NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NGUYỄN TRỌNG TẠO, NHÀ THƠ ĐA TÀI

( 12-04-2024 - 05:13 PM ) - Lượt xem: 945

Vào lúc 9 giờ ngày 07/4/2024, tại Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường (352 đường số 8, phường 11,Gò Vấp,Tp.HCM), CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng (CLB NYS) đã tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm 5 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. CLB NYS thật vui khi được gặp gỡ: Trung tá quân đội Lê Thanh Huyền (Huyền Lê) và nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán - chuyên chụp chân dung, sự kiện các nhà văn - bạn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từ Hà Nội vào, nhà thơ Nguyên Hùng, Nguyễn Bính Hồng Cầu, Trần Mai Hường, Đại Tá NV Nguyễn Minh Ngọc, Nhà báo, nhà văn Lê Thiếu Nhơn – UV BCH Hội Nhà văn TP, TB Văn học Trẻ và gần 30 thành viên CLB NYS.

Cùng với 3 Tuyển tập Nguyễn Trọng Tạo và một số tác phẩm của tác giả trong bản Tủ sách vàng của Kim Đồng được trưng bày và qua màn hình trình chiếu là Ấn phẩm định kỳ số 132 với các bài viết giúp bạn đọc hiểu biết thêm về một văn nhân tài năng thiên phú  về “cầm kỳ thi họa”, kể cả lý luận phê bình, được mọi người yêu quý bởi tính cách hào sảng, hài hước, tốt bụng, đàng hoàng trong cả “tài” và “tật”: MỖI SỐ MỘT CHÂN DUNG: Nguyễn Trọng Tạo nhà thơ, nghệ sĩ tài hoa (Đoàn Trọng Huy) - “Không đề” với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (Nguyễn Hồng Lam) - Nguyễn Trọng Tạo, một đời phóng túng, lang bang (Hà Thu) - Nguyễn Trọng Tạo - Người đa tài không tuổi (Phạm Ngọc Tiến) - Nguyễn Trọng Tạo, người chơi (Phạm Xuân Nguyên) - Có một” nỗi buồn kiêu mang tên Nguyễn Trọng Tạo” (Nguyệt Vũ) - Lan mang Nguyễn Trọng Tạo (Bình Nguyên Trang) - Nguyễn Trọng Tạo là rứa đó (Ngô Minh) -  “Chất men” đặc biệt ghi dấu Nguyễn Trọng Tạo (Nguyễn Việt Chiến) - Nguyễn Trọng Tạo, kẻ vớt trăng bao lần trăng vỡ (Hồng Hoa) - Nguyễn Trọng Tạo với “ Thơ gửi một người không quen” (Nguyễn Minh Ngọc) - Nguyễn Trọng Tạo, người từng muốn tự bắn vào đầu bằng súng lục (Nguyễn Hữu Hồng Minh) - Tình quê, trong bài hát “Khúc hát sông quê” (Nguyễn Thị Liên Tâm) - Nguyễn Trọng Tạo & khúc hát sông quê (Võ Xuân Tòng) - Chuyện ít biết về gia đình nhà thơ (Dương Kỳ Anh) - Chùm thơ về nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (Nguyên Hùng) - Lão gia (Huyền Lê).  NGUYỄN HUY TƯỞNG - CÒN VỚI THỜI GIAN: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng với duyên thơ (Nguyễn Huy Thắng). TRÊN GIÁ SÁCH CỦA CHÚNG TÔI: Tuyển tập Nguyễn Trọng Tạo -Tấm lòng của những bạn thơ văn (Tuyết Loan) – Đọc “Vỉa từ” Nguyễn Hữu Hồng Minh (Nguyễn Trọng Tạo).  PARPOL NGƯỜI YÊU SÁCH: Nhà thơ Ý Nhi: Người đi tìm cái mới (Lương Minh).

Mở đầu buổi tọa đàm, Chủ nhiệm Phạm Thế Cường (CN PTC) đã giới thiệu vài nét về nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (NTT), ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 trong một gia đình Nho học ở làng Trường khê (nay là Diễn Hoa), huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, họa sĩ vẽ bìa sách Việt Nam; nguyên Trưởng ban Biên tập báo Thơ thuộc Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam, 2003-2004) và là tác giả của những tập thơ, trường ca như Đồng dao cho người lớn, Nương thân, Thế giới không còn trăng, Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc); những bài hát "Làng Quan Họ quê tôi", "Khúc hát sông quê", "Đôi mắt đò ngang", tác giả Biểu tượng Ngày thơ Việt Nam, Cờ thơ.

Năm 1969, ông tham gia quân đội, thuộc Đoàn 22, Quân khu 4, rồi làm Đội trưởng Đội Tuyên truyền Văn hóa Đoàn 22B, Trưởng đoàn Văn công Xung kích Sư đoàn 341B.

Năm 1976, ông được Tổng cục Chính trị điều về Hà Nội tham gia Trại Viết văn quân đội rồi vào học Trường Viết văn Nguyễn Du Khóa I. năm 1978 thì sự nghiệp âm nhạc của ông mới khởi sắc khi ca khúc Làng quan họ quê tôi do ông phổ nhạc đã nổi tiếng cả nước Năm 1982, làm Trưởng ban Biên tập Nhà Văn hóa Quân khu IV. Năm 1988, chuyển về làm công tác biên tập xuất bản tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1990, cùng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà văn Nguyễn Quang Lập sáng lập Tạp chí Cửa Việt, làm biên tập và phụ trách mỹ thuật tạp chí này 17 số đầu tiên. Năm 1997, ông chuyển làm Thư ký Tòa soạn Tạp chí Âm nhạc thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nguyễn Trọng Tạo còn là họa sĩ minh họa và trình bày mỹ thuật Tạp chí Cửa Việt, Tạp chí Âm nhạc, Báo Thơ, tác giả măng-sét Tạp chí Sông Hương, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Báo Thơ…

Nguyễn Trọng Tạo đã cho ra đời cả trăm bài thơ được bạn đọc yêu mến; xuất bản 11 tập thơ (không kể in chung) trong đó có 01 tập in song ngữ Việt - Anh; 02 trường ca; 03 tập truyện ngắn và 01 tập lý luận phê bình. Một thời gian, anh là Trưởng ban biên tập báo Thơ (thuộc báo Văn nghệ, sau là Tạp chí Thơ) và là Ủy viên Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (khóa VI). Tài năng độc đáo, với những đóng góp nhiều mặt, Nguyễn Trọng Tạo đã có hàng chục giải thưởng danh giá từ trung ương đến địa phương; năm 2012, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt III (Tập thơ “Đồng dao cho người lớn” và Trường ca “Con đường của những vì sao” viết về Đồng Lộc anh hùng). Nguyễn Trọng Tạo còn là một họa sĩ rất có gu và đầy cá tính, nhiều năm phụ trách mỹ thuật, chuyên minh họa cho nhiều tờ báo và tạp chí danh giá. Ông thiết kế nhiều măng set có tiếng cho một số tạp chí văn nghệ được đánh giá cao, đồng thời còn là một họa sĩ làm bìa sách rất được ưa chuộng.

Năm 2000 đến 2005, ông là Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, kiêm Trưởng ban Biên tập Báo Thơ thuộc báo Văn Nghệ (2003-2004).

Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Năm 2012, nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với tập thơ Đồng dao cho người lớn và trường ca Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc)...

Các bút danh: Nguyễn Trọng Tạo, Cẩm Ly, Nguyễn Vũ Trọng, Tảo Ngu Tử, Bảo Chi.

Nhà thơ mất ngày 7/1/2019 tại bệnh việt Bạch Mai, thọ 72 tuổi. Nguyễn Trọng Tạo đa tài thơ, văn, nhạc, họa nhưng ở vài  lãnh vực khác vẫn có những điều không được trọn vẹn. Trải qua hai lần đổ vỡ trong hạnh phúc riêng tư, tài sản lớn nhất của ông là ba người con hiểu chuyện, trưởng thành. Cả ba đều coi bố là thần tượng nhưng không theo nghiệp ông vì sợ "con không bằng được cha".

Tiếp sang phần tọa đàm, PGS Đoàn Trọng Huy (PGS), phác thảo đôi nét về con người, nét đặc sắc nghệ thuật thơ của Nguyễn Trọng Tạo: NTT Tính tình hào sảng, phóng khoáng nhưng khi bắt tay vào công việc, ông nghiêm túc, khó tính. Theo PGS, nói “5 say” nhưng cần nhấn mạnh: say đời, say nghề là điều cốt lõi. Còn “say em” là nét đặc thù của con người đa tài, đa tình và đa đoan. “Say rượu” là nét riêng của nhà thơ, là hội để giao lưu, chia sẻ thân tình với bạn bè.

 

Giao lưu về Nguyễn Trọng tạo với nhà văn Trần Thiên Hương ở hà Nội qua MSG

- Đại tá, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc (Nv NMN)- bạn đồng ngũ với NTT nói về kỷ niệm thời cùng đơn vị và về thơ NTT - một trong những nhà thơ đổi mới từ những thập niên 80, viết nhiều thơ văn phản biện. Theo Nv NMN, anh nhỏ hơn thi sĩ 10 tuổi, rất mê thơ và thuộc thơ, thường họa thơ NTT, anh đã xúc động đọc bài “Thơ tình của người lớn tuổi” và có vài lời về bài thơ “Làng có một ngày như thế”. Theo anh duy nhất  có CLB NYS là thường xuyên kỷ niệm, tưởng nhớ ngày giỗ của các nhà văn, nhà thơ.  

- Nhà thơ  Võ Xuân Tòng (XT), chia sẻ một kỷ niệm đẹp với NTT khi XT đi tìm một bài hát để gắn vào tác phẩm đầu tay “Nền văn minh chợt tắt” của mình. Tại buổi ra mắt tác phẩm vào ngày 05/5/2016 tại NXB,HNV (Hà Nội), NTT tới dự theo lời mời của NXB.HNV với tư cách là nhà thơ, là tác giả của “Khúc hát sông quê”- ca khúc được XT tái hiện trong công cuộc xây dựng nền văn minh mới của loài người, sau khi nền văn minh ấy chợt tắt. Lúc bấy giờ XT chỉ nghe ca khúc này trên tivi, chưa đọc tác phẩm nào của NTT, chưa hiểu  gì về NTT.

Sau phát biểu của NT Võ Xuân Tòng, cử tọa đã nghe trao đổi online với NV Trần Tuyết Minh nguyên Biên tập NXB Kim Đồng, về 3 kỷ niệm của bà với NTT và các bạn văn của ông. Trong đó, ấn tương là kỷ niệm "săn" tác phẩm "Mảnh hồn làng".

- Chị Huyền Lê chia sẻ kỷ niệm những ngày tươi vui của chị với NTT, khi 47 tuổi và vừa về hưu với quân hàm trung tá chị Lê Huyền đã gặp NTT, số phận run rủi chị đã đi được với NTT một quãng đường của cuộc đời.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh và chị Lê thanh Huyền song ca bài hát "Vùng Quan họ quê tôi"

- Theo Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, qua câu chuyện của Huyền Lê chị nhận ra NTT có nhiều nét giống bố chị và nghĩ nếu mẹ mình còn sống Huyền Lê sẽ tìm được một người bạn hiểu mình khi làm vợ của một nhà thơ có tài là sự chịu đựng. Chị cũng bày tỏ cảm xúc khi xem Tuyển tập thơ của NTT, những dòng thơ năm 1972 khơi dậy tuổi thanh xuân thời ra trận với sự hy sinh, mất mát trong bom đạn.

 - Nhà thơ Nguyên Hùng tâm sự, anh gần NTT nhiều, đó là một con người tài hoa, hòa đồng với bạn bè, viết văn, sáng tác nhạc và vẽ cả bìa sách. Anh đã đọc 2 bài thơ cảm nhận về nhà thơ – nhạc sĩ NTT: “Nguyễn Trọng Tạo” và “Anh tập đếm”.

- Nhà báo, nhà văn Lê Thiếu Nhơn nhận định, NTT là nhà thơ đàn anh dành nhiều thời gian dìu dắt các nhà thơ trẻ tận tình, tạo cơ hội cho những người viết trẻ cọ sát với đời sống.

- Buổi tọa đàm vui và sôi nổi khi các cử tọa được nghe đọc thơ NTT của nhà thơ Trần Mai Hường, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ls Lê Văn Bình, chị Huỳnh Thị Thành…

Cuối cùng là song ca "Làng Quan họ quê tôi" của Huyền Lê và NH Hồng Minh.

Thay mặt Ban Chủ nhiệm CLB NYS, CN PTC cảm ơn chị Huyền Lê, anh Nguyễn Đình Toán và các thành viên CLB NYS đã về dự toạ đàm. Đồng thời thông báo kỳ sinh hoạt ngày 05/5/2024, chủ đề “ĐIỆN BIÊN PHỦ, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

NGỌC DUNG

Các Bài viết khác