. Chàng trai trong bài ca ấy đã tỏ tình với cô  gái một cách khôn ngoan: Áo anh sứt chỉ đường tà/ Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu/ Áo anh sứt chỉ đã lâu/ Mai mươn cô ấy về khâu cho cùng/ Khâu rồi anh sẽ trả công/ Ít nữa lấy chồng anh sẽ giúp cho…Giúp cho đôi chiếu em nằm, đôi chăn em đắp đôi trầm em đeo”. Là sự trả công là người sẽ chung chăn chung gối, và đến cả đôi: đôi chiếu, đôi chăn.Nhưng chàng trai trongRét đầu mùa nhớ người đi biển”lại còn khôn khéo  hơn, tình cảm hơn khi chỉ cần đôi ta chung chăn một chiếc trong đêm dài lạnh lẽo, trong đêm dài cách ngănnhưng sẽ chia chăn làm “hai nửa”. Và hình như cái sự “chia làm hai nửa ” ấy đã làm cho anh và em cảm thấy ấm áp hơn, tình cảm hơn, yêu thương, chia sẻ ngọt bùi với nhau hơn:

Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa

 Và hai nửa ấy, một nửa là anh đắp cho em ở vùng sông bể “mưa nguồn, gió biển” bất trắc trùng trùng, còn nửa kia, anh đắp cho mình, đang rất lạnh lùng đơn chiếc “ ở phía không em”:

Nửa đắp cho em ở vùng sóng bể

   Nửa đắp cho mình ở phía không em

Cách bày tỏ tình yêu sao thật sâu sắc và ấm nồng, dù trời đang rét đầu mùa se se lạnh và sẽ…dần chuyển sang giá buốt…”Nửa đắp cho mình”, nghe đã xót lòng, nhưng tự  đắp cho mình “ở phía không em” lại càng xót lòng hơn.

Bài thơ thật ngắn, thể thơ 8 chữ có nhịp điệu như lời tâm sự. Và lời tâm sự ấy, bằng những ngôn từ giản dị, nhưng có sức nặng lan tỏa,  đã truyền đến trái tim người đọc một thông điệp: yêu nhau chia ngọt sẻ bùi” thật đáng trân trọng. Như nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công sơn đã từng hát rằng: Hãy yêu nhau đi, cho rừng xanh lá… Hãy yêu thương… hãy  yêu thương bằng tất cả tấm lòng…như chàng trai trong “Rét đầu mùa nhớ người đi biển”.

Thơ là tiếng nói của cuộc sống dội vào nội tâm của thi nhân. Mỗi nhà thơ có một phong cách thể hiện khác nhau tùy thuộc vào đời sống của họ và của thời đại. Điệu hồn của cá nhân nhà thơ thể hiện qua giọng điệu thơ của họ. Và tất nhiên,  có sự tác động của nhịp điệu đời sống. Là nhà thơ mang tâm hồn cực kỳ nhạy cảm, Chế Lan Viên thích ứng rất nhanh nhạy với các tiến bộ trong nghệ thuật

Với nhà thơ Chế Lan Viên, cuộc đời thơ của ông phản ánh chận thật cái tôi của đời sống cá nhân: sáng tạo, đa sắc thái, đa giọng điệu, luôn tìm tòi nét mới cho thơ. Chế Lan Viên đã sống trọn cuộc đời cho thơ ca với nét tài hoa vào bậc nhất. Là nhất trụ trong tứ trụ của “ Bàn thành tứ hữu” vang vọng trên văn đàn Việt Nam, có những đóng góp cho Văn học Việt Nam. Và “là bậc thi hào  mà những sáng tạo nghệ thuật chưa có hồi kết”(5).

Cảm nhận của LIÊN TÂM

Các Bài viết khác