NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

THẾ LỮ - NHÀ VĂN ĐA TÀI CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

( 09-08-2014 - 03:51 PM ) - Lượt xem: 1400

Thế Lữ là nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Ông nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, là một trong những người mở đầu cho phong trào Thơ mới, đặc biệt là bài “Nhớ rừng” cùng những tác phẩm văn xuôi mà tiêu biểu trong đó là tập truyện “Vàng và máu”. Ông trở thành thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn năm 1934

Hàng tháng Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng lại tổ chức một buổi toạ đàm về những nhà văn, nhà thơ, những tác phẩm văn học,…trong nước và thế giới. Cứ vào chủ nhật tuần đầu tiên của tháng là một chủ đề để mọi người cùng chia sẻ, cảm nhận và thu nhặt thêm cho mình những kiến thức, những hiểu biết mới về một vấn đề văn học. Và trong tháng 8 này( 03/08/2014), Câu lạc bộ tổ chức buổi toạ đàm với chủ đề “Thế Lữ- nhà văn đa tài của Tự lực văn đoàn”. Thế Lữ là nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Ông nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, là một trong những người mở đầu cho phong trào Thơ mới, đặc biệt là bài “Nhớ rừng” cùng những tác phẩm văn xuôi mà tiêu biểu trong đó là tập truyện “Vàng và máu”. Ông trở thành thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn năm 1934

Đến dự buổi toạ đàm lần này ngoài các thành viên Câu lạc bộ còn có thầy Phan Văn Bảo, nguyên giảng viên Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và giảng viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Bắt đầu cho chương trình là lời giới thiệu tổng quan về Thế Lữ của Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phạm Thế Cường, cho thấy một nhà văn đa tài của nền văn học Việt Nam. Đồng thời thầy Phan Văn Bảo là cháu rể của nhà văn Thế Lữ đã giới thiệu đến mọi người bài hát Xuân và tuổi trẻ”, bài hát dựa theo lời thơ của Thế Lữ. Theo thầy Thế Lữ là nhà văn “vĩ đại” ở cả ba lĩnh vực: nhà văn, nhà báo, nhà thơ. Ngoài ra Thế Lữ còn là nhà biên kịch, dịch giả, đạo diễn,... Thầy kể về cảm xúc của nhà văn khi ông viết về “Nhớ Rừng”, đó là khi ông đang nghỉ trưa ở vườn Bách Thảo, đã nhìn thấy con  hổ bị nhốt trong lồng và nảy ra ý thơ, tưởng tượng với cảnh sống ở Lạng Sơn rừng núi hùng vĩ và từng câu thơ đầy ý nghĩa ra đời mang bao cảm xúc, chất chứa những nỗi lòng người thi sĩ. Ngoài ra ông còn cung cấp cho CLB nhiều thong tin quí giá như thật sự về ngày mất của Thế Lữ, ý nghĩa những bút danh của ông, tại sao ông lại về Sài Gòn sống sau năm 1975. Bên cạnh những chia sẻ về nhà văn Thế Lữ, thầy Bảo tặng cho Câu lạc bộ cuốn sách về cuộc đời Thế Lữ và bức chân dung Thế Lữ do thầy vẽ

Cô Giáng Vân mà các thành viên thường gọi cô bằng “nàng” như nàng thơ của Câu lạc bộ, đã giúp mọi người hoà vào dòng thơ của nhà văn Thế Lữ khi ngâm bài “Nhớ Rừng”. Cô Giáng Vân cũng chia sẻ những ý kiến về tình yêu trong thơ Thế Lữ cùng mấy vần thơ trong bài “Giây phút chạnh lòng”. Bằng giọng ngâm đầy truyền cảm một lần nữa “nàng thơ” đã đưa mọi người đến với những xúc cảm mới trong thơ Thế Lữ


“Lấy câu khẳng khái tiễn đưa nhau,
Em muốn cho ta chẳng thảm sầu.
Nhưng chính lòng em còn thổn thức,
Buồn kia em giấu được ta đâu?”

 

Cô Hồng Ba cũng góp vui cho buổi toạ đàm bằng bài thơ “Đất nước ơi” do cô sáng tác

Tiếp tục chương trình là lời chia sẻ thân tình của thầy Xuân Tư, những cảm nhận về thơ Thế Lữ trong tập “Mấy vần thơ” bằng niềm yêu thích cả trong lý tính lẫn cảm tính. Thế Lữ còn được xem là ông tổ của kịch Cách mạng Việt Nam.

Bác Vũ Đình Đại gửi đến mọi người bải thơ tự sáng tác “Không hẳn nhớ ai”.

Bác Vũ chia sẻ cùng mọi người về thơ và nhạc của nhà văn Thế Lữ, đặc biệt là bài “Tiếng sáo Thiên Thai

Kết thúc chương trình thầy Lê Vinh Quốc đưa ra những cảm nhận mới về nhà văn Thế Lữ, điều quan trọng là nhìn nhận Thế Lữ ở vấn đề nào. Thầy cũng đọc bài “Cánh buồm” của nhà văn Nga, Lermontov để cùng chia sẻ với mọi người.

Thế Lữ quả là một nhà văn đa tài. Qua buổi toạ đàm ngoài những chia sẻ, những cảm nhận về thơ văn ông, còn có thể thấy một biên kịch, đạo diễn, dịch giả,… khiến ta càng thêm cảm phục và yêu mến Thế Lữ- con người đa tài trong nền văn học Việt.

NYS NHT

Các Bài viết khác