NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TÚ MỠ - NHÀ THƠ HÀI HƯỚC, TRÀO PHÚNG HOÀNG ĐẠO – NHÀ VĂN ĐẢ KÍCH, CHÂM BIẾM

( 05-11-2014 - 04:55 PM ) - Lượt xem: 1765

Sáng ngày 02/11/2014, Câu lạc bộ người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng đã diễn ra buổi sinh hoạt đình kỳ hàng tháng với chủ đề “Tú Mỡ - Nhà thơ hài hước, trào phúng & Hoàng Đạo - Nhà văn đả kích, châm biếm” với những chia sẻ chân tình và không kém phần sâu sắc.

Trước khi vào nội dung chính của chương trình, được biết ngày 31/10/2014, nhà thơ – soạn giả Kiên Giang đã đột ngột từ trần, để lại nhiều tiếc thương cho người yêu văn chương và nghệ thuật cải lương nước nhà. Ông cũng là một người bạn và đã từng đến tham gia sinh hoạt, giao lưu cùng Câu lạc bộ và thư viện tư nhân Phạm Thế Cường, các thành viên của câu lạc bộ đã dành phút mặc niệm để tưởng nhớ đến ông trong giai điệu buồn thương của chính bài hát “Hoa trắng thôi cài trên áo tím”. Cô Lê Thị Giáng Vân với giọng ngâm truyền cảm của mình cũng đã ngâm lại bài thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” để nhắc nhở lại một dấu ấn sâu sắc nhất của nhà thơ.

Thành viên CLB mặc niệm tưởng nhớ tới nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà

Vào chủ đề chính của chương trình, trước tiên sinh viên Hồng Minh giới thiệu sơ lược đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ trào phúng  - Tú Mỡ, góp phần vào tiếng nói của chủ nghĩa hiện thực phê phán & thơ ca trào phúng Việt Nam.

Và để giúp có cái nhìn sâu sắc hơn về nét đặc sắc và giá trị của thơ Tú Mỡ, PGS.TS Đoàn Trọng Huy chia sẻ thêm về Tú Mỡ và sức mạnh trào phúng: Tú Mỡ là người đi “ngược chiều” xã hội và thơ ông là thơ “ngược dòng”. Tú Mỡ xuất hiện trong văn giới như một hiện tượng lạ với các tác phẩm Giòng nước ngược (I, II, III)… PGS Đoàn Trọng Huy đã trình bày tóm tắt lại các điểm trọng yếu trong bài viết được in trong ấn phẩm hàng tháng kỳ này với những đặc điểm chính: đặt Tú Mỡ vào dòng thơ trào phúng dân tộc để thấy rõ sự tiếp nối, phát triển đồng thời làm nên nét thơ riêng của ông. Ngoài ra, kết bài còn mở ra hướng mới cho thơ trào phúng đương đại, trong bối cảnh xã hội hiện nay sẽ có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn.

Và tiếp nối chương trình, với lối kể chuyện hài hước dí dỏm, Bác Hải (1 thành viên CLB) đã góp thêm câu chuyện vui về thơ Tú Mỡ, tạo thêm tiếng cười sảng khoái và không khí thân mật cho buổi họp mặt.

Bác Phan Văn Bảo lại góp thêm cái nhìn về mối quan hệ, tình bạn gắn bó khăng khít giữa Tú Mỡ và Thế Lữ, đồng thời giới thiệu thêm về Tú Mỡ là một người đa tài, một “cây” hội họa đặc sắc.

Trong buổi sinh hoạt, Chủ nhiệm câu lạc bộ - Phạm Thế Cường cũng giới thiệu và chào đón các thành viên mới. Bác Nguyện (1 trong những thành viên mới) đã chia sẻ về bài thơ “Chuyện tình Tổng cóc” với nội dung đả kích, châm biếm đúng chất “Tú Mỡ”.
Bác Nguyễn Xuân Tư giới thiệu thêm về một số bài thơ như “Thời niên thiếu”, “Con nhà khó”,…tạm kết lại phần giao lưu, chia sẻ về nét thơ Tú Mỡ ở phần 1 chương trình.

Trong phần 2 của buổi giao lưu là giới thiệu về nhà văn giữ vị trí là “người phát ngôn”, “nhà xã thuyết” của Tự Lực Văn Đoàn với tiếng nói đả kích sâu sắc – nhà văn Hoàng Đạo. Phần giới thiệu của Lệ Thương (1 thành viên mới) điểm qua vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và quan niệm nhà văn cũng như đại diện cho tiếng nói cách tân chung của Tự Lực Văn Đoàn.

Và để làm rõ hơn về sự nghiệp văn học và làm báo của Hoàng Đạo, ông Phạm Thế Cường đã giới thiệu thêm về các mục trên báo Phong Hóa mà Hoàng Đạo phụ trách như mục Từ thấp đến cao, Từ nhỏ đến lớn, Trước vành móng ngựa và truyện dài kỳ Tam quốc diễn nghĩa tân thời. Đây là những mục làm nên dấu ấn “một Hoàng Đạo” mà ít người chú ý đến. Nhà giáo Phạm Vũ cũng chia sẻ những ý kiến của mình và tóm tắt lại “Mười điều tâm niệm” của nhà văn Hoàng Đạo.

Thành viên mới Lệ Thương trình bày về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Hoàng Đạo

Góp thêm màu sắc khác của buổi giao lưu là bài thơ tri ân các thầy cô giáo của bác Vũ Đình Đại nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam đang cận kề và là một ngày trọng điểm của tháng 11.

Cuối chương trình còn có sự chia sẻ đầy nhiệt huyết của nhà văn Nguyễn Khoa Đăng về những khó khăn trong quá viết và xuất bản các tác phẩm của mình: Hoàng hôn lạnh, Nước mắt một thời, Chim mặt người và Mây chiều bảng lảng; đồng thời gửi tặng các tác phẩm cho thành viên CLB làm quà lưu niệm.

Khép lại chương trình là những tiếng cười nhẹ nhàng, thân mật và gắn kết cùng lời cảm ơn chân tình của chủ nhiệm CLB – Phạm Thế Cường và mong mỏi CLB sẽ ngày càng nối rộng vòng tay, kêu gọi mọi người cùng viết bài tìm hiểu về nhà văn Nhất Linh – người anh cả của Tự Lực Văn Đoàn trong chương trình kỳ sau.

NYS NHT

Các Bài viết khác