NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TỌA ĐÀM VÈ CHARLES DICKENS

( 17-05-2019 - 09:21 AM ) - Lượt xem: 614

Sáng chủ nhật ngày 05-3-2019 tại Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường (352 đường số 8, phường 11, Gò Vấp, Tp.HCM), Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng (CLBNYS) đã tổ chức tọa đàm vè "Charles Dickens, văn hào Anh giàu lòng trắc ẩn". Đã có 30 thành viên CLB và các vị khách mời về tham dự.

Mở đầu buổi tọa đàm, ông Phạm Thế Cường Chủ nhiệm CLB đã giới thiệu  sơ nét về tiểu sử và sự nghiệp văn chương của văn hào Charles Dickens. Sinh ngày  07/02/1812 tại Landport gần Portsmouth thuộc vùng Hampshirre, Tây Nam nước Anh trong một gia đình công chức bình dân đông con, Charles Dickens là con thứ 2 trong 8 người con của gia đình. Khi ông lên 5 tuổi, gia đình chuyển đến một thành phố nhỏ, cách London không xa; 5 năm sau đó, vì gánh nặng nợ nần chồng chất không có khả năng thanh toán, cha ông đã bị tù giam, ông đã phải vào làm thợ phụ tại xưởng chế tạo xi đánh giày.Thời gian sau, ông may mắn được kế thừa gia tài của một người họ hàng, nhờ đó cha ông cũng thoát được cảnh tù đày. Tiếp tục con đường học hành, 16 tuổi Dickens học tốc kí rồi làm thư kí cho tòa án và nghị viện rồi làm phóng viên cho tờ báo “Thời sự buổi sáng”. Đây chính là dịp để ông nâng cao hiểu biết, tích lũy vốn sống mà nhất là thấy được bộ mặt xấu xa của chính quyền tư sản nước Anh bấy giờ. Dickens bắt đầu sáng tác văn học từ năm 1833 và mau chóng gặt hái những thành công vang dội. Tên tuổi ông nhanh chóng được biết đến khắp nước Anh và châu Âu.

Ông qua đời vào ngày 9/6/1870 tại Gad's Hill Place, Higham, Kent. Sau khi ông qua đời, thi hài của ông được chính phủ Anh đưa về an táng tại Tu viện Westminster, nơi an nghỉ của các vĩ nhân nước Anh.

Các tác phẩm tiêu biểu của Dickens là: The Posthumous Papers of the Pickwick Club (Cuộc phiêu lưu của ông Pickwick, 1837), The Adventures of Oliver Twist (Oliver Twist, 1839),The Life and Adventures of Nicholas Nickleby (Nicholas Nickleby, 1839), The Old Curiosity Shop (Cửa hàng bán đồ cổ, 1840), Barnaby Rudge (1841), A Christmas Carol (Bài hát Giáng sinh, 1843), The Life and Adventures of Martin Chuzzlewit (Những cuộc phiêu lưu của Martin Chuzzlewit,1844), David Copperfield (1850), Bleak House (Ngôi nhà lạnh lẽo, 1853), Hard Times: For These Times (Thời gian khổ, 1854), Little Dorrit (Cô bé Dorrit, 1857), A Tale of Two Cities (Chuyện hai thành phố, 1859), Great Expectations (Ước vọng lớn lao, 1861), Our Mutual Friend (Những người bạn chung, 1865), The Mystery of Edwin Drood (Những điều bí mật của Edwin Drood, tác phẩm ông đang viết dở thì qua đời).

Không chỉ thành công ở mảng tiểu thuyết và báo chí, ông còn rất thành công khi viết các truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của ông đã giành được những thành công và sự ủng hộ từ đông đảo bạn đọc như: Sketches by Boz (Phác thảo của Boz, 1836), The Mudfog Papers (Thư từ Mudfog 1837), Reprinted pieces (Tái bản 1861), The Uncommercial traveller(Người du hành vô sản 1860 - 1869), Captain Murderer(Đại úy sát nhân 1860).

         Đánh giá cao giá trị văn nghiệp của Charles Dickens, Phó Giáo sư Đoàn Trọng Huy nhấn mạnh: Charles Dickens là tiểu thuyết gia người Anh nổi tiếng nhất thời đại Nữ hoàng Victoria. Đó là một thời đầy rẫy những mâu thuẫn xã hội; bên cạnh sự phát triển vượt trội về kinh tế, khoa học và nghệ thuật là thực tế cuộc sống cùng khổ của nhân dân lao động bị đối xử bất công đã tạo ra hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, với nạn tham nhũng, quan liêu hoành hành. Gia đình nhà văn đã sống khó khăn trong thời ấy. Năm 1833, Charles Dickens bắt đầu sáng tác văn học, nhanh chóng trở thành nhà văn tên tuổi của nước Anh cũng như của Châu Âu, Dickens tin rằng văn chương đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề  xã hội. Cùng với William Makeplace Thackeray, Charles Dickens được coi là hai ngòi bút sắc nét đã sáng lập tiểu thuyết hiện thực vào nửa cuối thời đại Victoria, có ảnh hưởng lớn trên thế giới và trong lòng nhân loại. Ông du lịch vòng quanh nước Anh trên đoàn tàu chạy bằng hơi nước vừa được phát minh. Năm 1842, ông là thành viên của một trong những đoàn đầu tiên thám hiểm xuyên Đại Tây Dương bằng tàu hơi nước. Nhiều người gọi ông là nhà văn thương mại nhạy bén khi biết ông cho đăng một số quảng cáo bên cạnh tác phẩm của mình trên một tạp chí, Ông còn được coi là cha đẻ của các tác phẩm trinh thám hiện đại đã góp phần cho sự hình thành và phát triển của thể loại văn học này.

Sang phần phát biểu của cử tọa, nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Hà đã bày tỏ cảm nhận của mình khi đọc “Khúc ca Giáng sinh” của Dickens thời học sinh mà bà rất thích  và đã liên tưởng đến một chuyện có thật ở Việt Nam về ông Huyện Sĩ.

          Tiếp theo là những chia sẻ rất sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp của nhà giáo Phạm Vũ Động, luật sư Nguyễn Anh Tuấn, nhà thơ Võ Xuân Tòng, nhiếp ảnh gia Trần Quốc Hải, nhà giáo Nguyễn Xuân Tư. Mọi người đều tâm đắc khi đọc những tác phẩm của Dickens; đó là những chuyến đi, ký ức về tuổi thơ khốn khó, được sống trong một xã hội tự do ngôn luận đã làm nên một Dickens kiệt xuất, giàu lòng trắc ẩn được thể hiện qua những tác phẩm. Đó là câu chuyện Dickens viết từ những năm 1840về thành phố công nghiệp hiện đại,hàng triệu công dân như chúng ta đang sống, là hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, tham nhũng, quan liêu. Ông đã tìm ra trong thời đại của mình một phương pháp để những chủ đề quan trọng trở nên gần gũi hơn với độc giả và vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến thời đại hiện nay của chúng ta. Dù Dickens rất muốn có thể cải thiện xã hội và hiểu rõ những đau khổ của người khác nhưng ông lại gặp nhiều mâu thuẫn khó khăn giữa công việc và gia đình. Với dư luận, Dickens không phải là một người chồng hay một người cha tốt; nhưng độc giả hãy nhìn vào tác phẩm chứ đừng quá bận tâm với cuộc sống đời thường của con người mà đánh giá nhà văn.

Với góc độ của nhà nghiên cứu lịch sử, Tiến sĩ Lê Vinh Quốc khái quát về nước Anh của thời đại Victoria huy hoàng khi “Mặt trời không lặn trên ngọn cờ của Vương quốc Liên hiệp Anh” - thời đại mà Dickens đã sống và viết. Nhưng bên trong sự huy hoàng đó là một thực tế đen tối của những số phận hẫm hiu mà Dickes đã nhìn thấy để viết nên những tác phẩm bất hủ phản ánh mặt trái của xã hội. Ông cũng lưu ý độc giả rằng Dickens sống cùng thời với Karl Marx, nhưng tư tưởng của hai ông lại khác biệt nhau về con đường giải phóng cho người nghèo thoát khỏi sự áp bức bất công trong xã hội. Qua thực tế ngày nay, ông đề nghị độc giả hãy phân tích xem con đường nào đúng đắn hơn.

 

Trong dịp này, các thành viên CLBNYS đã có ý kiến tiếp về nội dung cuốn “Suy ngẫm về chức năng giáo dục trong 8 truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh" của nhà văn Phùng Thanh Vân với 2 luồng ý kiến khác nhau. Theo Chủ nhiệm Phạm Thế Cường, nếu có thời gian các thành viên nên đọc kỹ vài truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh để có cái nhìn khách quan hơn khi đánh giá Nguyễn Nhật Ánh.

 

Chủ nhiệm Phạm Thế Cường cảm ơn nhà văn- nhà báo Nguyễn Ngọc Hà và các thành viên CLBNYS đã góp phần cho buổi tọa đàm được thành công. Rồi ông  thông báo chủ đề cuộc tọa đàm tháng sau là “ Truyện Trinh Thám,” được tổ chức vào ngày 02/6/2019.

NGỌC DUNG

Các Bài viết khác