NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TỌA ĐÀM VỀ TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

( 18-07-2014 - 02:29 PM ) - Lượt xem: 1396

Ngày 06.07.2014, tại thư viện tư nhân Phạm Thế Cường, Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng đã tổ chức buổi toạ đàm hàng tháng với chủ đề Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Về dự có hơn 20 cũ thành viên và 4 thành viên mới.

Mở đầu buổi toạ đàm là lời giới thiệu đôi nét về nhóm Tự lực văn đoàn theo lịch sử ra đời và những tác phẩm chính của tổ chức này của Thư viện Phạm Thế Cường. Có thể thấy Tự lực văn đoàn được xem như bằng chứng chắc chắn của những giá trị đã biết tự khẳng định mình, không để cho quy luật sinh tồn đào thải. Theo thời gian, khi nổi, khi chìm nhưng những gì mà Tự lực văn đoàn mang lại vẫn luôn hiện hữu, hằn sâu trong mỗi người

Nhà giáo Nguyễn Viết Hùng chia sẻ thông tin về những khía cạnh khác của Tự lưc văn đoàn như những tâm niệm, những lý tưởng của thanh niên đương thời. Đồng thời thầy cũng đưa ra những cảm xúc, phân tích về một vài tác phẩm nổi bật trong Tự lực văn đoàn. Ngoài ra thầy cũng gửi đến những vần thơ đầy cảm xúc trong một đoạn thơ của Xuân Diệu, hay sự âm hưởng mạnh mẽ hơn của Thế Lữ

Sau nhà giáo là cô Giáng Vân với giọng thơ ngâm đầy truyền cảm qua bài thơ Giây phút chạnh lòng của Thế Lữ

Đặc biệt hơn khi chia sẻ cảm xúc của mình về các tác phẩm của Tự lực văn đoàn trong buổi toạ đàm nhà giáo Nguyễn Xuân Tư nói rằng “Đã đọc thì không thể nào không đọc nữa mà còn nhớ mãi”. Bên cạnh đó thầy còn đề nghị nên có một con đường, một công viên,… mang tên Tự lực văn đoàn bởi những đóng góp to lớn mà nhóm mang lại “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Nghìn năm để tiếng mãi không quên”

Bác Vũ Đình Đại, một nhà văn trong Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ cảm nhận khi lần đầu tiên đến với Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng “văn học thơ ca không có tuổi, những người yêu văn học thơ ca không có tuổi”. Bởi trong Câu lạc bộ là mọi tầng lớp, mọi độ tuổi,…không kể bất kì hoàn cảnh nào, điều quan trọng là mọi người cùng chung một niềm đam mê với sách

Cùng hoà vào những trang văn thơ là những làn điệu dân ca, cô Kim Ngọc Thuỷ đến từ Câu lạc bộ tài tử Ánh Sao Mai đã thay đổi không khí bằng bài hát Bèo dạt mây trôi đầy cảm xúc.

Tiến sĩ Lê Vinh Quốc đưa ra những nhận định về văn học, đặc biệt là Tự lực văn đoàn dưới góc độ lịch sử. Thầy đưa ra một chủ đề mới đáng để quan tâm là Thời đại khai sáng văn hoá Việt Nam. Đồng tình với quan điểm này anh Quách Thanh Nhân cũng đề nghị Câu lạc bộ tổ chức một buổi toạ đàm về văn học giai đoạn trước năm 45.

Bạn Bùi Việt Hùng cũng lên góp vui trong buổi toạ đàm bằng ca khúc Mẹ yêu con

Tiếp đó cô Kim Dung chia sẻ về suy nghĩ của mình đối với Tự lực văn đoàn quan truyện ngắn Anh phải sống (Khái Hưng) và Bóng người trong sương mù (Nhất Linh).

Kết thúc buổi toạ đàm là giọng thơ của bạn Nguyễn Trọng Nghĩa với bài thơ Thì thầm

Buổi toạ đàm tuy diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng đã để lại nhiều cảm xúc và những kiến thức mới cho các thành viên tham dự. Là những chia sẻ, những tranh luận về một tổ chức văn học ở Việt Nam thời kì 1930- 1945.

Theo kế hoạch của BCN CLB thì từ nay đến hết năm, hàng tháng CLB sẽ lần lượt tổ chức tọa đàm về tác giả và trưng bày các tác phẩm của từng tác giả trong TLVĐ.

Sinh viên Hồng Minh trình bày về lịch sử phát triển của nhóm Tự lực văn Đoàn

Các thành viên tham gia buổi tọa đàm

 NYS NHT

Các Bài viết khác