NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NHỮNG KHÁT VỌNG ẨM ỨC, MẶC CẢM VÀ GIẤC MƠ TRONG “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH”

( 06-12-2013 - 05:00 PM ) - Lượt xem: 1736

Chiến tranh đã qua đi nhưng những hồi ức vẫn luôn tồn đọng. Làm sao có thể xóa hết được dấu vết đau thương thời chiến tranh bảo vệ đất nước. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh như trang hồi kí lưu giữ lại xúc cảm người lính năm tháng đầy bom đạn.

Khung cảnh chiến tranh bom đạt được vẽ lại bằng ngôn từ chân thật, ở đó hiện lên những cánh rừng âm u khi thì lặng lẽ, khi thì ầm ầm tiếng súng, tiếng bom, tiếng thét,…tự bao giờ rừng xanh cứ ngun ngút khói. Có ai định nghĩa chiến tranh là hạnh phúc bao giờ đâu vậy mà sao nó cứ diễn ra mãi? Chiến tranh là chia li, là chết chóc. Tâm hồn người lính vì đất nước mà vác sung trên vai, rời xa quê hương, tạm biệt những niềm yêu thương mà không dám một lời hứa hẹn, không biết trước ngày mai sẽ ra sao. Bước vào ranh giới giữa sự sống và cái chết, mỗi người giữ một cảm xúc riêng nhưng lại hòa cùng một hướng chung cùng đi tới. Chiến tranh là vậy, chiến tranh kết thúc rồi nhưng vẫn để lại những vết thương cả xác thịt lẫn tâm hồn cứ rỉ máu, không thể chữa lành, vết thương ấy cứ trỗi dậy, xót xa vô cùng.

Nòng súng lên đạn chỉ chực bắn kẻ thù, cái chết dường như là một điều bình thường với mỗi người lính. Nơi chiến trường những tiếng thét đau đớn quằn quại, xác thịt phủ máu, những mảnh hồn người như còn lảng vảng chưa kịp siêu thoát, có chỗ nào cho nước mắt tuôn rơi? Mọi thứ như giấu kín vào lòng âm ỉ, một nỗi buồn chiến tranh. Kiên, người lính sống trong thời bình, nhưng quá khứ thời chiến luôn theo dòng hồi tưởng trong anh, len lỏi vào những giấc mơ đêm về. Nỗi đau cứ ấn sâu vào trong tâm trí Kiên. Không theo mạch thời gian, những trận chiến đẫm máu, những tiếng nổ vang rền, những đêm tối u mịch, những mối tình chiến sĩ,… từng kí ức cứ dần trở lại theo trí nhớ, qua những gì còn sót lại trong thời bình và trong cả giấc mơ đêm dài hay là từ những ám ảnh chiến tranh của một người lính. “Đã bao đêm như thế, Kiên choàng tỉnh bắt gặp mình không phải đang ở trên giường mà vật vã, dụi dọ dưới sàn nhà nước mắt ướt mặt, run lên vì lạnh, vì khiếp đảm, vì tê dại trong lòng một niềm thương thân não nùng và vô duyên cớ.”

Có những khoảnh khắc vui đùa, những quân bài đánh đen đét trong lán, những hương hồng ma đầy mê hoặc, những tiếng cười đồng đội nhưng nó lại là những giây phút trước lúc chia xa mãi mãi. Niềm an ủi là được giúp xác thịt đồng đội nằm yên trong đất mẹ, nhưng chiến tranh lắm khắc nghiệt, để những thân xác nằm trơ trọi giữa đất trời. Mới hôm qua Kiên còn đánh bài với đồng đội, hôm sau từng người, từng người ra đi. Thịnh “con”, Can, Vĩnh, Thịnh “nhớn”, Cừ, Oanh, Tạo “voi” những cái tên dần bỏ Kiên, nằm im trên đất vì lửa đạn. Tiểu đoàn trưởng của Kiên đã gào to trước khi chết “Thà chết không hàng…An hem, thà chết…”?, những hạt cát quê hương đã quyện vào mái tóc, thể xác  người lính dũng cảm.

Tình yêu đất nước, hi sinh vì độc lập, vì tương lai tự do. Tình đồng đội, tình người lính trên những nẻo đường gian truân. Tình yêu không hứa hẹn, vì cái chết không báo trước mà vẫn nồng nàn. Là tất cả tình yêu đan xen cùng nỗi căm hờn, hòa vào thành một phức cảm mang tên nỗi buồn chiến tranh. “Nỗi đau: còn hơn là một nỗi đau, át cả rượu, ngấm vào lòng, mãnh liệt và choáng ngợp, sâu thẳm như thể mọi sự xuất thần, như là một niềm cảm hứng”

Câu chuyện là những nỗi lo âu, những khắc khoải, những nỗi buồn da diết. Nơi chiến trường không cho phép người lính ủy mị, nhớ nhung nhưng không thể ép con người vào một khuôn phép vô hồn. Ra trận với sự hung hồn, dũng cảm cháy trong lòng ngọn lửa căm thù, bùng lên bước chân quyết đánh. Nhưng mỗi đêm, tiếng gọi của trái tim lại trỗi dậy với những xúc cảm thiêng liêng. Nhớ nhung quê nhà, người mẹ già mong ngóng tin con, tình yêu người con gái. Kiên yêu Phương, mối tình đầu đầy mơ mộng, chiến tranh đã chia cắt họ, phải chăng nỗi buồn của Kiên? “Những chuỗi dài giấc mơ kể lại chính cuộc đời anh nhưng bằng lời kể kì lạ. Vô tận những đoạn đời khác biệt, so le nhau hàng năm trời đã đột nhiên hiện ra cùng một lúc, đan xen lồng vào nhau trên cùng một thời điểm của hồi tưởng, tạo nên trong kí ức của Kiên những vùng không gian mới, những vùng quá khứ chưa từng có”.

Nỗi buồn chiến tranh là những vòng kí ức của Kiên, những truông Gọi Hồn, hồ Cá Sấu, đèo Thăng Thiên, sông Sa Thầy,.. nơi gợi lại biết bao kí ức chiến tranh. Người sống ở hiện tại nhưng hồn như trở về quá khứ, sống trong tình cảm nơi đã bước qua, cả ở thực tại và trong tiềm thức, giấc mơ. “Hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại chút xương” câu nói nghe thật đau thương, chua chát cho một cuộc chiến phi nghĩa. Kiên nhận ra chỉ còn thân xác mình là ở hiện thực, tâm hồn mình anh cứ mải đặt mình vào tâm tưởng vào những hồi ức xưa kia, Nỗi buồn chiến tranh không chỉ là câu chuyện chiến tranh thảm khốc với bom đạn, xen vào đó là những ngày tươi đẹp thuở nhỏ, những câu chuyện mà chiến tranh không kịp phá tàn. Những niềm vui, nỗi buồn, đau thương nằm trong trí óc, Kiên làm nhà văn viết lại câu chuyện ấy, câu chuyện của chính cuộc đời anh nhưng không theo một trình tự thời gian hay không gian mà theo nỗi nhớ cùa kí ức, của những giấc mơ mãi ám ảnh anh, bằng con người anh trong chiến tranh,

Lời kể giản dị, chân thật Bảo Ninh đã vẽ lại khung cảnh chiến tranh bằng tất cả tình cảm, tâm hồn người lính. Bằng những gì sống lại trong suốt bao năm tháng đấu tranh vì đất nước Nỗi buồn chiến tranh như được phủ bằng những khát vọng được sống, những linh hồn nơi chiến trường, những tình cảm thiêng liêng, những đầm máu bao trùm lên người lính… và những kí ức sống còn với thời gian.

HỒNG MINH

Các Bài viết khác