NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NGUYỄN VĂN BỔNG - NHÀ VĂN CHIẾN SĨ

( 08-07-2016 - 11:53 AM ) - Lượt xem: 1494

Sáng 3/7/2016, Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng đã tổ chức cuộc Tọa đàm với chủ đề “Nguyễn Văn Bổng-nhà văn chiến sĩ”, nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của ông (2001-2016). Theo sự điều hành của Ban Chủ nhiệm, đông đảo các thành viên và cộng tác viên câu lạc bộ đã phát biểu ý kiến, trình bày những ý tưởng của mình làm sáng tỏ chân dung và giá trị văn học của nhà văn-chiến sĩ ấy.

Mở đầu tọa đàm, ông Phạm Thế Cường - Chủ nhiệm Câu lạc bộ - giới thiệu những nét chính về tiểu sử và sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Văn Bổng cùng các giải thưởng lớn mà nhà văn được tặng. Tiếp theo, PGS. TS. Đoàn Trọng Huy trình bày những bài nghiên cứu của mình về Nguyễn Văn Bổng. Ông phân tích “Phong cách văn xuôi” Nguyễn Văn Bổng gần với  Nguyễn Khải ở đặc điểm hiện thực tỉnh táo và đậm tính thời sự nóng hổi. Chú trọng những diễn biến tức thời, Nguyễn Văn Bổng là nhà văn của ngày hôm nay, của những cuộc đấu tranh vất vả gian lao và dữ dội trong thời cuộc. Nhìn khái quát, Nguyễn Văn Bổng có thể được coi là người viết sử một thời bằng văn chương, đặc biệt là thời chống Mỹ. Sau khi điểm qua những tác phẩm đánh dấu thời kỳ oanh liệt gian khổ giành độc lập của dân tộc và sự dấn thân sinh tử của nhà văn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, PGS Huy nhấn mạnh: Nguyễn Văn Bổng là hình mẫu của nhà văn công dân cũng là nhà văn chiến sĩ ưu tú. Nhà văn đã viết không ngưng nghỉ trong suốt ngót 60 năm cầm bút, gửi  trọn lẽ sống và lý tưởng nhân văn anh hùng của Đảng ta trong từng trang sáng  tác của mình. Nguyễn Văn Bổng xứng đáng được tôn vinh như một nhà văn đứng ở hàng đầu trong đội ngũ những cây bút mở đường và dẫn đường cho văn học cách mạng trong thời đại mới.

Nhà giáo Xuân Tư trình bày cảm xúc của mình về tác phẩm Câu chuyện cầu Chữ Y của nhà văn Nguyễn Văn Bổng

Với tư cách là người đã giảng dạy và hướng dẫn giảng dạy các tác phẩm của Nguyễn Văn Bổng trong nhà trường phổ thông, nhà giáo lão thành Nguyễn Xuân Tư đã chia sẻ sự tâm đắc của mình với tiểu thuyết “Con Trâu”- tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Văn Bổng trên văn đàn cách mạng (đã được dịch sang tiếng Nga và lưu hành ở Liên Xô một thuở). Ông đặc biệt thích thú với “Chuyện bên cầu chữ Y”, một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Văn Bổng viết về cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn mà chính tác giả này đã có mặt tại chiến trường để tham gia chiến đấu và sáng tác ngay bên chiến hào. Qua hai nhân vật Oanh và William trong truyện, tác giả đã nêu bật thân phận cơ cực, tủi nhục và bế tắc của người phụ nữ trí thức Sài Gòn dưới ách Mỹ-Ngụy, đồng thời khắc họa tính cách của một sĩ quan Mỹ quen lừa đảo bằng tiến bạc để khai thác thân xác phụ nữ Việt Nam đến tận cùng của sự đểu cáng. Có ý kiến cho rằng tính cách của hai nhân vật này dường như xa lạ với những gì mà người Sài Gòn đương thời nhận thức về người Mỹ và các nữ trí thức miền Nam; nhưng không thể phủ nhận được rằng tác phẩm được hư cấu một cách đặc sắc này của Nguyễn Văn Bổng đã phục vụ đắc lực cho đường lối chiến tranh chống Mỹ của Đảng ta.

Đông đảo cử tọa đã chia sẻ thông tin về tiểu thuyết “Áo Trắng” của Nguyễn Văn Bổng - một tác phẩm có tiếng vang trong và ngoài nước. Từ nhân vật có thật là nữ cán bộ cách mạng Nguyễn Thị Châu mà nhà thơ Lê Anh Xuân đã miêu tả trong bài thơ “Bài ca áo trắng” (tháng 5/1965), nhà văn Nguyễn Văn Bổng đã gặp nữ nhân vật này cùng  chồng bà là ông Lê Hồng Tư để khai thác nguồn tư liệu chân thực mà viết nên tiểu thuyết “Áo trắng”. Cuốn tiểu thuyết đặc sắc viết về hoạt động cách mạng của đôi vợ chồng đồng chí Nguyễn Thị Châu-Lê Hồng Tư ấy là tác phẩm hay nhất của Nguyễn Văn Bổng, đã được dịch ra tiếng Nga, tiếng Anh và gần đây nhất là tiếng Hàn, đã được sinh viên và thanh niên Hàn Quốc đón nhận nồng nhiệt.

 Ngoài các tác phẩm trên, cử tọa cũng trình bày cảm nghĩ và nhận xét về một loạt sáng tác khác của nhà văn Nguyễn Văn Bổng: Bút ký “Cửu Long cuộn sóng”, Tiểu thuyết  “Rừng U Minh”, tập truyện “Tiếng nổ Caraven”, tập ký “Sài Gòn ta đó” … Các tác phẩm này đều để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng sâu sắc.

Nhân buổi sinh hoạt VTV3 đã đến ghi hình hoạt động của Câu lạc bộ

PHƯƠNG DUNG

Các Bài viết khác